Xịt họng Afree

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
hotline

Tư vấn miễn cước

1800 9068
  • Trang chủ
  • Xịt họng AFree
    • Xịt họng AFree
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bệnh viêm đường hô hấp
    • Ho đờm
    • Đau rát cổ họng
    • Viêm họng
    • Viêm amidan
    • Viêm thanh quản
    • Viêm đường hô hấp
  • Bệnh nhiệt miệng
  • Tin tức về AFree
  • Điểm bán
Trang chủ » Afree

Nhiệt miệng có chữa khỏi được không? Cách làm hết nhiệt miệng

Viêm loét miệng tuy là bệnh nhẹ, không có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng gây đau nhức, khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn và có cách phòng, điều trị chính xác.

Mục lục

  • Triệu chứng của nhiệt miệng
  • Nhiệt miệng có chữa khỏi được không?
  • Các cách làm hết nhiệt miệng
    • Dùng thuốc tân dược
    • Dùng thuốc Đông y
  • Một số mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả
    • Súc miệng bằng nước muối
    • Sử dụng mật ong
    • Uống trà hoa cúc chữa nhiệt miệng hiệu quả
  • Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
  • Xịt họng AFree – Giúp hết nhiệt miệng nhanh và hiệu quả

Triệu chứng của nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh phổ biến, hay mắc phải nên các triệu chứng cũng dễ nhận biết. Tuy nhiên các bệnh lý về răng miệng khác cũng có nhiều triệu chứng trùng với nhiệt miệng. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Triệu chứng của nhiệt miệng có nhiều mức độ và biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người nhưng thường bao gồm các triệu chứng điển hình sau:

trieu-chung-cua-nhiet-mieng
Tổn thương nhiệt miệng có thể lan rộng tới 10mm, gây nhiều đau đớn, khó chịu
  • Thời kỳ khởi phát ban đầu xuất hiện một hoặc nhiều nốt mụn đỏ hoặc trắng, kích thước khoảng 1-2mm. Chúng thường nằm ở bên trong má và môi, lưỡi, đỉnh miệng hoặc đáy lợi. Vết thương to dần, mọng nước, vài ngày sau vỡ ra tạo thành vết loét. Sau đó vết loét có thể lan rộng tới 10mm.
  • Khi những nốt mụn nhỏ trên môi, nướu, lưỡi mọc lên, người bệnh chỉ cảm thấy vướng víu, khó chịu. Tuy nhiên, sau 1-2 ngày, vết loét ngày càng to ra, gây sưng đau. Đặc biệt, khi các vết loét vỡ ra sẽ gây viêm loét khiến vết thương đau rát, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp.
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân còn có các triệu chứng của vết loét bao gồm: sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, chán ăn…
  • Đặc biệt, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, vết loét có thể lâu lành, lan rộng, thậm chí nhiễm trùng dẫn đến sốt, sưng hạch bạch huyết, sưng hàm, đau rát kéo dài…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiệt miệng có chữa khỏi được không?

Nhiệt miệng là bệnh lý nhẹ, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và không để lại sẹo nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, vết loét có thể bị sưng tấy, tấy đỏ và gây đau nhức, thậm chí gây sốt và sưng hạch ở góc hàm gọi là áp xe miệng. Biến chứng này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng xoang hàm, viêm mô tế bào lan tỏa, thậm chí là nhiễm trùng não, khó khăn trong việc điều trị và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng khá đặc biệt bởi tính chất lành tính, nhiều khi không cần can thiệp biện pháp điều trị cũng có thể tự khỏi. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 tuần, tùy tình trạng và mức độ bệnh có thể kéo dài lâu hơn nhưng rất hiếm khi gây ra biến chứng xấu. Tuy nhiên, phụ thuộc cơ địa mỗi người mà có thể bệnh sẽ tái phát đợt khác tương tự, mỗi đợt xuất hiện thường kéo dài từ 10-15 ngày.

Để xác định chính xác bệnh nhiệt miệng có thể chữa khỏi hay không, bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh.

Các cách làm hết nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường chưa biết rõ căn nguyên, cơ chế gây bệnh nên chủ yếu điều trị triệu chứng, làm giảm độ tái phát của bệnh. Tùy theo thể trạng bệnh và nhu cầu của người bệnh mà chọn ra phương hướng điều trị tốt nhất. Một số cách điều trị nhiệt miệng đang được sử dụng rộng rãi ngày nay:

Dùng thuốc tân dược

Phương pháp này hiện nay được rất nhiều người lựa chọn bởi tính thuận tiện và nhanh chóng của chúng. Thông thường, khi bị nhiệt miệng sẽ được kê uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống dị ứng. Thuốc bôi tại chỗ có tác dụng kháng viêm, giảm đau cũng được khuyên dùng. Để giúp tái tạo niêm mạc miệng, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc kê thêm các loại vitamin nhóm B, nhóm C.

cach-het-nhiet-mieng
Có thể sử dụng một số loại thuốc tây để làm hết nhiệt miệng

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa do thuốc tây có nhiều tác dụng phụ, sử dụng không đúng cách và liều lượng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Khi mắc thêm các bệnh lý khác, người bệnh nên trình bày rõ ràng và tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp các loại thuốc, tránh ảnh hưởng tới tác dụng thuốc cũng như hiệu quả điều trị.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc nhiệt miệng dạng bôi, xịt, uống loại nào tốt nhất?

Dùng thuốc Đông y

Đây được xem là cách chữa nhiệt miệng vừa hiệu quả vừa an toàn, không lo gặp tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tân dược. Dù các bài thuốc đều có lịch sử từ xa xưa nhưng ngày nay, Đông y cũng được chú trọng nghiên cứu và phát triển rất nhiều nên tác dụng chữa nhiệt miệng từ các bài thuốc Đông y là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Có rất nhiều dược liệu đang được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa nhiệt miệng và đồng thời tác dụng của chúng cũng đã được chứng minh lâm sàng có hiệu quả tốt. Có thể kể đến: bột sắn dây, rau diếp cá, cây cỏ mực, lá húng chó… Đặc điểm chung của các cây thuốc này đều mang tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh lọc cơ thể, chứa hoạt chất kháng khuẩn, giảm viêm hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị nhiệt miệng.

Ngoài ra, khi khỏi bệnh, bạn vẫn có thể sử dụng những bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng để tránh tình trạng nhiệt miệng tái phát.

Một số mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả

Bệnh nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, trong quá trình bệnh sẽ gây đau đớn và nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Để khắc phục điều đó, có rất nhiều biện pháp đơn giản, an toàn tại nhà bạn có thể áp dụng để áp chế cơn khó chịu mà nhiệt miệng gây ra:

Súc miệng bằng nước muối

Muối có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, cặn bám trong khoang miệng gây nên nhiệt miệng, do đó việc súc miệng bằng nước muối không chỉ hỗ trợ trị nhiệt miệng còn trị được bệnh sâu răng. Ngoài ra, muối còn biết đến là vị thuốc giúp loại trừ các độc tố của cơ thể, nó như là một “chiếc máy lọc nhỏ” cho cơ thể, thải tất cả những gì độc hại, có độc đối với tế bào của cơ thể.

Cách súc miệng bằng nước muối trị nhiệt miệng:

  • Chuẩn bị 1 nồi chứa 1 lít nước sôi.
  • Lấy khoảng 9 gram muối bỏ vào nồi nước sôi, chờ cho muối tan rồi tắt bếp.
  • Chờ nước nguội rồi đổ phần nước muối pha loãng vào bình chứa, dùng để súc miệng trong ngày.

Lưu ý:

  • Nên súc miệng sáng sớm khi tỉnh giấc, sau khi ăn, sau khi đi ra ngoài về.
  • Nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối hằng ngày kể cả khi không bị nhiệt miệng.

Sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong để chữa nhiệt miệng được đánh giá là cách thức điều trị đơn giản tại nhà, được nhiều người áp dụng. Ngoài lợi ích làm đẹp, chữa lành vết thương, giải độc cơ thể… thì mật ong còn có tác dụng giảm nhiệt miệng do có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Trong mật ong có chứa hydroperoxide tự nhiên giúp khử trùng mạnh.

mat-ong-chua-nhiet-mieng
Sử dụng mật ong điều trị nhiệt miệng ngay tại nhà

Bên cạnh đó, mật ong còn thúc đẩy lành vết thương lên tới 97% nhờ vào khả năng kháng khuẩn và tái tạo mô hiệu quả. Hơn nữa, mật ong là nguồn chứa vi chất dinh dưỡng dồi dào như kẽm, sắt, kali… giúp tăng sức đề kháng và ngăn cho nhiệt miệng tái phát.

Cách sử dụng mật ong trong nhiệt miệng:

  • Đầu tiên cần đảm bảo khu vực vết loét đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Dùng tăm bông chấm vào mật ong và thấm nhẹ nhiều lần để mật ong thẩm thấu sâu vào vết thương.
  • Để nguyên trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện 2-3 lần/ngày và duy trì trong 10 ngày liên tục thì tình trạng nhiệt miệng có thể biến mất.

Lưu ý:

  • Người có cơ địa dị ứng mật ong không nên áp dụng phương pháp này.
  • Cần theo dõi sát sao, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn cần dừng ngay và nên đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Uống trà hoa cúc chữa nhiệt miệng hiệu quả

Azulene và levomenol là hai hợp chất có trong trà hoa cúc có khả năng chống viêm và sát trùng rất tốt, rất có lợi cho người bị nhiệt miệng. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tránh nhiệt miệng tái phát.

hoa-nhai-chua-nhiet-mieng
Trà hoa cúc có tính thanh mát, giúp điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Cách sử dụng trà hoa cúc chữa nhiệt miệng:

  • Cách thứ nhất: Sử dụng ấm sắc trà như bình thường và uống trà cho đến khi các vết nhiệt biến mất. Nên uống khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
  • Cách thứ hai: Dùng bông hoa cúc trong túi trà đắp lên nốt nhiệt, thực hiện ít nhất trong 3 phút, vết nhiệt miệng sẽ giảm đau đáng kể.

Lưu ý:

  • Thận trọng sử dụng trà hoa cúc với người mẫn cảm, đặc biệt phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng.
  • Không nên uống trà hoa cúc khi đang đói bụng.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: 8 cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà

Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Nhiệt bệnh là bệnh phổ biến dễ mắc nhưng đồng thời cũng dễ phòng tránh. Chỉ cần lưu ý một số điểm nhỏ sau sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng hiệu quả:

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên biệt để diệt vi khuẩn có hại, sử dụng kem đánh răng thảo dược với các thành phần dịu nhẹ để bảo vệ màng nhầy của miệng và cổ họng.
  • Thiết lập thực đơn hàng ngày lành mạnh: Hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên xào đồng thời tăng cường những loại rau có tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má… Các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá cùng các loại trái cây tươi, nước mát như nước chanh, nước mía, trà atiso… cũng sẽ rất hữu ích trong việc phòng tránh nhiệt miệng.
  • Uống đủ nước: Uống 2 lít nước/ ngày giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đây có lẽ là cách phòng tránh nhiệt miệng đơn giản và tiết kiệm nhất.
  • Tránh stress, căng thẳng: Cố gắng kiểm soát căng thẳng, không nên để những cảm xúc tiêu cực này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc. Nghỉ ngơi và dành cho mình những giây phút thư giãn thoải mái giúp cân bằng cơ thể và cuộc sống.
  • Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch của cơ thể.

☛ Tham khảo tại: Bị nhiệt miệng uống nước gì, ăn gì, kiêng gì?

Xịt họng AFree – Giúp hết nhiệt miệng nhanh và hiệu quả

Nhiệt miệng là bệnh không nguy hiểm tuy nhiên lại gây ra cho người bệnh cảm giác đau rát khó chịu. Hiểu được điều đó, Công ty Dược phẩm Thái minh cho ra đời sản phẩm xịt họng AFree hỗ trợ giúp giảm tình trạng đau rát nhanh chóng và hiệu quả, xứng đáng là sự lựa chọn hoàn hảo giúp hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều trị nhiệt miệng.

afree-tri-dau-hong-keo-dai
AFree – Giúp hết nhiệt miệng nhanh và hiệu quả

AFree được sản xuất trên bằng sáng chế của công ty Invenmed của USA với các thành phần:

  • ZnI₂: Hợp chất của kẽm đóng vai trò rất lớn trong việc củng cố hệ miễn dịch, giúp tạo một hàng rào miễn dịch vững chắc bảo vệ cơ thể.
  • DMSO (Dimethyl sulfoxide): có tác dụng điều trị các triệu chứng đau, viêm.
  • Natri benzoat: làm tăng tiết dịch đường hô hấp, có sức đề kháng tốt với nấm mốc.

AFree được biết đến với các công dụng vượt trội:

  • Tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa vi-rút, vi khuẩn, nấm, phòng viêm nhiễm răng miệng.
  • Giảm rõ rệt tình trạng ho, sưng, viêm, làm dịu cơn đau rát một cách nhanh chóng.
  • Phòng ngừa các biến chứng do nhiệt miệng gây ra.

AFree luôn được tin dùng bởi tính an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ kể cả với trẻ em trên 3 tuổi. Dây chuyền sản xuất của công ty đều được thực hiện bằng công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Địa chỉ mua xịt họng AFree trên toàn quốc

Tác giả: Vũ Quang Vinh - 19/11/2021
Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm: Nhiệt miệng

Bài viết liên quan

  • Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

  • Bệnh nhiệt miệng mãn tính

  • Nhiệt miệng ở chân răng

  • Uống kháng sinh có gây nhiệt miệng không?

  • Nhiệt miệng lở loét kéo dài

Bài viết nổi bật
  • [TÌM HIỂU] Đau rát họng kéo dài nguyên nhân do đâu?
  • Bật mí 10 cách tan đờm cổ họng không dùng thuốc
  • Cách trị ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm ra máu – Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
  • Top 10 cách trị đau rát họng có đờm tại nhà
Thông tin về Xịt họng AFree
  • [Thông báo] Đổi tên xịt họng VFree thành xịt họng AFree
  • Thông tin sản phẩm Xịt họng AFree
  • Địa chỉ mua Xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
  • Xịt họng AFree của công ty nào? Uy tín không?
  • Những lưu ý khi sử dụng xịt họng AFree

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Đặt mua sản phẩm

Hotline: 1800 9068

- Giá bán lẻ: 125.000đ/ chai 30ml

- Mua 4 tặng 1 qua hình thức nhắn tin tích điểm, tiết kiệm tới 25.000đ/ 1 hộp

- Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000đ

Sản phẩm
Xịt họng Afree
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Phí vận chuyển:
Tổng:
  • Chính sách giao nhận, chuyển hàng
  • Chính sách đổi, trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Hướng dẫn mua hàng, thanh toán
Chia sẻ Facebook

↑