Đau rát cổ họng là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi cổ họng bị viêm và kích ứng, gây khó chịu khi nói, ăn uống, thậm chí có thể gây khó thở. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng đau họng, tiêu biểu như việc ăn uống. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn liệt kê những gì người bị đau rát cổ họng cần kiêng ăn để tránh bệnh ngày càng nặng thêm.
Mục lục
Nguyên tắc ăn uống cho người bị đau rát cổ họng
Cùng với những biện pháp điều trị, chế độ ăn uống cũng góp một phần không nhỏ trong việc làm giảm cơn đau rát họng. Để tối ưu quá trình điều trị, bạn cần nắm lòng những nguyên tắc ăn uống dưới đây:
Tránh xa các thực phẩm dễ gây tổn thương vòm họng
Đau rát cổ họng xuất hiện khi cổ họng bị sưng, viêm, tấy đỏ. Một số loại đồ ăn quá khô, cứng có thể cọ xát gây xước vòm họng, gây cảm giác đau, khó nuốt. Đồng thời, việc cọ xát còn làm tổn thương thêm các vùng sưng tấy, khiến cơn đau rát họng lâu lành hoặc trở nặng.
Hạn chế ăn các thực phẩm kích thích cổ họng
Các nhóm thực phẩm có vị cay, nóng hoặc chua đều có thể gây kích ứng cổ họng, kéo dài tình trạng rát, đỏ, nóng trong rất khó chịu. Các loại đồ ăn quá lạnh cũng không tốt cho cổ họng. Bởi chúng có khả năng gây bỏng lạnh và tăng tiết dịch nhầy, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập làm bệnh trầm trọng hơn.
Bổ sung các thực phẩm có lợi
Các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt và thức ăn, đồ uống ấm là những thứ được ưu tiên sử dụng cho người bị đau rát họng. Chúng giúp hạn chế sự tác động lên vùng cổ họng vốn đang bị tổn thương, làm dịu và giảm cảm rát đau rát. Những loại thực phẩm được gợi ý bao gồm:
- Thực phẩm mềm, ninh nhừ: Cháo, bột nấu chín…
- Các món ăn có tính mát: Canh rau đay, mồng tơi…
- Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch: Nho, lựu, xoài…
- Thực phẩm chứa kẽm: Tôm (bóc vỏ), ốc, ngao, sò…
- Các món tráng miệng: Pudding, mousse, thạch…
Không nên kiêng khem tuyệt đối
Việc hạn chế những thực phẩm gây ảnh hưởng đến vòm họng là tốt. Tuy nhiên, bạn không nên kiêng khem quá đà, hay ngừng ăn quá nhiều món cùng một lúc, kể cả những món yêu thích và những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Quá trình thay đổi đột ngột thực đơn hàng ngày có thể gây nên sự căng thẳng, khó chịu không nên có, thậm chí làm thiếu hụt chất dinh dưỡng. Bạn chỉ nên kiêng ăn một số thực phẩm gây kích ứng cổ họng trong khoảng thời gian điều trị nhất định. Đồng thời, để đảm bảo dinh dưỡng, bạn có thể thay thế những thực phẩm cần hạn chế bằng các loại khác cùng nhóm.
Người bị đau rát cổ họng cần kiêng ăn gì?
Dưới đây là danh sách cụ thể về một số loại thực phẩm người đau rát cổ họng cần kiêng ăn để bệnh mau khỏi.
Thức ăn thô, thực phẩm giòn, cứng
Các loại thức ăn thô (như rau sống) hay các thực phẩm giòn, cứng (như bánh mì nướng khô, bánh quy, các loại hạt) đều không thích hợp sử dụng khi bạn bị đau rát cổ họng. Dù đã được nhai nát, nhưng các mảnh nhỏ thức ăn vẫn khá cứng và góc cạnh, dễ làm tổn thương cổ họng vốn đang nhạy cảm, gây khó nuốt và đau họng hơn.
? Nên tránh: Các loại hạt (hạt điều, lạc, hướng dương), bánh mỳ nướng, bánh quy, bim bim, snack…
Thực phẩm có tính acid
Trong việc ăn uống hàng ngày, nhiều người ưa chuộng các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây, nước trái cây họ cam, quýt, cà chua và nước sốt, dưa chua, ngâm muối… Tuy nhiên, lượng acid trong những loại thực phẩm này có thế gây kích ứng cổ họng vốn đang nhạy cảm, gây sưng, viêm nặng hơn, làm tình trạng đau rát họng càng thêm nghiêm trọng.
Mặt khác, ăn những thức ăn có vị chua có thể dẫn đến trào ngược acid dạ dày – thực quản, chất xúc tác cho cơn đau rát họng.
? Nên tránh ăn nhiều: Dưa chua, nước sốt cà chua, chanh, quất tươi, giấm…
Thức ăn cay, chứa gia vị gây khó chịu
Các loại thức ăn chứa ớt bột, hạt tiêu, nước sốt nóng sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm, khiến cơn đau rát họng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Các gia vị cay nóng gây kích thích tuyến nước bọt, tạo ra một lượng lớn chất nhầy trong cổ họng. Các chất nhầy này tích tụ gây khó chịu, khiến bạn phải hắng giọng nhiều hơn dẫn đến tổn thương cổ họng.
? Nên hạn chế sử dụng gia vị: Ớt, tương ớt, hạt tiêu, mù tạt…
Đồ chiên rán
Cơn đau rát họng xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu. Do đó, các thực phẩm không lành mạnh như khoai tây chiên hay gà rán sẽ không giúp bạn cảm thấy ổn hơn. Dù không trực tiếp ảnh hưởng xấu đến tình trạng đau rát họng, nhưng chúng không có tác dụng làm giảm các triệu chứng, thậm chí gây suy yếu hệ miễn dịch, gián tiếp làm tăng viêm nhiễm, đau họng.
? Nên tránh: Khoai tây chiên, gà rán, bánh chuối chiên, hamburger…
Sữa chua
Sữa chua tốt cho đường ruột, nhưng với cổ họng thì không. Sữa chua làm đặc thêm chất nhầy tiết ra từ cổ họng, khiến bạn ho nhiều và khó chịu hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau rát họng.
? Nên hạn chế: Sữa chua các loại.
Đồ uống có đường
Tương tự như đồ ăn chiên rán, các loại thức uống có hàm lượng cao dễ gây suy yếu hệ miễn dịch. Hầu hết các đồ uống có ga đều có thể làm tăng tình trạng viêm. Do đó, cần tránh sử dụng đồ uống có đường, có ga khi đang gặp cơn đau rát họng.
? Nên tránh: Coca, nước ngọt có ga, nước giải khát.
☛ Tham khảo tại: Bị đau rát họng nên uống gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?
Chất kích thích
Rượu, bia và nước súc miệng chứa cồn có thể gây kích thích, đau nhói ở cổ họng. Chúng cũng làm mất nước, gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi cổ họng.
? Không nên sử dụng: Rượu, bia, thuốc lá.
Một số lưu ý để đau rát cổ họng nhanh khỏi
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị và kiêng khem, để đau rát cổ họng nhanh khỏi, bạn cũng nên lưu ý thêm một số điều sau:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn phát triển, giảm đau, sưng cổ họng. Tốt nhất, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để có thêm tác dụng long đờm.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ: Nghỉ ngơi là giải pháp ưu tiên khi bạn mắc các bệnh nhiễm trùng. Trong khi nghỉ ngơi, hệ miễn dịch sẽ tạo ra nhiều kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn chặn tình trạng đau họng.
- Sử dụng viên ngậm đau họng khi cần: Viên ngậm đau họng có tác dụng giảm đau tức thời, bạn có thể tìm mua chúng tại các nhà thuốc. Nhớ sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn bạn nhé.
- Sử dụng máy phun sương cấp ẩm: Máy phun sương giúp tăng độ ẩm không khí, giảm khô rát cổ họng, hạn chế được tình trạng đau họng khó nuốt.
- Uống nhiều nước lọc.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 13 cách trị đau họng rát cổ an toàn, hiệu quả nhanh chóng!
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu cơn đau họng của bạn không biến mất sau 7 ngày, hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. Hầu hết các cơn đau rát họng xảy ra do nhiễm virus (cảm lạnh, cảm cúm), nhiễm vi khuẩn (viêm họng do liên cầu khuẩn. Đau họng cũng có thể do các yếu tố môi trường như dị ứng thời tiết, khói thuốc lá, không khí khô, hoặc do thói quen sinh hoạt như ngủ ngáy, la hét. Đôi khi, đau họng còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như trào ngược dạ dày – thực quản, các khối u, ung thư vòm họng…
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ ngay nếu cơn đau họng trở nặng, hoặc kèm theo bất kỳ triệu chúng nào sau đây:
- Khó nuốt, khó thở.
- Sốt.
- Phát ban, dị ứng, nổi mẩn.
- Viêm, sưng tuyến.
- Đau khớp hoặc đau nhức một số bộ phận khác không rõ nguyên nhân.
Phòng và làm giảm đau họng nhờ xịt họng AFree
Người ta thường chỉ tập trung vào vệ sinh tay và các bề mặt mà quên mất rằng, vệ sinh cổ họng mới là ưu tiên hàng đầu trong phòng ngừa – điều trị đau rát cổ họng nói riêng và các bệnh lý viêm đường hô hấp nói chung. Một số người có thói quen súc miệng nước muối hàng ngày – đây là biện pháp khá hiệu quả để hạn chế các vi sinh vật tích tụ trong cổ họng. Tuy nhiên, khi cổ họng bị viêm, sưng, các vi khuẩn, virus xuất hiện với mật độ lớn hơn, nước muối sinh lý không đủ hiệu quả để tiêu diệt chúng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng các loại nước xúc miệng xát khuẩn và xịt họng. Xịt họng AFree là dung dịch sát khuẩn có thể sử dụng theo 2 cách là xúc miệng và xịt họng rất tiện lợi, phù hợp cho cả gia đình trong mọi lúc, mọi nơi.
Xịt họng AFree là sản phẩm của tập đoàn Dược phẩm Thái Minh, bắt nguồn từ đề tài nghiên cứu kết hợp cùng các chuyên gia tại đại học Nam California – Hoa Kỳ, trong việc ứng dụng nano Kẽm Iod trong dung môi hữu cơ để diệt khuẩn đường hô hấp. Công thức của AFree đã được gửi đơn đăng ký bảo hộ độc quyền tại Nhật. Sản phẩm được cấp phép lưu hành tại Việt Nam dưới dạng thiết bị y tế, có số đăng ký 210001508/PCBA-HN.
Với thành phần chính là sự kết hợp của hai nguyên tố Kẽm (Zn) và Iod (I) cùng dạng bào chế phù hợp, xịt họng AFree có tác dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách dùng xịt họng AFree rất đơn giản, mỗi ngày bạn nên thực hiện khoảng 5 – 6 lần theo các bước sau:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt, xoay đầu xịt nằm ngang để dễ dàng xịt vào cổ họng.
- Bước 2: Mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Bàn tay cầm vào lọ xịt, đưa ngón tay trỏ lên nút xịt. Đưa lên miệng, hướng đầu vòi cịt vào họng, ngón trỏ ấn trên nút xịt 4 – 5 nhịp.
- Bước 4: Vệ sinh đầu xịt và đóng nắp như ban đầu.
Khi bị sưng, đau rát họng nặng kèm ho, bạn có thể sử dụng xịt họng khoảng 15 lần mỗi ngày, hoặc pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:20, rồi dùng súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25 – 30ml để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
Sau đó, bạn có thể uống nước để xua tan vị này. Bạn hãy yên tâm, vì đây chỉ là cảm giác khi dùng lần đầu thôi. Đến những lần tiếp theo, bạn sẽ quen và cảm thấy mát lạnh, sảng khoái.
Đau rát cổ họng thường kéo dài không lâu và các biện pháp khắc phục tại nhà có thể xử lý đa phần các tình trạng này. Việc hạn chế một số thực phẩm không phù hợp sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm đi sự khó chịu ở cổ họng. Danh sách trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác những gì bản thân nên tránh để cơn đau rát cổ họng không gây thêm phiền toái.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng