Chắc hẳn ai cũng từng bị nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời. Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 14 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nhiệt miệng kéo dài dai dẳng, chữa mãi không hết dù đã sử dụng các biện pháp khác nhau. Vậy nguyên nhân là gì? Cách điều trị nhiệt miệng tận gốc như thế nào? Hãy cùng a-free.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- Nhiệt miệng là gì?
- Tại sao nhiệt miệng chữa mãi không khỏi?
- Chữa nhiệt miệng tận gốc bằng bài thuốc dân gian
- Sử dụng thuốc Tây y chữa nhiệt miệng tận gốc tại nhà
- Sử dụng thuốc Đông Y chữa bệnh nhiệt miệng tận gốc
- Biện pháp hỗ trợ chữa nhiệt miệng tận gốc
- Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, gây loét niêm mạc bên trong má, lưỡi và nướu. Chúng thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống và nói chuyện. Thông thường, các vết loét sẽ hết sau 1 – 2 tuần nếu có cách chữa trị và chế độ ăn uống thích hợp. Người bệnh thường hay gặp phải tình trạng dưới đây:
- Tổn thương vùng lưỡi, nướu, lợi.
- Vết loét hình tròn hoặc elip, có đốm trắng ở giữa.
- Hôi miệng, đau rát, nóng.
- Tiết nhiều nước bọt, hơi thở khô.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại nhiệt miệng phổ biến
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác lý do gây ra nhiệt miệng, nhưng họ tìm ra được một số yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất mắc bệnh như:
- Tổn thương vật lý: sử dụng bàn chải đánh răng cứng, chấn thương khi chơi thể thao, vô tình cắn phải bên trong má, tiêu thụ thức ăn cứng…
- Nhạy cảm với chất khử trùng mạnh như nước súc miệng, một số thực phẩm có tính acid (dâu tây, cam quýt, dứa…) hoặc các chất gây kích thích (cà phê, socola…).
- Sang chấn tâm lý: thường xuyên bị căng thẳng stress, người mệt mỏi…
- Hệ miễn dịch suy giảm: sức đề kháng kém hoặc bị mất cân bằng miễn dịch, suy dinh dưỡng, đang hóa trị…
- Sử dụng thuốc chống viêm như ibuprofen, thuốc chẹn beta, thuốc thần kinh…
- Thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin B12, vitamin PP, acid folic, kẽm, sắt.
- Nhiễm vi sinh vật gây bệnh: virus, vi khuẩn hoặc nấm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên
Nguyên tắc trong điều trị nhiệt miệng
Dựa trên những tác nhân kể trên, các chuyên gia khuyến cáo nguyên tắc điều trị nhiệt miệng tận gốc phải đáp ứng cả 3 mục tiêu chính sau đây:
- Chống viêm, kháng khuẩn tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
- Nhanh chóng làm lành niêm mạc bị tổn thương.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tại sao nhiệt miệng chữa mãi không khỏi?
Nhiều trường hợp người bệnh đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau mà không cải thiện được tình trạng nhiệt miệng. Điều này có thể do những nguyên nhân sau:
– Xác định sai yếu tố gây nên bệnh: Có nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến nhiệt miệng mà người bệnh không ngờ tới như tâm lý căng thẳng, hệ thống miễn dịch suy giảm, thiếu chất… Trong khi đó, người bệnh lại chú tâm vào tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không giải quyết được những yếu tố trên, dẫn đến dùng thuốc mãi mà vẫn không khỏi.
– Khi đã xác định đúng nguyên nhân gây bệnh:
- Thuốc tây: Đa phần thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm chỉ là giải pháp tạm thời, giúp giảm thiểu kích ứng viêm cho dù có nhiễm vi khuẩn hay không. Đồng thời, bất cứ loại thuốc tây nào cũng là con dao hai lưỡi, vừa có tác dụng chữa bệnh vừa gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nếu không khỏi sau lần dùng đầu tiên, nếu tiếp tục điều trị có nguy cơ kháng thuốc, bệnh dễ tái phát.
- Thuốc Đông y: Được chế biến từ thảo dược, hiệu quả thường xuất hiện chậm. Người bệnh không kiên trì sẽ rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
- Không kết hợp với một số biện pháp cần thiết như vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh những thực phẩm kích thích niêm mạc miệng… làm những vết viêm loét chưa lành lại nhanh chóng phát triển.
Chính vì vậy, xác định được yếu tố gây bệnh, tuân thủ 3 nguyên tắc điều trị và đưa ra biện pháp thích hợp là những điều cần quan tâm để chữa bệnh nhiệt miệng tận gốc.
☛ Tham khảo thêm tại: Hình ảnh chi tiết về bệnh nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng tận gốc bằng bài thuốc dân gian
Hiện nay có nhiều phương pháp dân gian giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả, trong đó phải kể đến như súc miệng bằng nước muối, sử dụng mật ong, sắn dây, rau diếp cá…
Nước muối làm dịu các vết nhiệt miệng
Đây là cách chữa nhiệt miệng được rất nhiều người sử dụng. Nước muối có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời còn loại bỏ được mảng bám trên răng, nhanh chóng làm lành các vết loét ở khoang miệng, lưỡi.
Lưu ý:
- Pha nước muối với độ mặn vừa phải, vì nếu quá mặn có thể gây xót, khó chịu còn nhạt thì không hiệu quả. Bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý được bán sẵn ở nhà thuốc.
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 4 lần, không cần súc lại bằng nước lọc.
Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá
Diếp cá chứa adecanoyl-acetaldehyd như là chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng virus và vi khuẩn bao gồm tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn ly… Loại thảo dược này còn giúp thanh nhiệt giải độc, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
Cách thực hiện như sau:
- Diếp cá nhặt bỏ phần già, đem ngâm với nước muối khoảng 15 phút, rửa sạch để ráo.
- Xay nhuyễn, gạn lấy nước cốt, thêm ít đường.
- Ngày uống 2-3 lần giúp giải nhiệt, làm lành vết loét miệng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng rau diếp cá sắc lấy nước, uống liên tục trong nhiều ngày cũng đem lại hiệu quả.
Cải thiện tình trạng viêm loét miệng bằng mật ong
Mật ong chứa hydroperoxide có khả năng khử trùng giúp diệt khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy tái tạo mô, nhanh chóng làm lành các vết loét niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, với rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin (B2, B6, B9…) và khoáng chất (sắt, kẽm, kali…) mật ong giúp tăng sức đề kháng vượt trội.
Hiện nay, mật ong được sử dụng với nhiều cách thức khác nhau để chữa nhiệt miệng tận gốc như:
Cách 1: Bôi trực tiếp lên vết loét. Đây là cách sử dụng mật ong đơn giản và nhanh nhất. Súc miệng bằng nước lọc để làm sạch vết loét, sau đó dùng tăm bông chấm vào mật ong và bôi lên các nốt nhiệt miệng. Giữ nguyên trong khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Ngày thực hiện 2 – 3 lần, duy trì liên tục trong 10 ngày.
Kết hợp đồng thời với việc súc miệng bằng nước mật ong pha loãng sẽ giúp hỗ trợ chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Cách 2: Sử dụng mật ong và nghệ. Nghệ có đặc tính kháng khuẩn và làm lành các tổn thương niêm mạc. Kết hợp 2 nguyên liệu mật ong và nghệ giúp tăng cường tác dụng chữa nhiệt miệng. Trộn mật ong với nghệ theo tỷ lệ 1:2, khuấy đều. Chấm hỗn hợp này lên vết loét trong vòng 2 – 3 phút, sau đó súc lại bằng nước lọc. Nên thực hiện ngày 3 lần đến khi tình trạng được cải thiện.
Nha đam làm dịu viêm loét miệng
Nha đam có đặc tính sát khuẩn, thanh nhiệt và làm dịu cơn đau. Vì vậy được sử dụng để làm lành vết viêm loét miệng hiệu quả.
Cách đơn giản nhất để sử dụng nha đam là lấy gel bôi vào chỗ nhiệt miệng bị sưng, đỏ. Thực hiện nhiều lần trong ngày để gel thấm sâu vào niêm mạc, giúp vết thương nhanh se lại.
Bột sắn dây chữa nhiệt miệng
Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, tính hàn với công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan nên được dùng trong các bệnh lý như nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sẩy… Đây là phương pháp được ông cha ta sử dụng từ lâu, an toàn mà hiệu quả cao.
Thực hiện:
- Cho 10 – 15g bột sắn dây vào cốc, thêm nước lọc.
- Khuấy đều đến khi tan hoàn toàn rồi uống. Mỗi ngày dùng 2 lần.
- Đối với trẻ nhỏ cần nấu bột sắn với nước lọc đến khi hỗn hợp chín, sánh lại mới cho trẻ sử dụng.
☛ Xem thêm: Bị nhiệt miệng quanh năm có chữa được không?
Sử dụng thuốc Tây y chữa nhiệt miệng tận gốc tại nhà
Một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa nhiệt miệng bao gồm:
Kháng sinh
Khi được chẩn đoán yếu tố gây nhiệt miệng do vi khuẩn, virus hoặc nấm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh như biseptol. Thuốc được hòa với nước, dùng tăm bông chấm lên vết loét ngày 3 – 4 lần.
Với trường hợp vết loét rộng, lâu ngày mà không khỏi nên kết hợp với kháng sinh dạng uống đặc trị vùng răng miệng như metronidazol, spiramycin hoặc các loại khác phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
☛ Có thể bạn muốn biết: Uống kháng sinh gây nhiệt miệng và những điều cần biết!
Thuốc bôi tại chỗ
Một số loại thuốc như benzocain, lidocain, acid hyaluronic dạng gel… được bôi trực tiếp lên vết viêm loét để làm dịu cơn đau, xót, khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm dạng bôi như fluocinonide, triamcinilone… giảm các triệu chứng do viêm nhiễm khoang miệng gây ra.
Hiện nay có một phương pháp mới được dùng để điều trị nhiệt miệng tận gốc là tạo màng ngăn. Khoang miệng luôn được tiết nước bọt và dịch nên vết loét thường khó lành. Lúc này cần phải phối hợp kháng sinh, chống viêm sulfamethoxazon, trimethoprim, serathiopeptit với hoạt chất tạo màng ngăn để bôi trực tiếp vào vết loét. Gel thuốc gặp dịch trong khoang miệng tạo thành màng ngăn cách vết thương với nước bọt, từ đó nhanh chóng làm lành niêm mạc. Những thành phần khác có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm sẽ đem lại hiệu quả cao.
Thuốc giảm đau
Một số thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn như paracetamol, ibuprofen… được sử dụng để làm dịu những cơn đau khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Sử dụng thuốc Đông Y chữa bệnh nhiệt miệng tận gốc
Theo Đông y, nhiệt miệng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do tâm hỏa cang thịnh và tỳ vị bị tích nhiệt với các biểu hiện khác nhau.
Nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh
Người bệnh xuất hiện những vết loét ở đầu hoặc thân lưỡi, niêm mạc bên trong má gây đau rát. Kèm theo các triệu chứng sốt, đau đầu, thường bị táo bón, tiểu màu đỏ lượng ít, mất ngủ. Nam giới dễ bị suy nhược, hoạt tinh.
- Nguyên tắc điều trị: Bổ thận thủy, tả tâm hỏa.
- Bài thuốc: hoàng liên 10g, sài hồ 12g, hoàng bá 10g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g.
- Sắc uống, ngày dùng 1 thang, chia 3 lần.
Nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt
Người bệnh có triệu chứng sưng đau, lưỡi đỏ, dễ chảy máu, miệng xuất hiện những vết loét. Triệu chứng khác như hơi thở nóng, chướng bụng, tâm rạo rực, thích uống đồ mát.
- Nguyên tắc điều trị: thanh nhiệt lương huyết, chống viêm và dưỡng tâm tỳ.
- Bài thuốc: cát căn 20g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, trần bì 10g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g.
- Sắc uống, ngày sử dụng 1 thang, chia 3 lần.
Biện pháp hỗ trợ chữa nhiệt miệng tận gốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, Đông y, để chữa nhiệt miệng khỏi hoàn toàn cần chú ý những biện pháp hỗ trợ dưới đây:
Tránh tổn thương răng miệng
Mặc dù chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn các chấn thương vật lý gây tổn thương niêm mạc miệng nhưng có thể giảm thiểu chúng ở mức thấp nhất.
- Thay bàn chải cứng bằng những loại mềm và nhỏ hơn, không có góc cạnh.
- Hạn chế những món ăn sắc ngọn để tránh làm xước bên trong miệng.
- Đồng thời chú ý trong quá trình ăn uống, không nên tập trung quá đến tivi hoặc mải nói chuyện vì có thể cắn vào má gây tổn thương.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, các mảng thức ăn dư thừa hình thành và bám trên răng. Điều này đã tạo môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển mạnh mẽ khiến nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, thường xuyên tái phát. Ngoài ra, chúng còn sản sinh nhiều độc tố, phá hủy men răng, gây những bệnh răng miệng khác. Chính vì vậy, muốn chữa nhiệt miệng tận gốc cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ.
Giảm căng thẳng, stress
Nguyên nhân khác dẫn đến nhiệt miệng là căng thẳng, stress do tình trạng tâm lý không tốt khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, những phương pháp như sử dụng thuốc thường không hiệu quả bằng cách tập nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, giảm số lượng công việc, tăng thời gian cho bản thân, không thức khuya làm việc quá sức… Người bị nhiệt miệng do stress nên thường xuyên tập thể dục thể thao giúp giải tỏa căng thẳng, sản sinh hormon hạnh phúc, tăng cường sức khỏe.
Bổ sung dinh dưỡng
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng gây ra nhiệt miệng. Lúc này có thể gặp một số triệu chứng khác của bệnh thiếu máu như mệt mỏi, da xanh xao, chóng mặt, chán ăn… Để chữa nhiệt miệng tận gốc cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng sẽ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.
Những thực phẩm giàu vitamin cần bổ sung hàng ngày như các loại trái cây (dưa hấu, cherry, đào…). Thường xuyên sử dụng sữa chua chứa men vi sinh giúp cải thiện đường tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Từ đó nhanh chóng làm lành các vết loét.
Đồng thời cần tránh ăn nhiều đồ “nóng” như ớt, tỏi, chè, cà phê, các loại hoa quả ngọt (vải, mít, nhãn…) để bệnh được cải thiện hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng tái phát.
☛ Đọc thêm: Bị nhiệt miệng nên uống nước gì?
Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Kết hợp một số biện pháp có thể đem lại tác dụng tốt, nếu như bạn đang sử dụng thuốc Tây y, Đông y kết hợp với những sản phẩm hỗ trợ như xịt họng AFree là sự lựa chọn hoàn hảo để chữa nhiệt miệng tận gốc. Sản phẩm được kiểm nghiệm đầy đủ và đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt GMP. Vậy nên người dùng hoàn toàn an tâm, tin tưởng khi sử dụng và không lo gây tác dụng phụ.
Thành phần
- Kẽm (ZnI2)
- Dimethyl sulfoxide (DMSO)
- Tá dược: đường kính, natri benzoat, tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết
Xịt họng AFree được nghiên cứu tại Đại học Nam California về ứng dụng của Kẽm iod nano hóa trong dung môi hữu cơ. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, dẫn tới các hệ quả lâm sàng khác bao gồm gia tăng khả năng nhiễm khuẩn và tần suất nhiễm bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Kẽm giúp tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch do chúng tham gia vào hoạt động của các trung gian miễn dịch như cytokine, đóng góp vào sự ổn định màng tế bào và có vai trò quan trọng trong duy trì hoạt động nội bào của các bạch cầu.
Iod bản thân nó là một chất diệt khuẩn mạnh với phổ rộng mà độc tính thấp. Nó hướng tới exotoxin (ngoại độc tố) và enzyme của vi khuẩn, tạo ra sự kháng thuốc rất thấp.
Vì vậy, xịt họng AFree giải quyết được các mục tiêu trong điều trị nhiệt miệng, từ đó cải thiện tốt tình trạng nhiệt miệng lâu ngày không khỏi.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh nhiệt miệng và sản phẩm xịt họng AFree, bạn có thể gọi tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Lời kết
Nhiệt miệng tuy không gây biến chứng nghiêm trọng nhưng khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu không kết hợp những biện pháp hợp lý nó có thể tái diễn nhiều lần làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bài viết đã giải thích được những lý do chữa mãi bệnh không khỏi và cách chữa nhiệt miệng tận gốc, mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn.