Nhiệt miệng là một bệnh nhẹ không có nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên lại khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu, gây nhiều bất tiện đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Hãy cùng tìm hiểu một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà, giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng nhiệt miệng trong bài viết sau.
Mục lục
Triệu chứng của nhiệt miệng
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng là điều cần nắm rõ để có thể phân biệt được với các bệnh lý về răng miệng khác, giúp nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị đúng đắn. Bệnh nhiệt miệng có các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, trong đó thường kể đến các triệu chứng điển hình sau:
- Ban đầu xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc trắng kích thước khoảng 1 – 2mm. Chúng thường ở những vị trí như: môi, lưỡi, đáy nướu…
- Vết thương to dần, trở nên mọng nước và sau vài ngày vỡ ra tạo thành những vết loét. Vết loét có thể lan to ra tới 10mm, gây cảm giác đau, rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp.
- Nếu không có biến chứng thì cơn đau có thể đỡ sau 7 – 10 ngày, vết loét tự lành sau 1 – 3 tuần, vết loét lớn tốn nhiều thời gian hơn. Sau đó bệnh lại tái diễn đợt khác tương tự, mỗi lần xuất hiện thường kéo dài từ 10 – 15 ngày.
- Trong một số ít trường hợp, các biểu hiện của nhiệt miệng còn bao gồm: sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, chán ăn…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biểu hiện của nhiệt miệng và cách chữa trị hiệu quả
Khi nào nên chữa nhiệt miệng tại nhà?
Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng tương đối phổ biến, đặc điểm bệnh là lành tính, thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần tùy vào cơ địa từng người và rất hiếm gây ra biến chứng. Vì vậy, đối với các trường hợp bệnh nhẹ, vùng tổn thương không quá rộng và ở vị trí phổ biến thì bạn hoàn toàn có thể tự điều trị nhiệt miệng ngay tại nhà một cách đơn giản, đem lại giá trị làm giảm đau, giảm triệu chứng viêm của bệnh.
Các cách chữa nhiệt miệng ngay tại nhà
Bệnh nhiệt miệng không phải là bệnh nghiêm trọng, các vết loét sẽ tự hết mà không cần sử dụng thuốc và không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong quá trình bệnh sẽ gây đau đớn và nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Ngày nay có rất nhiều thuốc tân dược dùng giảm đau, kháng viêm được điều trị trong nhiệt miệng tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, có rất nhiều biện pháp đơn giản, an toàn tại nhà bạn có thể áp dụng để nhanh chóng khắc phục tình trạng nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo:
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn cao lại an toàn và dễ pha chế. Súc miệng nước muối hằng ngày giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đặc biệt khi bị nhiệt miệng sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, giảm đau và vết loét nhanh lành hơn.
Cách sử dụng nước muối súc miệng:
- Pha một đến hai thìa cà phê muối vào ⅔ ly nước lọc, khuấy đều cho muối tan hết.
- Ngậm một ngụm vừa đủ trong miệng khoảng 10 giây, lặp lại vài lần, ngậm cuối cùng có thể ngửa cổ lên cao vừa phải để nước muối vào vùng cổ, sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước ấm sạch.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày (nên súc miệng khi ngủ dậy buổi sáng và khi đi làm về buổi tối ) sẽ thu được hiệu quả cực kỳ nhanh chóng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Các loại nước súc miệng chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất
Uống nước bột sắn
Thành phần có trong bột sắn ngoại trừ tinh bột còn chứa rất nhiều các hoạt chất khác có lợi cho sức khỏe như: isoflavone, puerarin, daidzein, genistein… Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, đi vào cơ thể có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng.
Cách pha nước bột sắn dây:
- Người bị nhiệt miệng nên dùng 10 – 15 gam/ngày (khoảng 1 thìa canh), tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loãng với một ly nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ nên cho uống chín.
- Sử dụng bột sắn dây ngày 1 lần giúp giảm đau rát, thanh nhiệt hiệu quả.
Mặc dù bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng bạn phải cực kỳ cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý về cách uống bột sắn dây an toàn:
- Sắn dây có hàn tính rất mạnh, do đó không nên cho trẻ em sử dụng ở dạng sống, sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc lạnh bụng. Nếu muốn cho trẻ ăn sắn dây, nên nấu bột sắn chín để làm giảm tính hàn rồi mới cho trẻ sử dụng để an toàn hơn.
- Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai mà cơ thể bị lạnh và mệt mỏi thì không nên uống nước sắn dây vì sẽ làm tăng tính lạnh khiến cơ thể càng mệt hơn. Tuyệt đối không cho thai phụ có dấu hiệu bị động thai sử dụng bột sắn dây vì có thể sẽ khiến cho dạ con bị co bóp dẫn đến sảy thai.
- Không nên ăn, uống chung bột sắn dây với mật ong bởi đây là hai loại thực phẩm rất kỵ nhau, kết hợp với nhau có thể tạo thành chất độc khiến người uống gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Sử dụng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu không hiếm gặp trong tủ bếp của mỗi gia đình. Ngoài sử dụng trong nấu ăn thì mật ong từ xưa đã phổ biến là một loại “mỹ phẩm” của chị em phụ nữ. Tuy nhiên nó còn có rất nhiều tác dụng khác mà ít người biết.
Mật ong có thể giúp khử trùng, giảm sưng nên thường được dùng làm bài thuốc giúp chữa các vết bỏng, loét và ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp vết thương nhanh lành và ít để lại sẹo hơn. Loại thực phẩm này cũng hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn chống thuốc kháng sinh và giảm nhẹ tình trạng lở loét.
Cách sử dụng mật ong trong nhiệt miệng:
- Đầu tiên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dùng bông tăm thoa mật ong vào vết loét. Nên cố định mật ong ở vết lở đó và cố gắng không để nuốt mật. Để mật ong khoảng 3 đến 4 phút để mật ong có thể thấm vào vết lở. Sau khi thoa xong rửa lại bằng nước sạch để tránh đau rát.
- Thực hiện động tác này từ 3 đến 5 lần một ngày sẽ thấy vết loét dịu đi. Đều đặn sử dụng từ 3-4 ngày sẽ lành hẳn nhiệt miệng.
Lưu ý:
- Không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Ngoài ra, khi kết hợp mật ong giúp giảm sưng, đau và tinh bột nghệ có tinh chất kháng khuẩn chữa lành vết thương sẽ tạo nên hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng.
Bôi dầu dừa lên chỗ nhiệt miệng
Dầu dừa là một loại nguyên liệu rất quen thuộc và dễ tìm. Dầu dừa không chỉ là một thần dược chăm sóc sắc đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm. Trong dầu dừa chứa hàm lượng cao các chất kháng khuẩn, giảm sưng đau nhanh chóng do vết loét của nhiệt miệng gây ra.
Cách sử dụng dầu dừa trong điều trị nhiệt miệng:
- Buổi sáng sau khi ăn sáng xong và vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lấy một lương dầu dừa nhỏ để ngậm trong miệng, dùng lưỡi massage chỗ vết loét nhẹ nhàng bằng dầu dừa. Đợi khoảng 30 giây thì nhổ rả.
- Buổi tối trước khi đi ngủ dùng tăm bông chấm ít dầu dừa, đầu tiên dùng 1 đầu tăm bông khô lau vết loét nhiệt miệng rồi sau đó lấy đầu bông có dầu dừa chấm lên vết nhiệt miệng và xoa đều một cách nhẹ nhàng.
Dùng rau diếp cá
Diếp cá là một loại cây phổ biến trong đời sống hằng ngày bởi có nhiều công dụng trong nấu ăn cũng như trong điều trị một số bệnh. Theo y học cổ truyền, diếp cá tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Những nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, trong cây diếp cá có decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh, tiêu diệt ký sinh trùng và nấm. Đồng thời, chất quercetin có tác dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể. Nhờ vào những tính chất này mà chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá giúp vết thương giảm đau và hồi phục nhanh chóng.
Cách sử dụng rau diếp cá trong điều trị nhiệt miệng:
- Chuẩn bị khoảng 100 gam rau diếp cá, rửa sạch, bỏ phần cuống già, đem giã nhuyễn hoặc xay sinh tố lấy nước rồi uống 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi những triệu chứng của nhiệt miệng một cách nhanh chóng.
- Ngoài ra có thể đun lấy nước 2 – 6 gam rau diếp cá, rồi chia ra uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong vài ngày để có kết quả tốt nhất.
☛ Tham khảo thêm: Cách giảm đau khi bị nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng bằng cây cỏ mực
Cỏ mực còn có tên gọi cây kim lăng thảo, cây nhọ nồi hoặc cây mặc hạn liên, chúng mọc nhiều ở khắp vùng quê Việt Nam. Cả trong dân gian và y học hiện đại ngày nay đều công nhận loại cây này có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Theo các nghiên cứu, trong cây cỏ mực có chứa các thành phần như ancaloit giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan…
Ngoài ra, cỏ mực còn chứa nhiều tinh dầu có khả năng chống các loại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Cỏ mực còn được xem như là vị thuốc kháng sinh tự nhiên với hoạt chất ethanol giúp giảm các cơn đau hiệu quả. Vì thế chữa nhiệt miệng bằng cây cỏ mực mang lại hiệu quả rất tốt và an toàn.
Cách sử dụng cây cỏ mực trong điều trị nhiệt miệng:
Rửa sạch lá cỏ mực, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giúp dịu cơn đau và làm vết nhiệt miệng mau lành.
Lưu ý:
- Tác dụng của cây cỏ mực sẽ được phát huy nếu người bệnh mắc ở giai đoạn nhẹ. Còn trường hợp bệnh nặng thì bài thuốc này chỉ giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau chứ không khỏi. Vì vậy, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị.
- Không dùng cây cỏ mực cho trường hợp suy thận mạn tính và cho phụ nữ có thai.
- Không uống khi đang bị tiêu chảy do hoạt chất tanin trong cây này có thể làm kích thích hệ tiêu hóa khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn.
Dùng lá húng chó trị nhiệt miệng
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hợp chất như camphene, eugenol và cineole dồi dào trong tinh dầu húng chó giúp làm dịu tình trạng sung huyết đồng thời còn có khả năng chống nấm và kháng khuẩn giúp ức chế tình trạng nhiễm khuẩn, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng một cách hiệu quả.
Cách sử dụng lá húng chó điều trị bệnh nhiệt miệng:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá cây húng chó sau đó cho vào hạt muối vào và nhai nhỏ, nhai nát rồi uống vài ngụm nhỏ nước lạnh.
- Thực hiện mỗi ngày 5 – 6 lần, liên tiếp trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả trị nhiệt miệng hiệu quả.
Lưu ý:
- Húng chó chứa hàm lượng lớn eugenol, ăn quá nhiều dẫn đến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng như ho, thở gấp, nước tiểu lẫn máu…
- Cẩn trọng khi sử dụng với phụ nữ có thai, bệnh nhân bị hạ đường huyết, trẻ em cần dùng với liều thấp và theo dõi sát sao biểu hiện cơ thể trẻ trong suốt quá trình sử dụng.
Trà hoa cúc chữa nhiệt miệng hiệu quả
Đây là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Hiện tượng nhiệt miệng là do cơ thể bị nhiệt gây nên khi sử dụng trà hoa cúc có khả năng giải nhiệt, giảm tình trạng nhiệt miệng một cách đáng kể.
Cách sử dụng trà hoa cúc chữa nhiệt miệng:
- Sử dụng ấm sắc trà như bình thường và uống trà cho đến khi các vết nhiệt biến mất.
- Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Lưu ý:
- Không nên uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm.
- Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng.
- Không nên uống trà hoa cúc khi đang đói bụng.
☛ Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất
Lưu ý giúp tránh nhiệt miệng lặp lại, kéo dài
Nhiệt bệnh là bệnh lành tính, các vết loét trong miệng có thể tự lành sau một thời gian và không để lại sẹo hay biến chứng nào. Tuy nhiên cũng vì đặc điểm lành tính này mà ít ai nghĩ đến chuyện phòng bệnh để đến khi bệnh xảy ra lại phải cố gắng và chịu đựng những cơn đau đớn khó chịu. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh bằng một số lưu ý nhỏ sau đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Mỗi ngày nên chải răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để tránh bị mắc các bệnh lý về niêm mạc miệng và họng.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Ăn uống đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau củ và trái cây tươi. Ăn chè từ các loại đậu như đậu đen, đậu xanh đều có công dụng thanh lọc cơ thể và giải độc rất hiệu quả. Hạn chế ăn các món chiên xào, nhiều dầu mỡ hay các loại đồ ăn và gia vị có tính cay nóng.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Nước chiếm 70% tỷ trọng cơ thể, việc đáp ứng đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ là cách để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng đồng thời thúc đẩy các quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả, giúp bạn có một thể trạng khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế căng thẳng và stress: dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức.
- Tập thể dục đều đặn: giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch của cơ thể.
Xịt họng AFree – Giải pháp cho điều trị nhiệt miệng
Ngoài tác dụng nhanh và hiệu quả thì sự tiện lợi cùng việc dễ dàng sử dụng cũng là mục tiêu hướng đến của các hãng dược phẩm ngày nay. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện những sản phẩm siro hoặc dạng xịt sử dụng rất đơn giản, mùi vị phù hợp với lứa tuổi trẻ em khiến cho việc điều trị cũng trở nên đơn giản hơn. Vì thế, xịt họng AFree là sự lựa chọn hoàn hảo giúp hỗ trợ cho việc điều trị nhiệt miệng.
AFree được Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh sản xuất trên bằng sáng chế của công ty Invenmed của USA với các thành phần:
- ZnI₂: Hợp chất của kẽm có vai trò rất lớn trong việc củng cố hệ miễn dịch, giúp tạo một hàng rào miễn dịch vững chắc bảo vệ cơ thể.
- DMSO (Dimethyl sulfoxide): có tác dụng điều trị các triệu chứng đau, viêm.
- Natri benzoat: làm tăng tiết dịch đường hô hấp, có sức đề kháng tốt với nấm mốc.
Với việc nghiên cứu tỉ mỉ và chất lượng, AFree mang đến các công dụng vượt trội:
- Ngăn ngừa vi-rút, vi khuẩn, nấm, phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
- Giảm tình trạng ho, sưng, viêm, làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng.
- Phòng ngừa các biến chứng do nhiệt miệng gây ra.
Xịt họng AFree được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến và kiểm duyệt chặt chẽ, an toàn với tất cả các đối tượng sử dụng, kể cả trẻ em trên 3 tuổi, hạn chế tối đa tác dụng phụ. AFree hứa hẹn mang đến những hiệu quả tốt nhất và làm hài lòng người sử dụng khi muốn phòng và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.