Nhiều người than thở rằng mình bị nhiệt miệng quanh năm, cứ khỏi được 2-3 ngày lại lên mặc dù đã tìm nhiều cách chữa. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến cả sức khoẻ và tinh thần của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nhiệt miệng quanh năm là gì? Tình trạng này có chữa khỏi được không? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông ở những mô mềm trong miệng như môi, lưỡi, trong má, nướu,… Vết loét có thể hình tròn hoặc hình oval, màu trắng hoặc vàng, có viền đỏ.
Nhiệt miệng không lây lan và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy không nguy hiểm, nhưng chúng có khả năng tái phát cao. Thậm chí nhiều người bị nhiều lần và lặp đi lặp lại trong năm, gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh nhiệt miệng là gì?
Bị nhiệt miệng quanh năm là do đâu?
Thông thường, nhiệt miệng thường tự lành dần sau khoảng 1 tuần không để lại sẹo nếu không có biến chứng nặng. Nếu bệnh kéo dài quanh năm mãi không khỏi thì có thể do chúng ta chữa không đúng nguyên nhân và cần xem xét lại để có cách xử lý triệt để.
Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây nhiệt miệng quanh năm:
Hệ miễn dịch kém
Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Bởi khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm sẽ mất đi chức năng tự bảo vệ từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại tấn công khoang miệng dễ dàng hơn tạo ra những vết loét.
Thiếu vitamin, khoáng chất
Một nguyên nhân gây nhiệt miệng quanh năm là đến từ chế độ ăn uống thiếu chất. Cụ thể là thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, B9, B12, sắt, kẽm, axit folic…
Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, tham gia vào chuyển hoá các chất, ổn định hàng rào miễn dịch.
Vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, kéo theo đó có thể bị nhiệt miệng quanh năm.
Chức năng gan suy yếu
Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì thế nếu gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng.
Khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo thành những vết mọng nước, sau đó vỡ ra và trở thành vết loét nhiệt miệng. Hiện tượng này sẽ xảy ra thường xuyên, kéo dài cả năm khiến người bệnh vô cùng khổ sở.
Thay đổi nội tiết tố
Đối với nữ giới, thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, mang thai hay tiền kinh nguyệt cũng khiến cho chứng nhiệt miệng liên tục xuất hiện.
Khi bị mất cân bằng nội tiết sẽ dễ bị rơi vào tình trạng dễ cáu gắt, tức giận, cảm thấy stress, áp lực nặng nề và mệt mỏi, lo âu vô cớ. Đặc biệt là ở thời kỳ tiền mãn kinh, dễ bị “bốc hỏa” gây nóng trong người làm cho nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần.
Căng thẳng kéo dài
Stress kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể, bao gồm hấp thụ chất dinh dưỡng, hệ miễn dịch.
Lúc này, các vi khuẩn có hại sẽ thừa cơ xâm nhập cơ thể và gây ra các vấn đề như nhiệt miệng kéo dài mãi không khỏi.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên là do đâu?
Do một số bệnh lý
Không những thế, nhiệt miệng quanh năm còn do các bệnh lý nguy hiểm gây ra như:
- Bệnh Celiac: đây là bệnh lý đường ruột không dung nạp được Glutein. Khi ăn các thực phẩm chứa protein Glutein (ví dụ như lúa mì, lúa mạch), cơ thể sẽ xảy ra phản ứng dị ứng với các triệu chứng như là nhiệt miệng, rộp miệng, tiêu chảy, đau xương khớp…
- Bệnh tự miễn (bệnh Lupus ban đỏ, bệnh Behcet): đây là bệnh tự miễn hiếm gặp, do rối loạn tự viêm không rõ nguồn gốc gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả viêm loét miệng.
- Bệnh đường ruột (viêm đại tràng, Crohn) hay HIV/AIDS: đây đều là những căn bệnh mãn tính khiến hệ miễn dịch suy giảm trầm trọng và gây ra tổn thương ở nhiều vùng khác nhau trên khắp cơ thể, trong đó có tổn thương tại khoang miệng, được biểu hiện dưới dạng những vết loét.
Do uống thuốc
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua thuốc kháng sinh ở các nhà thuốc mà không cần đơn thuốc của các bác sĩ. Vì vậy tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong miệng, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh học, thúc đẩy một số vi khuẩn xấu tấn công niêm mạc miệng gây ra vết loét miệng.
Ngoài ra sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể gây nhiệt miệng quanh năm. Bởi những thuốc này có tác dụng ức chế hoặc ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch. Nếu sử dụng thường xuyên, cơ thể sẽ mất đi lớp hàng rào bảo vệ và dễ bị tác nhân gây bệnh xâm nhập hơn, trong đó có nhiệt miệng.
☛ Tham khảo thêm tại: Thường xuyên bị nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng kéo dài quanh năm có chữa được không?
Nhiệt miệng quanh năm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu mà còn gây bất tiện trong ăn uống và nói chuyện. Vâỵ nhiệt miệng kéo dài cả năm có thể chữa được không? Câu trả lời là CÓ.
Tuy nhiên, muốn chữa khỏi thì điều tiên quyết là phải chữa đúng nguyên nhân. Tuỳ vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh mà có cách chữa cho phù hợp. Không thể nguyên nhân là do stress mà đi tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng được.
Không chỉ vậy, yếu tố quyết định đến việc chữa trị có hiệu quả không còn là nhờ sự kiên trì. Bởi hầu hết nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài là xuất phát từ sâu bên trong cơ thể nên ngày 1 ngày 2 là không thể khỏi được.
Bị nhiệt miệng quanh năm phải làm sao cho khỏi?
Đối với những nguyên nhân khác nhau, sẽ có những cách xử lý khác nhau. Bạn có thể áp dụng một số cách giảm nhiệt miệng dưới đây:
Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng
Việc bổ sung chất dinh dưỡng là điều cần thiết trong việc chữa trị nhiệt miệng mãn tính kéo dài quanh năm. Đặc biệt bạn nên bổ sung nhiều vitamin C, B2, B9, B12, sắt, kẽm để giúp lành vết loét đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, phòng nhiệt miệng quay lại.
Cách tốt nhất để bổ sung các chất cần thiết này là thông qua bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một số nhóm thực phẩm cụ thể sau:
- Vitamin C: có nhiều trong cam, bưởi, kiwi, đu đủ, dâu tây, dứa, ớt chuông, súp lơ xanh, cải xoăn…
- Vitamin B2: có hàm lượng cao trong các loại thịt, cá, trứng, hạnh nhân, hạt mè, yến mạch, rau bina, súp lơ xanh, nấm, pho mát, sữa chua,…
- Vitamin B3: thường có trong cá ngừ, cá cơm, cá hồi, các loại thịt gà, thịt bò và củ quả như lạc, quả bơ, đậu hà Lan, khoai tây…
- Vitamin B7: có nhiều trong cà rốt, ngũ cốc, quả óc chó, rau chân vịt, thịt, bánh mì, trứng, đậu nành… Đặc biệt có hàm lượng cao trong các loại cá nước lạnh như cá trích, cá mòi, cá ngừ…
- Vitamin B12: được tìm thấy nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và sữa…
- Kẽm: có hàm lượng cao trong các loại động vật có vỏ, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, lạc…
- Sắt: thường có nhiều trong loại thịt đỏ, động vật có vỏ, gan và nội tạng, cá, rau dền, các loại đậu, bông cải xanh, bí ngô…
☛ Xem chi tiết: Cách trị nhiệt miệng tận gốc
Thư giãn, giảm stress
Như đã chia sẻ ở trên, stress là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng kéo dài quanh năm. Vì vậy, nếu không muốn nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần thì hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng, không để những cảm xúc tiêu cực này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như công việc của bạn.
Mỗi ngày hãy dành cho bản thân những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn thay vì làm việc cật lực, quá sức. Ngoài ra, bạn còn có thể hạn chế căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, thiền hoặc hít thở sâu…
Phục hồi chức năng gan
Với nguyên nhân gây nhiệt miệng quanh năm là do chức năng gan suy yếu thì việc bạn cần làm là bảo vệ và phục hồi chức năng gan tốt hơn. Một số việc cụ thể cần làm là:
- Tránh ăn những đồ nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như thức ăn nhanh, mì tôm, đồ đóng hộp…
- Kiêng rượu bia, chất kích thích bởi chúng thường tăng tích lũy chất độc hại, gây ra tổn thương ở gan.
- Sử dụng những loại thảo dược có tác dụng giải độc, làm sạch gan và phục hồi chức năng gan như: xạ đen, lá răng cưa, cà gai leo, diếp cá…
Bài thuốc Đông y trị nhiệt miệng quanh năm
Có bạn thấy nhiều mẹo dân gian chữa nhiệt miệng như dùng mật ong hay nha đam bôi lên vết nhiệt tương đối hiệu quả. Nhưng tại sao trong trường hợp nhiệt miệng quanh năm này không dùng? Đó là bởi vì cách này chỉ giúp giảm đau, liền vết tạm thời, sau đó nhiệt miệng sẽ tiếp tục quay lại.
Vì vậy, muốn chữa trị nhiệt miệng mãn tính kéo dài quanh năm triệt để thì phải điều trị từ bên trong, làm mát cơ thể, giải độc bằng cách sử dụng những bài thuốc Đông y.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị nhiệt miệng hiệu quả:
– Bài 1: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, rau má 20g, mướp đắng 16g, tang diệp 16g, cỏ mực 20g, đinh lăng 20g, bồ công anh 20g, sài đất 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Công dụng: Giúp thanh vị nhiệt, chống viêm, dưỡng âm, do đó có tác dụng làm vết loét nhanh khỏi.
– Bài 2: Cát căn 20g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, chống viêm, thích hợp cho người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, dễ chảy máu, lưỡi đỏ, có những nốt loét trong khoang miệng, đau đớn, đại tiện táo, bụng đầy trướng,…
– Bài 3: Ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 10g, cỏ mực 20g, cát căn 20g, sinh địa 12g, trần bì 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm giúp làm mát cơ thể, lành vết loét trong miệng. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường chức năng gan và hệ miễn dịch.
Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc Tây
Thông thường, khi bị nhiệt miệng tái đi tái lại quanh năm nhưng nhẹ thì bạn có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ được kê thêm các loại vitamin C, vitamin nhóm B để giúp tái tạo niêm mạc miệng, tăng sức đề kháng.
Còn với các vết nhiệt miệng nặng kéo dài trên 2 tuần, vết to chồng chéo lên nhau người bệnh có thể được kê thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống dị ứng, chống viêm corticosteroid. Những thuốc này sẽ giúp giảm đau tức thời, hạn chế viêm loét nhưng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
☛ Xem thêm tại: Uống kháng sinh gây nhiệt miệng và những điều cần biết!
Một số lời khuyên tránh nhiệt miệng tái phát
Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:
Hạn chế thực phẩm cay nóng
Thói quen ăn uống đồ cay nóng quá nhiều là một trong những nguyên nhân chính khiến triệu chứng này xuất hiện liên tục. Vì thế để khắc phục vấn đề này, cần phải hạn chế đồ cay nóng trong chế độ ăn hàng ngày.
Thay vào đó, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc để cải thiện tình trạng trên như: bột sắn dây, trà bí đao, nước rau má, nước râu ngô, atiso…
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm lạnh, đồ chua, cà phê… vì những thực phẩm này có thể kích thích các vết loét, khiến vết thương lâu lành hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trong lúc vệ sinh răng miệng bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng kem đánh răng có chiết xuất từ tự nhiên lành tính. Người bệnh nên chuyển sang dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng không chứa sodium lauryl sulfate để theo dõi tình trạng nhiệt miệng có cải thiện tốt hay không.
- Không dùng lực chải răng quá mạnh và không đánh răng quá 3 lần/ngày. Mỗi lần đánh răng chỉ nên tối đa 2 – 3 phút.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm, không dùng bàn chải đã bị mòn và xù quá mức.
- Lấy cao răng thường xuyên 6 tháng/lần tại các phòng nha uy tín để tránh mảng bám, vi khuẩn tích tụ.
Tăng cường thể dục thể thao
Vận động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe là cách giúp giảm, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Bởi chúng có thể tăng cường sự dẻo dai, sức đề kháng của cơ thể.
Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để tập thể dục. Có thể lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, chạy bộ, bơi lội,…
Đọc thêm: Bị nhiệt miệng ăn gì, uống gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?
Sử dụng xịt họng AFree
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh thì bạn có thể sử dụng dung dịch xịt họng AFree để phòng ngừa nhiệt miệng. Sản phẩm là sự kết hợp của Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ chống oxy hóa, sát khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả.
Chỉ sau 1-2 lần xịt, AFree giúp làm dịu, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do các vết nhiệt miệng gây ra. Ngoài ra còn giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng và phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
Lời kết
Bị nhiệt miệng kéo dài quanh năm chắc hẳn đã khiến bạn nhiều khó chịu, mệt mỏi. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn tìm được cách chữa phù hợp. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.