Khi bỗng nhiên ho đờm có máu thì đừng nên xem thường vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm đó. Cùng tìm hiểu xem ho đờm có máu là dấu hiệu của bệnh lý gì trong bài viết dưới đây để có thể có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời nhé.
Mục lục
Ho đờm ra máu là bệnh gì?
Đờm là hỗn hợp nước bọt và chất nhầy, có tác dụng ngăn cản bụi, vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua họng. Ho đờm ra máu là hiện tượng cơ thể phản xạ ho để tống chất đờm ra ngoài, đờm đặc có máu đến từ một nơi nào đó dọc theo đường hô hấp của cơ thể.
Hơn thế nữa, ho ra máu còn có thể là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh lý, mức độ nghiêm trọng của bệnh liên quan đến lượng máu ho ra nhiều hay ít.
Nguyên nhân nào dẫn đến ho đờm có máu?
Ho ra đờm có máu có thể là máu từ một số bộ phận của phổi đường hô hấp cũng có thể từ nơi khác như dạ dày,… Để xác định được nguyên nhân bạn ho đờm có máu thì điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được vị trí chảy máu rồi sau đó mới xác định được lý do.
Theo một nghiên cứu năm 2015, các nguyên nhân phổ biến nhất của ho ra máu là: nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ, hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), giãn phế quản, ung thư phổi, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi,…
Có một số nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây ra ho ra máu như bệnh xơ nang, chấn thương động mạch phổi, suy tim nặng, thuyên tắc phổi (cục máu đông trong động mạch phổi)… Những bệnh này cần được liên hệ điều trị y tế ngay lập tức.
Ho ra đờm có máu là triệu chứng của bệnh gì?
Tình trạng ho đờm có máu là một trong những trường hợp đáng quan ngại của hệ hô hấp. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và kiểm soát sớm. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:
Lao phổi
Lao phổi là một trong những bệnh phổ biến có triệu chứng ho ra đờm có máu. Bệnh thường có biểu hiện ho có đờm kèm theo máu tươi hoặc vướng máu ở đờm ít hoặc nhiều từ 2 tuần trở lên. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam với tỉ lệ cao (80 – 85%).
Ngoài ra, người mắc bệnh lao phổi thường có các triệu chứng kèm theo như: đau ngực, sốt về chiều tối, mệt mỏi, đổ mồ hôi trộm về đêm, ớn lạnh, cân nặng sụt giảm bất thường,… Để kịp thời kiểm soát và phòng nguy cơ lây nhiễm ra công động, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm.
Đường hô hấp trên bị tổn thương
Khi đường hô hấp trên bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy họng bị đau rát, niêm mạc họng sưng phù và ứ máu. Lúc này, người bệnh ho khạc đờm nhiều sẽ làm tăng áp lực mạch máu ở niêm mạc họng, thậm chí là vỡ ra khiến máu dính vào đờm. Các bệnh như viêm mũi, viêm amidan, viêm họng,… có thể làm cho đường hô hấp bị tổn thương.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Ho đờm có máu cũng là biểu hiện của việc người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Đặc biệt, các loại vi khuẩn, virus như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus; hay nấm Aspergillus xâm nhập vào đường hô hấp cũng có thể gây ra triệu chứng ho ra đờm có máu.
Tắc mạch phổi
Tắc mạch phổi là trình trạng những cục huyết khối không di chuyển và nằm sâu trong tĩnh mạch gây tắc mạch phổi. Từ đó khiến lượng máu cung cấp đến phổi bị giảm đi dẫn đến những cơn ho dữ dội kèm đờm có máu. Tùy thuộc vào lượng máu không đến được phổi mà mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khác nhau.
Viêm phổi, viêm phế quản
Viêm phổi là tình trạng tổn thương các tổ chức phổi làm ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ (phế nang). Khi bị viêm phổi do vi khuẩn như Streptococcus cũng có thể gây ra các triệu chứng ho nhiều, ho đờm có máu.
Viêm phế quản là tình trạng đường dẫn khí trong phổi bị viêm, dẫn đến hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở. Tình trạng ho ra đờm có máu ở viêm phế quản tương tự như viêm phổi nhưng với mức độ nhẹ hơn:
Giãn phế quản
Tình trạng ho đờm có máu có thể là triệu chứng của bệnh giãn phế quản. Đây là một trong những bệnh lý về hệ hô hấp khó điều trị dứt điểm, có khả năng kéo dài và lộ trình điều trị tương đối phức tạp.
Giãn phế quản khiến cho phế quản và đường dẫn khí bị sưng to, giãn nở và sản xuất ra nhiều chất nhầy. Ngoài triệu chứng ho đờm có máu, người bị giãn phế quản còn kèm theo các biểu hiện như khó thở, thở có tiếng rít, sốt, đau tức ngực dữ dội,…
Tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Tắc nghẽn phổi mãn tính tác động trực tiếp lên hệ thống hô hấp gây ho có đờm màu trắng, màu xanh lá cây, màu vàng xám, thậm chí đôi khi có thể xuất hiện đờm kèm máu.
Ung thư phổi
Khi bị ung thư phổi, các mạch máu nhỏ vỡ ra do khối u. Đó là lý do tại sao bạn thấy máu trong đờm. Việc hoại tử tế bào khối u cũng có thể là nguyên dẫn dẫn đến ho đờm có máu.
Ngoài việc ho ra đờm có máu, người bị ung thư phổi còn thường có biểu hiện chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân,đau ngực, thở khò khè, mệt mỏi,…
Ho đờm có máu có nguy hiểm không?
Ho đờm có máu là tín hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm khác nhau người bệnh không nên chủ quan và coi nhẹ. Trường hợp ho ra máu kèm ho nhiều (nguyên nhân do biểu hiện của các các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản) thì bạn không cần quá lo lắng và có thể tự khỏi sau khoảng 3-4 ngày. Tuy nhiên bạn vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe để các Bác sĩ chẩn đoán được đúng nguyên nhân và hỗ trợ điều trị cho nhanh khỏi.
Còn trong trường hợp bị ho ra máu nhiều lần (kèm theo thể tích khoảng trên 50ml/24h) và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đây có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Nếu để lâu sẽ gây tắc nghẽn đường thở, gây mất máu nhiều và ảnh hưởng sốc tâm lý cho người bệnh. Trường hợp này, bạn cần nhanh chóng tới gặp các Bác sĩ để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Các phương pháp điều trị ho đờm có máu
Để điều trị ho đờm có máu, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị sớm ở bệnh viện. Kết hợp đồng thời điều trị cầm máu lẫn điều trị nguyên nhân gây ho đờm ra máu.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, ho ra đờm lẫn máu có thể được điều trị bằng nhiều cách. Nếu nguyên nhân đơn giản là bị kích ứng cổ họng do ho quá nhiều thì chỉ cần viên ngậm và thuốc giảm ho không kê đơn có thể là đủ.
Trong một số trường hợp, việc điều trị cũng có thể liên quan đến giảm viêm hoặc các triệu chứng liên quan khác. Các phương pháp điều trị ho đờm có máu có thể bao gồm:
- Sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi do vi khuẩn.
- Có thể dùng thuốc kháng virus như Oseltamivir (Tamiflu), để giảm thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm virus.
- Sử dụng thuốc giảm ho khi tình trạng ho kéo dài.
- Người bệnh có thể uống nhiều nước hơn để có thể hỗ trợ giúp tống đờm ra ngoài.
- Nếu có một khối u hoặc cục máu đông trong phổi thì cần phải phẫu thuật để điều trị.
Còn đối với những người ho ra một lượng lớn máu, việc điều trị trước tiên tập trung vào việc cầm máu và ngăn chặn tình trạng hít phải vật lạ vào phổi. Sau đó, tập trung điều trị vào việc giải quyết nguyên nhân cơ bản.
Liên hệ với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm ho nào, ngay cả khi bạn đã biết nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng của mình. Vì thuốc ức chế ho có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở hoặc giữ đờm trong phổi của bạn. Từ đó, làm trầm trọng thêm hoặc kéo dài tình trạng nhiễm trùng
Các biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa ho đờm có máu
Ho đờm có máu có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn mà bạn khó có thể ngăn ngừa. Cách phòng ngừa tốt nhất chính là thực hiện các bước để tránh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học và phù hợp
Người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng ho đờm có máu bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt khoa học và phù hợp. Người bệnh có thể thay đổi một số thói quen sau:
- Không hút thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá vì nó gây kích ứng và viêm nhiễm đường thở. Đồng thời, hút thuốc lá cũng làm tăng khả năng mắc các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.
- Uống nhiều nước hơn (khoảng 2 lít/ngày) để có thể làm loãng đờm hoặc chất nhầy có trong cổ họng và giúp đào thải chúng ra ngoài.
- Bụi rất dễ hít vào và nó có thể gây kích ứng phổi của bạn và làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn nếu bạn bị COPD , hen suyễn hoặc nhiễm trùng phổi. Nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng và kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ho ra đờm có máu. Do đó, giữ cho ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ để tránh gây kích ứng đường hô hấp.
- Súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý. Nước muối sẽ làm dịu cổ họng, giảm viêm, làm loãng chất nhầy hoặc đờm mau chóng.
- Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu để xông vùng hầu họng, hay pha vào nước nóng để tắm. Một số loại tinh dầu hay được sử như khuynh diệp, bạc hà, bạch đàn,… Cách này rất hữu ích giúp dễ thở, dễ long đờm hơn.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe cho bản thân, đồng thời hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người ho đờm có máu
Bên cạnh việc duy trì thói quen lối sống khoa học, người bệnh ho đờm có máu cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng ho có đờm ra máu.
- Một số thực phẩm lành tính giúp nâng cao sức khỏe và giảm tình trạng ho cho người bệnh ho có đờm ra máu như mật ong, cháo huyết mạch, cháo ngó sen, mã thầy, thịt lợn, các loại hoa quả tươi,…
- Người bệnh không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng, hải sản, thịt gà, lạc rang và những thực phẩm gây dị ứng…Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích. Những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng ho của bạn càng nghiêm trọng hơn.
Dung dịch xịt họng AFree – Giải pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp
Một giải pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp đến từ công ty Dược Phẩm Thái Minh – Dung dịch xịt họng AFree. Sản phẩm này đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ và hiện tại chính thức được bàn giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất và phân phối tại Việt Nam.
Với sự kết hợp từ 2 thành phần Kẽm (Zn) và Iod (I) ở dạng bào chế nano hóa, xịt họng AFree đem lại tác dụng:
- Ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp do các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Giúp giảm ho, đau rát họng, sưng viêm, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng đau rát họng, sưng viêm.
- Phòng ngừa tình trạng ho lâu ngày, bệnh viêm phế quản ở cả người lớn.
Bên cạnh đó, AFree còn có thành phần DMSO giúp nhân đôi khả năng ngăn chặn và tiêu diệt các loại virus nguy hiểm như rhinovirus cúm, herpes,…thậm chí là cả Coronavirus.
Lời kết
Ho đờm có máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn nên phòng ngừa, thăm khám và điều trị ngay từ khi còn sớm. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn nắm rõ được những thông tin tổng quan về dấu hiệu ho đờm có máu để tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân nhé.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Huong Can đã bình luận
Chào bs cho hỏi, cả người lớn và trẻ em đều dùng được AFree này k ạ
AFree.vn đã bình luận
Chào anh Huong Can, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho afree.vn. Dung dịch xịt họng AFree dùng được cho trẻ từ trên 1 tuổi và rất an toàn khi nuốt anh nhé. Không chỉ ở trẻ em mà người lớn cũng đều có thể sử dụng để dự phòng hoặc hỗ trợ trong việc phòng và điều trị viêm họng, đau rát họng, nhiễm covid…
Để được hỗ trợ tư vấn, anh hãy liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800.9068 (giờ hành chính) để được các chuyên gia hỗ trợ cho mình nhanh nhất hoặc tìm hiểu thêm chi tiết thông tin sản phẩm tại https://a-free.vn/thong-tin-xit-hong-afree-87/
Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe ạ!
Trang Nhung đã bình luận
Mua sản phẩm này ở đâu?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào Trang Nhung, xịt họng AFree đã được phân phối ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể kích vào link sau để tìm nhà thuốc gần nơi mình sinh sống: https://a-free.vn/diem-ban/
Ngoài ra, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068 để có thể đặt mua giao tận nhà.
Hải Linh đã bình luận
Tôi hay bị ngứa họng rồi bị ho thì dùng được không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào Hải Linh, xịt họng AFree được phát triển trên bằng sáng chế về ứng dụng của Kẽm (Zn) của công ty Invenmed USA. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn. Sản phẩm được khuyên dùng cho những người sau đây:
• Người bị ho đờm, ho khan, sưng viêm, đau rát cổ họng
• Người đang có các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
• Người đang có hệ miễn dịch kém, dễ bị mắc nhiễm các bệnh liên quan đến ho, viêm họng, viêm amidan, VA
• Người bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi do virus, vi khuẩn
Vậy nên đối với trường hợp bạn bị ngứa họng dẫn đến ho thì có thể dùng được xịt họng AFree để làm dịu họng, giảm ngứa họng. Ngoải ra, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tiến Huy đã bình luận
Tư vấn giúp tôi, tôi đang uống thuốc trị ho của bác sĩ thì dùng được xịt họng không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào Tiến Huy, xịt họng AFree được cấp phép lưu hành dưới dạng thiết bị y tế, là một sản phẩm sử dụng theo dạng xịt, dùng để giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn. Trường hợp bạn đang dùng thuốc trị ho của bác sĩ thì vẫn có thể dùng AFree để hỗ trợ điều trị bệnh, rút ngắn thời gian lành bệnh hơn.
Ngoài ra, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068 để các chuyên gia tư vấn kĩ hơn về trường hợp của mình. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!