Viêm thanh quản là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở những người hay phải sử dụng giọng nói như giáo viên, phát thanh viên, ca sĩ,… Vậy nên, việc điều trị viêm thanh quản thế nào cho hiệu quả là điều mà nhiều người rất quan tâm. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Hiểu nhanh về viêm thanh quản
Thanh quản nằm ở phía trước cổ, nối tiếp ở họng dưới và nằm trên khí quản, chức năng chính là dẫn khí và phát âm. Viêm thanh quản là trình trạng sưng viêm ở niêm mạc thanh quản. Khi âm thanh đi qua dây thanh bị viêm sẽ làm giọng nói bị bóp méo, khàn giọng. Bệnh được chia thành 2 loại tuỳ theo mức độ là:
- Viêm thanh quản cấp tính: Bệnh thường do vi khuẩn, virus tấn công và kéo dài từ 2-3 tuần.
- Viêm thanh quản mãn tính: Đây là tình trạng viêm thanh quản cấp tính kéo dài trên 3 tuần do nhiều yếu tố tác động: cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng hô hấp,…
Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cũng khiến cho người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng phổ biến của viêm thanh quản như: Khàn giọng, mất tiếng, có thể ho nhiều hoặc không, cảm giác nóng rát ở cổ họng, khô họng, khi soi thanh quản sẽ thấy phù nề,…
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản:
- Người thường xuyên phải nói to, nói nhiều.
- Người đang mắc các bệnh về đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang,…)
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Do thời tiết thay đổi đột ngột.
- Thường xuyên sử dụng rượu, bia, uống nước lạnh và hút thuốc lá.
- Do sống trong môi trường bụi bẩn, hoá chất ô nhiễm độc hại.
Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản
Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh:
Đối với người viêm thanh quản không khó thở.
- Người bệnh tránh để cơ thể nhiễm lạnh, hạn chế nói to, nói nhiều, la hét.
- Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng được bác sĩ kê đơn như: Thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm ho, long đờm,…
- Điều trị tại chỗ: Các loại thuốc giảm viêm nhóm Corticoid, men tiêu viêm,…
- Bên cạnh đó cần bố sung chế độ ăn uống, nâng cao sức sề kháng cho cơ thể.
Đối với người viêm thanh quản khó thở.
Tuỳ từng mức độ khó thở sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:
- Độ 1: Điều trị theo phác đồ nội khoa.
- Độ 2: Điều trị mở khí quản cấp cứu.
- Độ 3: Điều trị mở khí quản cấp cứu kết hợp với hồi sức tích cực.
Trị viêm thanh quản bằng thuốc Tây y
Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để trị viêm thanh quản.
Thuốc kháng sinh
Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm thanh quản do nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Các nhóm thuốc kháng sinh được bác sĩ sử dụng như:
- Nhóm Beta lactam: Cephalexin, Amoxicilin, thuốc Cephalosporin (Cefadroxyl, Cefuroxime,…).
- Nhóm thuốc Macrolide: Azithromycin, Roxithromycin, Clarythromycin…
- Thuốc kháng men: Acid Clavulanic, Sulbactam…
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, người bệnh cần thận trọng khi dùng. Chỉ nên sử dụng thuốc trong khoảng thời gian ngắn với liều lượng chỉ định. Trường hợp lạm dụng thuốc có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm có tác dụng làm giảm sưng, tiêu viêm, chống phù nề. Một số loại thuốc chống viêm như: Prednisolon, Methylprednisolon,… hoặc thuốc chống viêm dạng men như: Alpha chymotrypsin, Lysozym…
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Người bệnh mắc viêm phế quản thường đi kèm với những triệu chứng như đau họng, sốt,… Nhất là trẻ nhỏ thì triệu chứng này thường gặp hơn. Khi đó bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp làm giảm đau, hạ sốt như: Paracetamol, Ibuprofen, Piroxicam, Aspirin,…
Thuốc giảm ho, long đờm
Khi bị viêm thanh quản, người bệnh sẽ thấy rất khó chịu ở họng, kèm với đó là ho nhiều và có đờm. Alphachymotrypsin thường được sử dụng để giúp làm giảm ho khan, ho có đờm, long đờm hiệu quả.
Thuốc điều trị tại chỗ
Ngoài những loại thuốc uống kể trên, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc điều trị tại chỗ để làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm thanh quản. Các phương pháp điều trị tại chỗ như: khí dung, xông hoặc bơm thuốc thanh quản bằng corticoid, kháng sinh hay kháng viêm dạng men. Bên cạnh đó có thể dùng kèm thêm dung dịch giảm viêm, sát khuẩn tại chỗ.
Bài thuốc dân gian trị viêm thanh quản
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện triệu chứng của viêm thanh quản.
Mật ong
Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp làm dịu cổ họng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, mật ong còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Bởi thế mà mật ong được sử dụng để trị các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho,…
Cách làm như sau:
- Bạn dùng 1-2 quả chanh đào đem đi rửa sạch, khía lớp vỏ ngoài.
- Cắt chanh thành những miếng nhỏ rồi đem đi ngâm với một chút mật ong trong khoảng 2-4h.
- Khi sử dụng, ngậm trực tiếp chanh trong miệng rồi nuốt từ từ. Áp dụng cách này đều đặn thì sẽ làm giảm đau họng, khàn tiếng rất hiệu quả.
Lá xương sông
Trong thành phần của lá xương sông có chứa 0.24% tinh dầu, 3.28% p-cymene, 94,96% methylthymol, 0.12% limonene và acid axetic có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn rất tốt.
Cách làm như sau:
- Dùng khoảng 5-10 lá xương sông và 20-30ml giấm ăn.
- Rửa sạch lá xương sông rồi đem đi đập dập nhẹ, đem đi nhúng giấm.
- Sau khi bạn súc miệng bằng nước muối, ngậm trực tiếp hỗn hợp lá xương sông với giấm rồi nuốt từ từ.
- Thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/ ngày và liên tục sẽ thấy bệnh tiến triển.
Khế chua
Theo Đông y, khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chữa ho khan, ho có đờm, lợi tiểu,… Vậy nên nhiều người thường dùng khế để chữa viêm thanh quản, long đờm, làm dịu đau rát họng.
Cách làm như sau:
- Rửa sạch 2-3 quả khế, sau đó thái lát mỏng rồi cho vào bát.
- Rải thêm 2-3 thìa đường lên trên, đậy kín trong khoảng 3-4 tiếng.
- Sau đó bạn gạn lấy nước, ngậm rồi nuốt từ từ.
- Thực hiện cách này liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy triệu chứng viêm thanh quản thuyên giảm nhanh chóng.
Tỏi
Rất nhiều người sử dụng tỏi để làm cải thiện triệu chứng viêm thanh quản. Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin được ví như loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm dịu cổ họng.
Cách làm như sau:
- Dùng 2-3 tép tỏi tươi đen đi nướng chín.
- Sau đó bóc vỏ rồi cho vào cốc nghiền nát với chút nước ấm.
- Người bệnh uống trực tiếp, nuốt từ từ từng ngụm nước nhỏ.
- Áp dụng cách này khoảng 2 lần/ ngày sẽ thấy triệu chứng được cải thiện.
Củ cải trắng
Trong thành phần của củ cái trắng có chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng, giúp trị các bệnh về đường hô hấp (trong đó có viêm thanh quản).
Cách làm như sau:
- Cần chuẩn bị 3 củ cải trắng và 1 củ gừng tươi.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem đi xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt của hỗn hợp vừa xay rồi chia làm 2 phần bằng nhau.
- Người bệnh sử dụng uống ngay trong ngày, thực hiện liên tục sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
Phẫu thuật ngoại khoa trị viêm thanh quản
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ngọai khoa nếu việc điều trị nội khoa không có tác dụng. Bên cạnh đó, những trường hợp người bệnh có hạt xơ dây thanh, viêm thanh quản mãn tính đã biến chứng hoặc có khối u ở thanh quản thì sẽ được phẫu thuật.
Những điều cần lưu ý khi trị viêm thanh quản
Người bệnh cũng nên lưu ý một số điều dưới đây khi trị viêm thanh quản.
- Hạn chế nói nhiều, nói to, la hét trong thời gian trị viêm thanh quản.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách, súc miệng với nước muối thường xuyên.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, uống nước lạnh và các loại nước có cồn, gas, cafein,…
- Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
- Không để cơ thể bị nhiễm lạnh, nên giữ ấm cổ họng.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hoá chất độc hại, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, có thể dùng máy tạo độ ẩm trong nhà.
Xịt họng AFree – hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm thanh quản
Xịt họng AFree được phân phối bởi Dược phẩm Thái Minh là là một sản phẩm sử dụng theo dạng xịt, dùng để giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
Sản phẩm sản xuất trên nguyên lý kết hợp hai thành phần ZnI2 ( Kẽm lod) và DMSO (Dimethyl sulfoxide), có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn và giảm sưng, viêm nhanh chóng.
Các công dụng của sản phẩm AFree gồm:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, viêm thanh quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Bạn có thể dùng xịt họng AFree mỗi ngày khoảng 5-6 lần hoặc pha AFree với nước theo tỉ lệ 1:20, rồi dùng dung dịch này sức miệng ngày 3 lần. Mỗi lần từ 25-30ml sát khuẩn rất tốt.
Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp được bạn biết thêm những cách trị viêm thanh quản cho hiệu quả. Ngoài ra nếu còn điều gì thắc mắc về viêm thanh quản hoặc sản phẩm AFree, bạn có thể gọi về tổng đài miễn cước 1800.9068 để được tư vấn.