Xịt họng Afree

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
hotline

Tư vấn miễn cước

1800 9068
  • Trang chủ
  • Xịt họng AFree
    • Xịt họng AFree
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bệnh viêm đường hô hấp
    • Ho đờm
    • Đau rát cổ họng
    • Viêm họng
    • Viêm amidan
    • Viêm thanh quản
    • Viêm đường hô hấp
  • Bệnh nhiệt miệng
  • Tin tức về AFree
  • Điểm bán
Trang chủ » Bệnh viêm đường hô hấp

[TÌM HIỂU] 8 loại thuốc chữa ho viêm họng thường dùng

Viêm họng là căn bệnh thường gặp và khá phổ biến vào thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách sử dụng thuốc cũng như phòng bệnh viêm họng hiệu quả. Vì vậy, bài viết sau sẽ chia sẻ về các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm họng và những cách đơn giản để phòng ngừa bệnh viêm họng.

Mục lục

  • Tổng quan về bệnh viêm họng
  • Các loại thuốc chữa viêm họng thường dùng
    • Thuốc kháng sinh
    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
    • Thuốc chống viêm corticosteroid
    • Thuốc chống viêm nhóm enzyme (Alphachymotrypsin)
    • Thuốc giảm ho
    • Thuốc hạ sốt, giảm đau
    • Thuốc tiêu đờm
    • Thuốc súc họng
  • Viêm họng khi nào cần dùng thuốc điều trị?
  • Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng
  • Xịt họng AFree – Giảm nhanh các triệu chứng ho viêm họng

Tổng quan về bệnh viêm họng

Viêm họng là căn bệnh phổ biến thường gặp trong các thời điểm giao mùa của năm hoặc khi cơ thể bị suy yếu, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể có cơ địa dị ứng, bị nhiễm lạnh… Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây viêm họng, nhưng chủ yếu là do virus, sau đó có thể bội nhiễm vi khuẩn với các triệu chứng cơ bản: sưng, nóng, đỏ, đau, tăng tiết dịch.

benh-viem-hong
Viêm họng là bệnh hay gặp, đặc biệt là thời điểm giao mùa

Thông thường, bệnh viêm họng thường khỏi sau 5 – 7 ngày (nếu đề kháng của cơ thể tốt) và có thể kèm theo các triệu chứng: đau rát họng, ngứa, đau khi nuốt, sốt cao…

☛ Xem đầy đủ: Các triệu chứng viêm họng hạt

Các loại thuốc chữa viêm họng thường dùng

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh là các chất chuyển hóa tự nhiên hoặc tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của các chất tự nhiên, có khả năng ức chế hoặc diệt vi sinh vật ở nồng độ thấp. Có 2 nhóm kháng sinh chính được sử dụng để điều trị viêm họng:

thuoc-khang-sinh
Thuốc kháng sinh sử dụng trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn
  • Nhóm Beta-lactam gồm: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Ceftriaxone…
  • Nhóm Macrolid gồm: Clarithromycin, Azithromycin, Erythromycin…

Thuốc kháng sinh trong điều trị viêm họng chỉ có tác dụng khi nguyên nhân gây viêm họng là do vi khuẩn, hoặc trong trường hợp người bệnh viêm họng do virus, sau có bội nhiễm vi khuẩn.

Cần lưu ý một số tác dụng phụ của 2 nhóm thuốc này như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, nổi mày đay, loạn nhịp tim, phù…

Lưu ý: Không được lạm dụng kháng sinh và cần sử dụng đúng và đủ liều để tránh tình trạng kháng kháng sinh, đặc biệt là trẻ em.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Các triệu chứng của viêm họng thường thấy là: ho đau rát họng, đau khi nuốt, họng sưng phù… Các triệu chứng trên thực chất đều do phản ứng viêm của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh vùng họng. Vì vậy, thuốc chống viêm là nhóm thuốc không thể thiếu trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh viêm họng.

Hiện nay, hoạt chất chủ yếu thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid được sử dụng rộng rãi là: Diclofenac, Ibuprofen…

Cơ chế chống viêm của nhóm thuốc này là ức chế sự tổng hợp enzyme COX, đặc biệt là enzyme COX-2 (có vai trò quan trọng trong các phản ứng viêm). Do thuốc ức chế tạo ra sản phẩm trong phản ứng viêm nên giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm họng, làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Tác dụng không mong muốn chung:

  • Gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Làm tăng thời gian chảy máu.
  • Kéo dài thời gian mang thai và đẻ tự nhiên, gây đẻ khó.
  • Gây độc với thận: Do làm giảm lưu lượng máu qua thận, giảm tốc độ lọc cầu thận, dùng lâu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

Thuốc chống viêm corticosteroid

Corticoid là thuốc chống viêm có bản chất tương tự như hormon được sản xuất bởi tuyến vỏ thượng thận. Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị triệu chứng trong trường hợp viêm chuyển sang mức độ nặng. Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm corticosteroid thường dùng: Dexamethason, Betamethason, Prednisolon…

Các thuốc corticoid được sử dụng trong viêm họng giúp giảm bớt, làm dịu các triệu chứng gây khó chịu ở bệnh nhân như: sưng, phù nề vùng họng, ngứa rát họng, đau khi nuốt… Corticoid có tác dụng vô cùng mạnh trong chống viêm theo cơ chế:

  • Ức chế phospholipase A2, làm giảm, mất tác dụng của các chất trung gian hóa học trong phản ứng viêm: Leucotrien, Prostaglandin, Histamin…
  • Giảm tập trung bạch cầu tại ổ viêm, giảm đưa bạch cầu tới ổ viêm, giảm tác dụng của đại thực bào và bạch cầu.
  • Giảm hình thành mô liên kết do giảm sản xuất collagen, ức chế phản ứng viêm.

Tuy nhiên, nếu sử dụng corticoid dài ngày và ở liều cao có thể gây ức chế miễn dịch do làm giảm tế bào lympho, ức chế chức năng thực bào, ức chế sản xuất kháng thể. Do đó, corticoid có thể gây các tác dụng không mong muốn như:

thuoc-corticosteroids
Các thuốc corticosteroid khi sử dụng cần có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế
  • Làm tăng tiết pepsin, tripsin, có thể gây chảy máu, thủng dạ dày.
  • Hội chứng Cushing (mặt béo, người béo, chân teo): gây phù, dễ bị nhiễm khuẩn, đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ, tăng lipid máu…

Do các thuốc trong nhóm này có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng viêm ở bệnh nhân cực kỳ nhanh và hiệu quả nên trong một số trường hợp người bệnh thường lạm dụng corticoid. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, corticoid có khá nhiều tác dụng không mong muốn nên người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc này. Chỉ sử dụng khi đã sử dụng thuốc nhóm NSAIDs mà không thấy triệu chứng thuyên giảm hoặc triệu chứng quá nặng.

Thuốc chống viêm nhóm enzyme (Alphachymotrypsin)

Alphachymotrypsin là thuốc chống viêm không steroid, có bản chất là enzyme được chiết xuất từ tuyến tụy, sau đó được tinh chế và đông khô để sử dụng. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh mẽ do có khả năng phân giải protein, giúp giảm sưng, giảm đau.

Trong viêm họng, thuốc giúp giảm sưng, phù nề do các phản ứng viêm ở vùng hầu, họng. Ngoài ra, Alphachymotrypsin còn giúp giảm sưng sau phẫu thuật, chấn thương.

Thuốc được dùng dưới hai dạng là viên nén và viên ngậm. Với mỗi dạng dùng khác nhau, liều dùng sẽ khác nhau, vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Thuốc giảm ho

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm ho, tuy nhiên Codein và Dextromethorphan là 2 loại dược chất chính được người bệnh ưu tiên sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Đây là 2 loại thuốc giảm ho trung ương, có tác dụng chính là ức chế trung tâm ho, do đó có tác dụng giảm ho, giảm các phản xạ kích thích gây ho.

Lưu ý:

  • Do Codein có khả năng gây nghiện, do đó cần hết sức thận trọng khi sử dụng và tránh tình trạng lạm dụng Codein để làm thuốc giảm ho.
  • Dextromethorphan có tác dụng giảm ho mạnh hơn Codein, không gây nghiện và ít gây tác dụng phụ hơn. Vì vậy, Dextromethorphan được ưu tiên sử dụng hơn Codein trong điều trị ho.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt chủ động do trung tâm điều nhiệt bị rối loạn bởi các tác nhân gây sốt. Nếu tình trạng sốt nhẹ, người bệnh có thể tự sử dụng thuốc hạ sốt mà không cần chỉ định của bác sĩ như: Aspirin, Paracetamol…

thuoc-ha-sot
Sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp viêm họng có kèm nóng sốt

Paracetamol và Aspirin thường được chỉ định trong trường hợp sốt từ nhẹ đến vừa. Theo khuyến cáo của bác sĩ, thuốc hạ sốt cần được sử dụng khi sốt trên 39oC với người lớn và sốt trên 38.5oC với trẻ em. Thuốc hầu như không tác động đến hệ hô hấp và tim mạch, không ảnh hưởng đến cân bằng kiềm – toan trong cơ thể.

Do Paracetamol có khả năng gây độc cho gan nên cần hết sức thận trọng về liều dùng và thời gian dùng thuốc (dùng liều tiếp theo phải cách ít nhất 4 giờ). Đặc biệt, với những người bị bệnh về gan thận cần hết sức lưu ý và cần tính toán lại liều khi dùng thuốc.

Thuốc tiêu đờm

Thuốc long đờm là thuốc hoạt động dựa trên cơ chế cắt đứt các liên kết vốn có trong dịch nhầy, giúp cắt các mảnh đờm thành các mảnh đờm nhỏ hơn, từ đó giúp đờm có thể dễ dàng bị tống ra ngoài nhờ khạc, nhổ. Một số thuốc long đờm được sử dụng phổ biến hiện nay như: Carbocistein, Acetylcystein…

Thuốc có công dụng làm lỏng dịch tiết phế quản, dịch nhầy đường hô hấp để dễ khạc đờm, dịu ho. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra khởi phát cơn hen ở một số người có tiền sử bị bệnh hen phế quản, làm loãng chất nhầy ở dạ dày từ đó có thể gây viêm loét dạ dày. Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc và không kéo dài thời gian sử dụng thuốc do có thể gặp một số tác dụng phụ khác.

☛ Tham khảo đầy đủ: Các loại thuốc trị đờm hiệu quả

Thuốc súc họng

Virus, vi khuẩn là tác nhân gây ra viêm họng. Vì vậy, ngoài sử dụng các thuốc làm giảm triệu chứng của viêm họng, cần sử dụng kèm theo các thuốc tiêu diệt các tác nhân đó bằng cách súc họng thường xuyên. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc súc họng khác nhau giúp tiêu diệt vi khuẩn bằng nhiều cơ chế khác nhau như:

thuoc-suc-hong
Thuốc súc họng giúp ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn ở vùng hầu họng
  • Nhóm kháng sinh súc họng
  • Nhóm sát khuẩn
  • Nhóm trung hòa pH…

Thông thường, thuốc súc họng thường dùng 2 – 4 lần/ngày. Người bệnh cần tìm hiểu súc họng sao cho đúng cách, tránh súc họng quá lâu do có thể dẫn đến tình trạng tổn thương lông chuyển của đường hô hấp hoặc viêm phổi do hóa chất gây nguy hiểm.

Thuốc súc họng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác như: toát mồ hôi, ngứa họng, sốc phản vệ, dị ứng với các thành phần trong thuốc súc họng… Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng, cũng như lưu ý các thành phần của thuốc súc họng để tránh dị ứng và các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Viêm họng khi nào cần dùng thuốc điều trị?

Viêm họng thường có nhiều nguyên nhân, có thể do virus (chiếm tới 80% các trường hợp mắc), vi khuẩn (chiếm 5-10% trường hợp mắc) hoặc do các tác nhân khác gây ra như: kích ứng niêm mạc đường hô hấp, hóa chất, ô nhiễm…

Viêm họng thường khỏi sau 3 – 5 ngày nếu người bệnh có sức đề kháng tốt. Thông thường điều trị viêm họng là điều trị các triệu chứng do phản ứng viêm gây ra như: sưng, nóng, đau rát vùng họng, kèm theo nóng, sốt. Các triệu chứng trên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn, hoạt động làm việc không hiệu quả.

Trong trường hợp đó, việc sử dụng các thuốc giảm triệu chứng như: thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, long đờm… là cần thiết.

Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, người bệnh có thể không dùng thuốc mà thay vào đó là sử dụng một số biện pháp sau để làm giảm nhẹ hoặc giúp bệnh mau khỏi hơn như:

  • Súc miệng bằng nước muối thường xuyên để tiêu diệt tác nhân gây bệnh vùng hầu họng.
  • Nghỉ ngơi.
  • Uống nhiều nước (nước ấm) giúp giữ ấm vùng họng, tránh sự nhân lên của virus, vi khuẩn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm đau rát vùng họng, long đờm hiệu quả.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, giúp bệnh mau khỏi hơn.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc giúp điều trị bệnh ho, viêm họng thì việc thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh cũng quan trọng không kém. Sau đây là một số phương pháp phòng bệnh viêm họng hiệu quả:

uong-nuoc-am
Uống nước ấm là một phương pháp phòng bệnh ho viêm họng hiệu quả
  • Tăng cường thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là thời điểm giao mùa (đây là khoảng thời gian thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh)
  • Vệ sinh môi trường sống để đảm bảo môi trường xanh sạch, tránh sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, các chất kích thích đây là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng, khiến các tác nhân gây bệnh dễ tấn công vào cơ thể để gây bệnh hơn.
  • Giữ ấm họng, cơ thể vào thời tiết lạnh vì nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn có sẵn trong họng gây bệnh. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, không thể bảo vệ cho cơ thể được.
  • Đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc khi ra đường.
  • Tránh để điều hòa hoặc quạt gió quạt thẳng vào họng vì sẽ gây khô họng, khô mũi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vùng hầu họng, gây viêm họng.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để tiêu diệt tác nhân gây bệnh có sẵn trong họng.

Xịt họng AFree – Giảm nhanh các triệu chứng ho viêm họng

Như đã nêu ở trên, vệ sinh họng thường xuyên bằng các loại nước sát khuẩn có pH phù hợp là cách giúp phòng bệnh cũng như chữa bệnh viêm họng. Xịt họng AFree là dung dịch xịt họng có tác dụng sát khuẩn, giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng: ho, sưng, viêm, đau rát vùng họng… phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.

xit-hong-afree
Xịt họng AFree – Giảm nhanh các triệu chứng ho viêm họng

Dung dịch xịt họng AFree được phát triển dựa trên công thức được chuyển nhượng của Invenmed, Hoa Kỳ. Sau khi có mặt trên thị trường, dung dịch xịt họng nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng do dễ sử dụng và sử dụng rất hiệu quả.

Sở dĩ, trong dung dịch AFree có chứa các ion có tác dụng diệt khuẩn mạnh như: Kẽm, Iod (I), Dimethyl sulfoxide (DMSO), tinh dầu gừng, tinh dầu khuynh diệp, chiết xuất keo ong, hương hoa quả… giúp làm dịu nhẹ các triệu chứng đau rát họng, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng

Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY

Tác giả: Vũ Quang Vinh - 10/03/2022
Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm: Viêm họng

Bài viết liên quan

  • TOP 12 VIÊN NGẬM TRỊ HO TIÊU ĐỜM PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

  • Tiết lộ 8 cây thuốc nam trị ho ra máu hiệu quả từ dân gian!

  • Cách trị ho hậu Covid an toàn tại nhà

  • Top 10 cách trị ho có đờm tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất!

  • Mách bạn cách trị ho có đờm cho bé ngay tại nhà

Bài viết nổi bật
  • [TÌM HIỂU] Đau rát họng kéo dài nguyên nhân do đâu?
  • Bật mí 10 cách tan đờm cổ họng không dùng thuốc
  • Cách trị ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm ra máu – Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
  • Top 10 cách trị đau rát họng có đờm tại nhà
Thông tin về Xịt họng AFree
  • [Thông báo] Đổi tên xịt họng VFree thành xịt họng AFree
  • Thông tin sản phẩm Xịt họng AFree
  • Địa chỉ mua Xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
  • Xịt họng AFree của công ty nào? Uy tín không?
  • Những lưu ý khi sử dụng xịt họng AFree

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Đặt mua sản phẩm

Hotline: 1800 9068

- Giá bán lẻ: 125.000đ/ chai 30ml

- Mua 4 tặng 1 qua hình thức nhắn tin tích điểm, tiết kiệm tới 25.000đ/ 1 hộp

- Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000đ

Sản phẩm
Xịt họng Afree
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Phí vận chuyển:
Tổng:
  • Chính sách giao nhận, chuyển hàng
  • Chính sách đổi, trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Hướng dẫn mua hàng, thanh toán
Chia sẻ Facebook

↑