Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng thường gặp chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra. Người bệnh có thể bị đau họng, nuốt đau, sưng hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi… Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Có các biện pháp nào để cải thiện các triệu chứng của bệnh? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Viêm amidan cấp là gì?
Amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp chống lại những tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Khi vi khuẩn tấn công ồ ạt vào mũi họng, amidan chống chọi lại, tuy nhiên nếu vượt quá khả năng chịu đựng nó có thể bị viêm nhiễm và sưng dẫn đến viêm.
Triệu chứng của viêm amidan cấp thường kéo dài khoảng 10 ngày hoặc ít hơn. Nếu các biểu hiện này kéo dài hơn hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì có thể là viêm amidan mãn tính.
Amidan là hàng rào miễn dịch vùng miệng họng, hoạt động mạnh mẽ trong giai đoạn 4 – 10 tuổi, sau đó mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ rệt sau tuổi dậy thì. Vì vậy viêm amidan cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở trẻ em. Hầu như trẻ nào cũng có thể bị viêm amidan ít nhất 1 lần. Người lớn ít gặp hơn.
Nguyên nhân gây viêm amidan cấp là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng viêm amidan cấp tính như vi khuẩn, virus, thay đổi nhiệt độ đột ngột, môi trường bị ô nhiễm…
Do vi sinh vật
Những vi sinh vật có thể gây ra bệnh viêm amidan bao gồm:
– Virus: Nhiều loại virus có thể gây viêm amidan như adenovirus, rhinovirus, coronavirus, virus cúm, virus parainfluenza, coxsackievirus, virus sởi, virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, virus hợp bào hô hấp và herpes simplex…
Riêng virus Epstein-Barr có thể gây ra cả tăng bạch cầu đơn nhân và viêm amidan gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ.
– Vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn thường xảy ra sau khi cơ thể người bệnh bị nhiễm virus ban đầu. Viêm amidan do vi khuẩn khuẩn thường thấy nhất ở trẻ có độ tuổi từ 5 – 15 tuổi.
- Chủ yếu là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra.
- Nguyên nhân ít gặp hơn như Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Bordetella pertussis, Fusobacterium sp.
Các mầm bệnh gây viêm amidan này có thể truyền từ người ngày sang người khác. Vì vậy, nên hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh và không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân. Bạn có thể bị lây nếu ai đó mang virus, vi khuẩn ho hoặc hắt hơi và bạn hít phải các giọt nhỏ chứa nó. Ngoài ra, nếu bạn chạm vào các vật có vi khuẩn gây bệnh cũng có nguy cơ bị viêm amidan cấp.
Do ảnh hưởng của thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh trong một thời gian ngắn làm hệ miễn dịch suy giảm. Amidan không thể chống chọi được với các tác nhân gây bệnh có thể dẫn đến viêm, sưng, đau.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân chính ở trên, một số yếu tố khác cũng góp phần gây ra tình trạng viêm amidan như môi trường nhiều bụi bẩn, vệ sinh răng miệng kém, suy giảm sức đề kháng…
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp?
Những triệu chứng thường gặp ở người lớn và trẻ em bao gồm:
- Khi các tế bào miễn dịch tập trung tiêu diệt vi sinh vật tại amidan sẽ để lại xác vi khuẩn, bạch cầu và mô hoại tử tại đây. Chúng hình thành các cục mủ gây hiện tượng khô họng, hơi thở có mùi hôi, ngứa họng, ho, tắc nghẽn đường thở, cảm giác như có gì đó vướng ở họng, đau họng, nuốt đau… khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.
- Sốt, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu: Do các dịch tiết ra và chảy xuống dạ dày làm hấp thu các độc tố có thể gây phản ứng toàn thân.
- Amidan ở phía sau cổ họng có màu đỏ và sưng lên và đôi khi tiết dịch màu trắng.
- Một số trường hợp bị sưng nhẹ hạch bạch huyết.
Ngoài ra với trẻ em còn có thể xuất hiện các biểu hiện như:
- Gặp khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng.
- Hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ.
- Nếu như amidan phì đại quá mức, trẻ có thể bị rối loạn cộng hưởng hơi thở gây khó thở, nhất vào ban đêm.
- Ở những trẻ chưa thể nói, ba mẹ sẽ cảm nhận được trẻ biếng ăn hơn, chảy nhiều nước dãi và trở nên cáu kỉnh.
Biến chứng của viêm amidan cấp?
Viêm amidan cấp tính nếu không được xử lý kịp thời bệnh có khả năng tiến triển nặng hơn và dẫn tới mãn tính gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Tại chỗ: Nhiễm trùng có thể khiến tích tụ mủ phía sau amidan gây áp xe quanh amidan. Bệnh nhân bị đau họng, khó thở, đau đầu, sốt cao…
- Cơ quan kế cận: Tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn làm ảnh hưởng tới các cơ quan khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng… thậm chí lan xuống bên gây viêm phổi.
- Toàn thân: Nếu viêm amidan do vi khuẩn nó có thể tiết ra các độc tố dẫn đến các biến chứng viêm khớp (các khớp đầu gối, cổ tay, cổ chân… sưng, nóng, đỏ, đau), bệnh lý màng tim. Sau viêm amidan còn có nguy cơ bị viêm cầu thận cấp, người bệnh có biểu hiện phù chân, phù mắt, nhất là sau khi ngủ dậy.
- Nhưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Người bị viêm amidan có thể bị tắc nghẽn thở khi ngủ, nhất là với trẻ em do đường thở bị sưng lên gây đau và mất ngủ.
Cách chữa viêm amidan cấp nhanh chóng và hiệu quả?
Viêm amidan cấp tính có thể khỏi trong vòng 1 tuần nếu bạn có phương pháp điều trị đúng đắn. Hiện nay có nhiều các để chữa bao gồm áp dụng các cách dân gian như ngậm chanh mật ong, dùng nước lá hẹ hấp… và uống thuốc tây y.
Áp dụng phương pháp dân gian
Với trường hợp nhẹ, các triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp có thể được cải thiện chỉ bằng các phương pháp điều trị tại nhà, vận dụng các bài thuốc dân gian:
– Nghỉ ngơi đầy đủ: Phần lớn mọi người có thể hồi phục mà không cần dùng thuốc. Trong đó nghỉ ngơi đầy đủ là giải pháp quan trọng giúp cơ thể có năng lượng chống chọi với bệnh tật. Bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh thức quá khuya hay làm việc nặng.
– Uống nhiều nước: Uống đủ nước, mỗi ngày 1,5 – 2 lít để tránh khô họng gây kích ứng niêm mạc họng do điều này làm nặng hơn tình trạng đau họng. Bạn có thể thay thế nước bằng trà thảo mộc, sinh tố hoa quả…
– Súc họng bằng nước muối: Đây là phương pháp điều trị viêm amidan cấp tại nhà đơn giản, an toàn. Muối giúp hút nước ra khỏi các mô ở miệng, đồng thời tạo một hàng rào ngăn cản nước và mầm bệnh có hại xâm nhập vào bên trong. Do đó việc súc miệng bằng nước muối có thể ngăn chặn được virus, vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng trong miệng, cổ họng và giảm viêm hiệu quả.
– Ngậm chanh mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong khoang miệng. Nó cũng giúp nhanh chóng làm lành các mô bị tổn thương, đặc biệt ở vùng họng. Kết hợp với chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Do đó, ngậm chanh mật ong giúp cải thiện các triệu chứng của viêm amidan cấp như ho, khàn tiếng, khô họng, đau họng, nuốt đau… Ngoài ra, uống nước chanh mật ong cũng có tác dụng tương tự.
– Dùng lá hẹ: Loại thảo dược này chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất khác có tác dụng trong việc chữa bệnh viêm amidan như potassium, sulfide… Vì vậy, nó giúp kháng viêm, diệt khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Sau khi rửa sạch lá hẹ, bạn cắt khúc, trộn với 2 thìa mật ong đem hấp cách thủy trong 15 phút. Phần nước thu được đem uống hàng ngày.
Sử dụng thuốc Tây y
Trong những trường hợp nặng hơn, bạn cần thăm khám bác sĩ và dùng thuốc uống để khỏi bệnh nhanh chóng, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm amidan cấp bao gồm:
– Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: paracetamol (acetaminophen) và ibuprofen… Thận trọng khi dùng cho người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc tổn thương thận.
– Các corticoid như hydrocortisone, prednisolone, prednisone… dùng giảm viêm trong những trường hợp nặng.
– Viên ngậm, thuốc xịt sát khuẩn giúp giảm đau rát họng, ho như prospan, benzydamine…
– Kháng sinh: Được sử dụng khi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A, đặc biệt ở những người có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của viêm amidan.
- Penicillin hoặc amoxicillin là lựa chọn được ưu tiên. Nếu liệu pháp penicillin không thành công, viêm amidan do vi khuẩn có thể đáp ứng điều trị với kháng sinh có thể chống lại vi khuẩn sản xuất beta-lactamase như clindamycin hoặc amoxicillin kết hợp clavulanate.
- Cephalosporin và macrolid được coi là những lựa chọn thay thế.
- Macrolide như azithromycin hoặc erythromycin được sử dụng cho những người dị ứng với penicillin.
Xịt họng AFree – Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm amidan cấp
Một trong những giải pháp cải thiệu các triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp như đau rát họng, ho là sử dụng xịt họng AFree. Đây là lựa chọn phối hợp hiệu quả, an toàn với chi phí phù hợp giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp trong bối cảnh dịch bệnh càng tăng cao.
Xịt họng AFree được phát minh từ bằng sáng chế của Invenmed – Hoa kỳ với tác dụng diệt khuẩn và cả virus giúp giảm sưng, viêm amidan nhanh chóng. Thành phần của AFree bao gồm: Kẽm iod (ZnI2), Dimethyl sulfoxide (DMSO), chiết xuất keo ong, tinh dầu gừng, tinh dầu khuynh diệp…
1. Kẽm (Zn): Là nguyên tố vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng, chuyển hóa và miễn dịch. Nó giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự bùng phát của tế bào miễn dịch khỏi phản ứng viêm và hoạt hóa.
Kẽm và các ionophores là những chất ức chế hàng đầu đối với nhiều loại virus RNA khác nhau. Tổ hợp này giúp làm suy yếu tốc độ nhân lên của các loại virus như virus cúm, herpes, mengovirus, thậm chí là coronavirus.
2. Iod (I): Có tác dụng kháng khuẩn giúp diệt khuẩn phổ rộng mà không gây kháng thuốc, nhờn thuốc. Đặc biệt nó an toàn cho mọi người.
3. Dimethyl sulfoxide (DMSO): Chất này như là một dung môi siêu thấm giúp kẽm và iod xuyên được qua da và màng sinh học. DMSO giúp vận chuyển ion Kẽm vào nội bào, tác động hiệp đồng giúp tiêu diệt mạnh mẽ các virus, vi khuẩn nên có tác dụng giảm viêm, sưng, đau.
Từ đó mà sản phẩm đem lại tác dụng nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 ngày giúp giải quyết nhanh các vấn đề hô hấp trên như đau rát họng, ho, viêm amidan. Bạn chỉ cần xịt từ 4 – 6 lần vào họng và khu vực quanh miệng bị tổn thương. Với những trường hợp bằng có thể xịt 15 lần/ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể pha với nước để sát khuẩn miệng.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm amidan cấp tính và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng