Bị ho, rát lưỡi và đau cổ họng là tình trạng rất phổ biến, hầu hết bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Vì vậy, xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị hợp lý là câu hỏi khiến nhiều bạn đọc bạn băn khoăn. Hãy cùng chúng tôi trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Bị ho, ngứa cổ họng và đau rát lưỡi là gì?
- Những ai dễ bị đau rát lưỡi, ngứa họng và ho?
- Nguyên nhân gây ho, đau rát lưỡi và ngứa cổ họng?
- Ho, đau rát lưỡi và ngứa họng – dấu hiệu của bệnh lý gì?
- Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
- Điều trị đau rát lưỡi, ngứa cổ họng và ho bằng thuốc tân dược
- Mẹo giảm ho, đau rát lưỡi và ngứa cổ họng tại nhà
- Phòng ngừa ho kèm đau rát lưỡi và cổ họng hiệu quả
- Xịt họng AFree – giảm ho, giảm đau rát lưỡi và ngứa cổ họng
Bị ho, ngứa cổ họng và đau rát lưỡi là gì?
Ho là phản xạ bảo vệ đường hô hấp trước các tác nhân có hại tấn công đường hô hấp từ đó giúp làm sạch cổ họng. Cùng với đó là cảm giác bị ngứa và đau rát ở trong cổ họng có tác dụng để thúc đẩy tống các dị vật trong đường hô hấp ra bên ngoài.
Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khô, đau rát và khiến vùng niêm mạc cổ họng bị thương. Đồng thời gây nhiều trở ngại và khó khăn cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Ho, ngứa họng và đau rát lưỡi có thể là triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Do vậy, người bệnh cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị thích hợp là rất quan trọng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tất tần tật những điều bạn cần biết về ho ngứa họng
Những ai dễ bị đau rát lưỡi, ngứa họng và ho?
Ho, đau rát lưỡi và cổ họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, song dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ dễ bị bệnh mà bạn cần lưu ý.
- Trẻ em và thanh thiếu niên (3 tuổi – 15 tuổi) dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm vùng cổ họng gây các cơn ho kéo dài. Hơn nữa, da và niêm mạc trẻ mỏng nên dễ bị tổn thương hơn gây đau rát, khó chịu lưỡi và vùng hầu họng.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu, khi đó cơ thể không đủ khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi sinh vật có hại.
- Người hút hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá, khói thuốc gây tổn thương niêm mạc hầu họng, phổi và kích ứng cổ họng gây ho kèm đau rát cổ họng và thậm chí nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, một số công việc khiến bạn phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại gây tổn thương đường hô hấp khi hít phải chúng trong thời gian dài.
- Người thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng: ăn các thực phẩm cay nóng trong thời gian dài sẽ làm mỏng vùng da miệng từ đó dễ viêm loét cũng như sự tấn công của các vi sinh vật có hại.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị ho ngứa họng?
Nguyên nhân gây ho, đau rát lưỡi và ngứa cổ họng?
Bị ho và đau rát lưỡi và ngứa cổ họng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân mà bạn thường gặp.
Nhiễm virus – nguyên nhân thường gặp
Ho và đau rát lưỡi và cổ họng do virus chiếm đến 80% và thường gặp các virus gây cúm và cảm lạnh thông thường hay một số căn bệnh nguy hiểm hơn như: viêm gan B, Covid-19, HIV, bệnh bạch cầu đơn nhân…
Virus là một phần của tế bào sống, do vậy chúng cần ký sinh bắt buột vào vật chủ mới sống và phát triển được. Vì vậy, đa số các virus gây bệnh cho bạn do tiếp xúc với chất đờm, dãi, nước bọt…của người bệnh khi ho, hắt hơi hay nói chuyện.
Khi virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô gây một số bệnh trong đường hô hấp như: chảy nước mũi, ho, đau rát lưỡi, sưng tấy vùng cổ họng. Virus có thể thâm nhập sâu hơn vào các bộ phận khác trong cơ thể như: phổi, gan, hệ miễn dịch… gây nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Nhiễm khuẩn – gây đau rát lưỡi, ngứa họng và ho nhiều
Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, phản xạ tự nhiên của cơ thể là gây các cơn ho. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu từ đó gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc miệng gây ho nhiều và đau, ngứa rát cổ họng.
Một số vi khuẩn gây bệnh như: Streptococsus pyogenes, Corynebacterium diphyteriae, Neisseria gonorrhoeae… gây viêm họng, viêm amidan.
Các chất kích ứng, ô nhiễm môi trường
Các chất kích ứng như phấn hoa, lông thú, khói bụi thuốc lá… là tác nhân thường gây dị ứng, kích thích hệ miễn dịch từ đó gây ho, hắt hơi kèm theo đau rát lưỡi và cổ họng.
Ô nhiễm môi trường gây nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể, đầu tiên có thể kể đến như: ho nhiều, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát, sưng tấy cổ họng.
Đặc thù công việc
Đau rát cổ họng và ho thường gặp ở những ngành nghề yêu cầu gọng nói như: ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, nhân viên bán hàng… yêu cầu công việc đòi hỏi bạn phải nói hay hát liên tục trong thời gian dài khiến niêm mạc miệng và hầu họng sẽ nhanh bị khô và dễ bị tổn thương.
Ho, đau rát lưỡi và ngứa họng – dấu hiệu của bệnh lý gì?
Bị ho, đau rát lưỡi và ngứa họng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, dưới đây là một số bệnh lý thường gặp.
Cảm lạnh và cảm cúm
Cảm lạnh là căn bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu. Ho nhiều, đau rát lưỡi và ngứa ngáy cổ họng là dấu hiệu dễ nhận biết của căn bệnh này. Cùng với đó người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên bệnh không nguy hiểm, chỉ sau từ 7-10 ngày bệnh sẽ tự khỏi.
Cảm cúm là bệnh gây ra bởi virus, các triệu chứng bệnh khá giống với cảm lạnh nhưng mức độ có thể nghiêm trọng hơn. Thậm chí, nếu không điều trị thích hợp có thể dẫn đến viêm phổi.
☛ Tham khảo thêm tại: Mách bạn 8 mẹo chữa cảm cúm đau rát họng nhanh chóng và hiệu quả
Viêm họng
Viêm họng là tình trạng niêm mạc vùng cổ họng bị viêm nhiễm. Cổ họng bị sưng viêm khiến bạn luôn có cảm cảm giác khó chịu, đau rát, đặc biệt mỗi khi ăn, nuốt nước bọt và giao tiếp. Hơn nữa, khi bị viêm niêm mạc vùng cổ họng ngứa ngáy, thường xuyên bị kích thích khiến các cơn ho kéo dài.
Nấm miệng
Trong miệng, cổ họng luôn có sự cư trú của nấm Canida. Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch sẽ kiểm soát, ức chế sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu tạo cơ hội thuận lợi sinh sôi nhanh chóng, tấn công cơ thể và gây bệnh nấm miệng.
Từ đó xuất hiện các mảng màu trắng, vàng trong khoang miệng, khiến bạn đau rát lưỡi, cùng với các cơn ho và ngứa cổ họng.
Viêm phổi, viêm phế quản
Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể không đủ khả năng ngăn chặn các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công cơ thể. Chúng sẽ tiếp tục xâm nhập sâu hơn và gây nhiều căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở các nhu mô phổi. Bệnh với các biểu hiện đặc trưng như: sốt, ho khan, ho có đờm, đau rát lưỡi, ngứa cổ họng, khó thở…
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng acid dịch vị tăng tiết làm trào ngược lên vùng thực quản và cổ họng. Hậu quả là làm bào mòn niêm mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Từ đó gây các cơn ho kéo dài kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng bỏng vùng cổ họng và đau rát lưỡi.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Ho, đau rát lưỡi và ngứa cổ họng là các triệu chứng phổ biến, thường không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này xuất hiện lâu ngày không khỏi có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm hay là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp điều trị thích hợp khi:
- Các ho kéo dài nhiều hơn 1 tuần, số lần xuất hiện hiều hơn
- Trình trạng đau rát cổ họng nặng hơn
- Ho nhiều, đờm nhiều, đôi khi có lẫn máu
- Sốt cao trên 38 độ
- Xuất hiện các cơn khó thở
- Phát ban hoặc xuất hiện khối u vùng cổ
Điều trị đau rát lưỡi, ngứa cổ họng và ho bằng thuốc tân dược
Hầu hết các trường hợp bị ho và đau rát lưỡi, cổ họng do virus sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Việc bạn cần làm là nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Khi bạn bị vi khuẩn tấn công, các bác sĩ/ dược sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc như:
- Kháng sinh: Amoxicilin, Ampicilin, Cefadroxil…để tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
- Chống viêm: Alphachymotrypsin, Prednisolone, Methyprednisolone…giảm sưng tấy, phù nề.
- Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Paracetamol phối hợp.
Bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ/ dược sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất, giảm nguy cơ kháng thuốc.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả giảm ho và đau rát cổ họng bạn có thể cân nhắc sử dụng một số thuốc sau:
- Thuốc xịt giảm đau và làm sạch họng (xịt họng AFree)
- Thuốc ngậm giảm ho, giảm đau rát họng.
Mẹo giảm ho, đau rát lưỡi và ngứa cổ họng tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhẹ không cần sử dụng thuốc bạn có áp dụng một số mẹo hay giúp giảm nhanh các cơn ho và giảm đau rát cổ họng tại nhà. Và tăng tác dụng trị bệnh trong thời gian sử dụng thuốc điều trị.
Nước muối: có tác dụng làm dịu niêm mạc, kháng viêm, diệt khuẩn. Từ đó giúp giảm ho, loãng đờm, giảm đau rát cổ họng trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan…
Súc miệng bằng nước muối là cách làm vừa đơn giản lại mang lại hiệu quả cao. Bạn cần chuẩn bị khoảng 200-250 ml nước ấm, sau đó thêm khoảng 1/2 thìa cafe muối, khuấy đều súc miệng 2-3 lần.
Mật ong: có tính tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm ho, kích thích tạo niêm mạc nên có tác dụng giảm nhanh tình trạng ho, ngứa, đau rát cổ họng và nhanh chóng làm lành vết thương do vi khuẩn, virus gây ra.
Bạn có thể ăn hoặc uống trực tiếp mật ong nguyên chất hay kết hợp với một số thảo dược khác như: chanh, gừng tươi, lê, húng chanh…
Gừng tươi: được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa các bệnh đường hô hấp. Gừng có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, làm ấm cơ thể nên mang lại hiệu quả cao trong các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng…
Cách áp dụng các bài thuốc rất đơn giản, bạn có thể ngậm lát gừng vào sâu trong hầu họng hoặc hãm nước uống trà hàng ngày.
Phòng ngừa ho kèm đau rát lưỡi và cổ họng hiệu quả
Nguyên nhân chủ yếu gây ho và đau rát cổ họng chủ yếu do các virus, vi khuẩn, vì vậy phòng ngừa là vô cùng cần thiết và quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo.
- Nghỉ ngơi hợp, ngủ đủ giấc và đúng giờ từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch và khả năng tự chữa lành của cơ thể.
- Xây dựng khẩu phần ăn uống khoa học, ưu tiên các thực phẩm mềm, tránh các đồ quá cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Vệ sinh tay sạch sẽ theo đúng quy trình, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi ho, hắt hơi, đi vệ sinh.
- Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng, giữ độ ẩm thích hợp.
- Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang và giữ ấm vùng cổ khi trời chở lạnh.
- Để tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh hãy lấy tay hoặc giấy ăn khi ho, hắt hơi, ngáp.
Xịt họng AFree – giảm ho, giảm đau rát lưỡi và ngứa cổ họng
AFree là sản phẩm dạng xịt giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát cổ họng và phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do các virus, vi khuẩn gây bệnh. Sản phẩm được sản xuất và phân bởi Dược phẩm Thái Minh – công ty đã có 10 năm hoạt động thị trường Dược phẩm Việt Nam.
Sản phẩm có sự kết hợp đặc biệt của ZnI2 với DMSO có tác dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng rất đơn giản và thuận tiện.
- Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 2-3 nhịp vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương.
- Trong trường hợp ho nặng, có thể xịt 15 lần/ngày.
- Có thể pha dung dịch với nước để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml.
Lưu ý, sản phẩm không dành cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi.
Trong thời điểm giao mùa, và đại dịch Covid-19 như hiện nay, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus và vi khuẩn là vô cùng cần thiết. Hãy sử dụng AFree giúp bạn và gia đình có một sức khỏe tốt.
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên toàn quốc
Đặt mua xịt họng AFree giao về tận nhà TẠI ĐÂY
Kết luận: Bài viết trên là tổng hợp các kiến thức quan trọng về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa ho và đau rát lưỡi, cổ họng. Hy vọng qua bài viết mang đến thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc từ đó giúp bạn phòng ngừa và có biện pháp điều trị hiệu quả.