Đau họng là một triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý đường hô hấp. Tuy không quá nguy hiểm nhưng trong nhiều trường hợp đau họng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người mắc. Để sớm chấm dứt tình trạng đó, cũng như để bệnh không diễn biến nặng hơn, bạn cần nhận biết được các dấu hiệu đầu tiên của đau họng và can thiệp kịp thời.
Mục lục
Các dấu hiệu đau họng là gì?
Đau họng thường là các phản ứng tức thời của cơ thể trước sự tấn công của yếu tố gây bệnh. Các dấu hiệu đầu tiên của đau họng có thể là cảm giác khô hoặc ngứa bên trong khoang miệng hoặc cổ họng. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy cổ họng bị đau và đau nặng hơn khi nuốt. Ngoài ra, một số dấu hiệu thường gặp khác bao gồm:
- Sốt: Ở người bình thường, cơ thể có nhiệt độ nằm trong khoảng 36,5oC – 37,5oC. Bất cứ khi nào nhiệt độ cơ thể tăng tới 38oC hoặc hơn thì có nghĩa là bạn đang bị sốt. Đau họng đi kèm với sốt cao là triệu chứng thường gặp trong bệnh cúm và viêm họng do liên cầu khuẩn.
- Cổ họng bị sưng: Cổ họng bị sưng thể hiện cho tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc họng. Sưng họng làm cho bạn cảm thấy vướng víu, đau rát và khó chịu. Đi kèm với sưng là niêm mạc cổ họng của bạn trở nên nóng và đỏ hơn.
- Xuất hiện các đốm trắng trên amidan: Những đốm trắng thường là mủ được tạo thành khi bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn và virus tấn công và cổ họng. Những vệt trắng này có thể gặp trong bệnh viêm amidan, viêm họng liên cầu khuẩn, tăng bạch cầu đơn nhân hay những bệnh nhiễm trùng khác.
- Giọng nói khàn hoặc bị bóp nghẹt: Khàn tiếng là tình trạng thay đổi bất thường về giọng nói, thường gặp trong các bệnh liên quan tới khô, đau rát họng. Khàn tiếng không phải là một triệu chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu khàn tiếng kéo dài trên 10 ngày thì bạn cần đi thăm khám bác sĩ do nó có thể bắt nguồn từ một bệnh lý nghiêm trọng hoặc bệnh của bạn đang tiến triển nặng hơn.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa: Đi kèm với cảm giác đau họng, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa. Triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ em.
- Mệt mỏi: Tùy tình trạng bệnh lý nặng hay nhẹ mà bạn có thể cảm thấy mệt mỏi ở các mức độ khác nhau. Thậm chí nghiêm trọng nhất là bệnh nhân không còn sức lực và không thể rời giường.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị đau họng bạn cần biết những gì để bảo vệ sức khỏe?
Dấu hiệu đau họng gặp trong trường hợp nào?
Đau họng là một tình trạng phổ biến và có thể gặp trong nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp. Việc xác định đau họng do nguyên nhân gì cần phải căn cứ vào các triệu chứng khác của bệnh, từ đó đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau họng phổ biến.
Cảm lạnh
Tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh thường là các loại virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Đau họng là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất ở cảm lạnh. Các triệu chứng theo sau đó có thể là:
- Chảy nước mũi: Trong những ngày đầu tiên bị bệnh, bệnh nhân thường chảy nước mũi, ban đầu nước mũi khá trong nhưng sau đó nó sẽ trở nên đặc và sẫm màu hơn.
- Ho: Thường là ho nhẹ và có thể kéo dài đến tuần thứ hai của bệnh.
- Hắt xì: Hắt hơi là triệu chứng xảy ra sớm và khá đặc thù ở bệnh cảm lạnh.
- Mệt mỏi: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và không muốn rời giường.
- Sốt: Thường chỉ là những cơn sốt nhẹ.
Các triệu chứng của cảm lạnh thường bắt đầu từ 1-3 ngày sau khi bạn bị nhiễm virus. Bệnh thường kéo dài trong khoảng 3-7 ngày và không để lại di chứng.
Cúm
Tương tự với cảm lạnh, cúm cũng là một bệnh lý do virus xâm nhập đường hô hấp trên gây ra. Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm lạnh có xu hướng xuất hiện dần dần, trong khi cảm cúm xuất hiện khá đột ngột và các triệu chứng cũng biểu hiện rầm rộ hơn. Cụ thể:
- Đau họng và chảy nước mũi.
- Ho khan dai dẳng.
- Đau đầu, đau cơ, ớn lạnh.
- Kiệt sức, mệt mỏi nghiêm trọng, thậm chí không thể rời giường.
- Sốt cao.
- Buồn nôn và nôn, đặc biệt ở trẻ em.
Ở người lớn, cảm cúm thường không nghiêm trọng. Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi mắc bệnh nhưng các triệu chứng thường hết sau một hoặc hai tuần mà không để lại di chứng. Trong khi đó, ở trẻ em và người lớn tuổi khi bị cúm có nguy cơ cao để lại biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, vấn đề tim mạch, nhiễm trùng tai, …
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mách bạn 8 mẹo chữa cảm cúm đau rát họng nhanh chóng và hiệu quả
Viêm họng do liên cầu
Viêm họng do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau họng. Vi khuẩn gây bệnh là Streptococcus pyogenes, hay còn gọi là liên cầu khuẩn nhóm A. Các triệu chứng của viêm họng do vi khuẩn bao gồm:
- Đau họng, các đơn đau dữ dội và kéo dài, có thể đau đến mức không nuốt được.
- Xuất hiện các đốm đỏ ở vòm họng.
- Đau đầu, đau nhức toàn thân.
- Sốt cao.
- Amidan sưng đỏ và có hiện tượng mưng mủ.
- Buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt ở trẻ em.
Viêm họng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn gây ra, do đó việc điều trị bằng kháng sinh có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, đồng thời hạn chế các biến chứng xảy ra.
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay còn gọi là GERD) là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên ống dẫn thức ăn vào miệng. Axit đi lên sẽ gây kích ứng niêm mạc, làm cho bạn có cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực và đau họng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Ợ hơi, ợ chua đặc biệt là sau khi ăn và khi nằm hoặc ngồi.
- Hôi miệng.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Khó nuốt, cảm giác đau khi nuốt
- Ho mãn tính
Nếu bạn cảm thấy đau họng kèm theo các triệu chứng như nóng rát vùng ngực, ợ chua nhiều hơn hai lần một tuần, bạn nên sắp xếp thời gian để đi khám bệnh vì khả năng cao bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản.
Nhiễm HIV
Đau họng và các triệu chứng tương tự như bệnh cúm đôi khi có thể xuất hiện sớm ở một người bị nhiễm HIV. Người dương tính với HIV có thể bị đau họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm nấm miệng hoặc do nhiễm virus cytomegalovirus (CMV). Hệ thống miễn dịch càng tổn thương nặng thì các triệu chứng càng biểu hiện nghiêm trọng.
Đau họng có nguy hiểm không?
Đa phần các trường hợp đau họng đều bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt của người bệnh hoặc do các bệnh lý về đường hô hấp như bệnh cúm, cảm lạnh, viêm họng, …
Trong trường hợp bệnh nhân áp dụng sớm các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp, tình trạng đau họng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và ít để lại di chứng.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan, không có biện pháp can thiệp kịp thời bệnh có thể diễn biến theo chiều hướng xấu và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng sang các cơ quan lân cận gây ra các bệnh như viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa hay thậm chí là nhiễm trùng máu.
Đau họng cần đi khám bác sĩ khi nào?
Hầu hết các trường hợp đau họng đều không nguy hiểm và sẽ tự biến mất sau 2-7 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau rát họng kéo dài trên 2 tuần, hoặc đau họng nặng kèm theo các triệu chứng sau thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị:
- Sốt cao trên 38oC
- Khó nuốt, khó thở, khó mở miệng
- Chảy nước dãi
- Nước bọt hoặc đờm lẫn máu
- Sưng ở cổ hoặc mặt
- Có cục u ở cổ
- Đau khớp, đau tai
- Phát ban
Tôi có thể tự điều trị đau họng tại nhà không?
Nếu tình trạng đau họng ở mức độ nhẹ, bạn không nhất thiết phải đi khám bác sĩ ngay mà có thể cải thiện bằng một số biện pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà như dưới đây:
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những biện pháp giảm đau họng cổ điển nhất và cho hiệu quả khá tốt. Muối có tác dụng hút bớt chất nhầy, giảm sưng và làm cho bạn cảm thấy đỡ đau hơn.
Bạn có thể pha nước muối súc miệng bằng cách cho nửa thìa cà phê muối ăn hòa tan trong một cốc nước ấm hoặc mua nước muối sinh lý 0,9% tại các nhà thuốc. Mỗi ngày bạn nên súc miệng 3 lần, mỗi lần khoảng 30 giây. Không nên súc miệng bằng nước muối quá nhiều vì điều này có thể làm cho lớp màng nhầy trong cổ họng của bạn bị khô, dẫn đến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
Uống nước gừng
Gừng được biết đến như loại thảo mộc khiến các cơn đau dạ dày trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, ít người biết rằng gừng còn có thể làm giảm đau họng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng gừng tươi. Gừng khô hay bột gừng sẽ cho hiệu quả kém hơn.
Để giảm đau họng, bạn hãy cạo vỏ rồi băm nhỏ một nhánh gừng tươi rồi cho vào cốc nước sôi, để khoảng 3 phút rồi chắt lấy nước uống. Bạn cũng có thể cho thêm mật ong hoặc chanh cho dễ uống.
Uống trà mật ong
Mật ong không chỉ cung cấp nhiều vitamin có lợi cho cơ thể mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau và chống nhiễm trùng cổ họng. Bạn hãy pha 1 thìa cà phê mật ong trong một cốc nước nóng, thêm 1 thìa nước cốt chanh. Tác dụng của mật ong kèm theo tác dụng làm co lớp màng nhầy của chanh sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 13 cách trị đau họng rát cổ an toàn, hiệu quả nhanh chóng!
Bật máy tạo ẩm
Không khí quá khô có thể gây kích ứng niêm mạc làm cho cổ họng bị đau. Bạn nên bật máy tạo ẩm để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho không khí. Không khí đủ ẩm sẽ làm cho các mô mềm và lớp màng trong họng khỏe mạnh hơn, do đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Một chiếc máy tạo độ ẩm sẽ rất hữu ích cho những ngày mùa đông – khi mà không khí trở nên khô hơn so với các mùa khác trong năm.
Tránh xa các chất gây kích ứng
Khi bạn hít phải các mùi khó chịu hoặc hóa chất mạnh, cổ họng sẽ bị kích ứng làm cho nó bị sưng và ngứa. Đảm bảo nhà bạn luôn sạch sẽ và không có hóa chất gây kích ứng cổ họng sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, khói thuốc và các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể làm tình trạng đau họng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để bảo vệ cho cổ họng của bạn, việc tránh xa chúng là điều cần thiết.
Thuốc giảm đau
Các thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, … có thể giúp bạn giảm đáng kể triệu chứng đau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể tự điều trị bằng những thuốc giảm đau nói trên ngay tại nhà. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc giảm đau, bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm về cách dùng và liều dùng để hạn chế những tác dụng bất lợi của thuốc lên cơ thể.
☛ Xem thêm: Các loại thuốc trị đau rát họng hiệu quả hiện nay
Xịt họng AFree – biện pháp giảm đau họng nhanh chóng
Kết hợp với các phương pháp nêu trên, xịt họng AFree là một lựa chọn tuyệt vời để giảm đau họng mà bạn không nên bỏ qua. Sản phẩm được phát triển dựa trên sáng chế ứng dụng của Kẽm trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp của công ty Invenmed – Hoa Kỳ.
AFree được tạo nên từ hai thành phần chính là ZnI2 và DMSO. Trong khi ZnI2 cho tác dụng diệt virus, hỗ trợ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa thì DMSO đóng vai trò như một chất mang giúp ZnI2 qua màng sinh học một cách dễ dàng hơn, từ đó phát huy tối đa tác dụng của mình. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của tổ hợp này, xịt họng AFree mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong việc:
- Giảm ho, đau rát họng
- Tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng sưng, viêm, nhiệt miệng
- Phòng ngừa viêm phế quản, ho lâu ngày không khỏi
Cách sử dụng của xịt họng AFree rất đơn giản, với đau họng ở mức độ vừa và nhẹ, bạn có thể xịt họng mỗi ngày 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp. Đối với trường hợp đau họng nghiêm trọng, bạn có thể xịt 15 lần/ ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các dấu hiệu đau họng, nếu có bất cứ thắc mắc gì bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng