Ngứa họng là một cảm giác rất phiền toái, mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua. Tình trạng này, nếu kéo dài, thường dẫn đến ho, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ngứa họng? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mục lục
8 nguyên nhân gây ngứa cổ họng
Ngứa họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng khó chịu này:
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngứa cổ họng. Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn ở người trưởng thành, với triệu chứng dai dẳng, mãn tính.
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một tác nhân vô hại như phấn hoa, lông tơ, bụi, khói thuốc…, hoặc do thay đổi thời tiết. Khi đó, một chất hóa học gọi là Histamin sẽ được giải phóng và dẫn đến tình trạng dị ứng.
Bên cạnh ngứa họng, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như: ngứa mũi, chảy nước mũi lỏng, hắt hơi, cay mắt, chảy nước mắt…
Dị ứng thực phẩm hoặc thuốc
Đây là phản ứng của cơ thể xảy ra sau khi bạn ăn uống một thực phẩm hoặc loại thuốc nhất định nào đó. Lúc này, hệ miễn dịch xác định nhầm thức ăn hay thuốc mà bạn dùng là tác nhân gây hại và dẫn đến dị ứng.
– Với dị ứng thực phẩm: Các phản ứng thường xảy ra sau khi dùng thức ăn gây kích thích vài phút tới vài giờ. Các loại thực phẩm này thường là đậu phộng, trứng, sữa, lúa mì, hải sản…
Triệu chứng dị ứng có thể chỉ đơn giản là ngứa ở khu vực cổ họng hoặc miệng. Tuy nhiên, một số trường hợp, người bệnh gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn như tiêu chảy, phát ban, phù nề…, hay thậm chí bị nguy hiểm tới tính mạng.
– Với dị ứng thuốc: Penicillin hoặc các kháng sinh khác là loại thuốc mà nhiều người hay bị dị ứng. Trong đó, ngứa họng thường là biểu hiện đầu tiên và xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc.
Một số phản ứng khác có thể gặp bao gồm: phát ban, buồn nôn, nôn, tê môi, khó thở… Đặc biệt, dị ứng thuốc có thể gây sốc phản vệ, trụy tim mạch, hôn mê và dẫn đến tử vong.
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
Các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, khi tấn công vào đường hô hấp, có thể dẫn tới viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm… Các bệnh lý này thường bắt đầu bằng triệu chứng nhẹ như ngứa cổ họng, sau đó tiến triển nặng hơn thành đau họng, ho, sốt, đau nhức cơ thể, nhức đầu…
Với cảm lạnh, bạn thường chỉ bị ngứa họng, chảy nước mũi, đau họng nhẹ. Còn nếu bị nhiễm cúm, ngoài ngứa, đau họng, người bệnh hay bị sốt cao, run rẩy, đau cơ, mệt mỏi cơ thể… Các triệu chứng cúm đa số sẽ nặng và lâu khỏi hơn so với cảm lạnh.
Nói quá nhiều
Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa cổ họng. Khi bạn nói quá nhiều và lâu, đặc biệt là la hét, các cơ ở cổ họng sẽ phải liên tục hoạt động, bị kích thích và dẫn đến ngứa họng.
Nguyên nhân này thường gặp ở những người làm các công việc đặc thù, cần sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình… Trong trường hợp này, bạn nên nghỉ ngơi, tránh nói nhiều, nói to, tạo điều kiện cho cổ họng có thời gian hồi phục.
Mất nước
Mất nước là hiện tượng cơ thể mất đi lượng nước nhiều hơn so với lượng uống vào. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết nóng bức, sau khi tập thể dục hoặc do bị ốm, làm bạn toát nhiều mồ hôi.
Mất nước có thể dẫn đến khô miệng, nước bọt không đủ tiết ra để làm ẩm khu vực miệng họng. Khi đó, niêm mạc họng sẽ bị kích thích và gây ra cảm giác ngứa. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như khát, khô môi, nuốt vướng, tiểu ít, nước tiểu sậm màu…
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược acid xảy ra khi acid trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và họng, gây tổn thương các khu vực này. Do đó, người bị trào ngược acid mãn tính thường gặp phải các vấn đề về cổ họng, trong đó có ngứa họng.
Bệnh thường biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác bên cạnh ngứa họng bao gồm: ợ hơi, ợ nóng, nóng rát vùng ngực, đau họng, viêm thanh quản, viêm nướu…
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ho khan, ngứa cổ họng mà không phải do dị ứng. Điển hình trong số này có các thuốc ức chế men chuyển (ACEI) như Captopril, Enalapril…, dùng để điều trị tăng huyết áp. Một trong các tác dụng không mong muốn của ACEI chính là gây ho và ngứa họng.
Thông thường, các triệu chứng này xuất hiện ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc. Nhiều người rất có thể nhầm tưởng mình đang mắc các bệnh hô hấp và dùng các thuốc điều trị ho nhưng không khỏi. Do đó, bạn cần cung cấp cho bác sĩ biết bệnh đang mắc và loại thuốc đang dùng khi đi khám bệnh, để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Các nguyên nhân khác
Cổ họng là một bộ phận nhạy cảm do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Rất nhiều yếu tố có thể tiếp xúc và làm tổn thương bộ phận này, gây ra ngứa họng. Do đó, những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi, hóa chất… hay bị ho, ngứa cổ họng và mắc các bệnh về hô hấp.
Một nguyên nhân khác là do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý. Các thức ăn cay, nóng, nước đá hay chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể kích ứng trực tiếp niêm mạc họng, dẫn đến ngứa họng.
Bên cạnh đó, răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ cũng là một nguyên nhân có thể gây ra cảm giác khó chịu ở họng. Đây chính cơ hội cho các vi sinh vật gây hại phát triển, tấn công, gây tổn thương, viêm nhiễm khu vực miệng họng.
☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ bị ho ngứa họng do đâu?
Ngứa họng khi nào cần gặp bác sĩ?
Đa số trường hợp ngứa họng không cần đi khám và có thể tự giải quyết tại nhà. Tất nhiên, bạn cần theo dõi và liên hệ ngay với bác sĩ, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện.
Nếu triệu chứng ngứa cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn, kèm theo thở khò khè, khó thở, hoặc nuốt đau, người bệnh cần tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Bạn cũng nên đi khám nếu bị ngứa họng lâu ngày, hoặc không khỏi sau khi đã áp dụng các phương pháp điều trị, chăm sóc.
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng mắc kèm, các loại thực phẩm và thuốc mà bạn đã sử dụng. Do đó, việc ghi lại các thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều để chẩn đoán tình trạng bệnh.
Điều trị ngứa cổ họng như thế nào?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ngứa họng, bạn nên có những phương pháp điều trị cho phù hợp và giúp đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như sau:
Thay đổi thói quen, môi trường sống
Việc gây ngứa họng do các yếu tố liên quan đến dị ứng, ô nhiễm môi trường (bao gồm ở nơi làm việc và tại nhà), hoặc dị ứng với các loại thực phẩm thì bạn cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để cải thiện tình trạng ngứa họng xảy ra.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng: Với người có cơ địa dị ứng, bạn cần sớm xác định các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này và hạn chế tối đa tiếp xúc nếu có thể.
- Rửa tay thường xuyên: Vệ sinh tay sạch sẽ là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng… Điều này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, khiến các tác nhân này không còn cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.
- Ngừng hút thuốc lá: Khói thuốc là nguyên nhân gây ra ngứa họng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bạn nên từ bỏ hút thuốc ngay từ hôm nay, để bảo vệ sức khỏe của mình.
- Hạn chế rượu bia: Rượu bia cũng có thể gây kích ứng, làm mất nước niêm mạc họng. Vì vậy, việc hạn chế sử dụng các loại đồ uống này sẽ phần nào giúp phòng tránh triệu chứng ngứa cổ họng.
- Ăn uống hợp lý: Bạn nên tránh ăn các đồ ăn quá cay nóng, nhiều dầu mỡ, hoặc uống đồ uống quá lạnh. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ, trái cây là cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật.
Áp dụng các mẹo dân gian giảm ngứa họng
Đối với các trường hợp gây ngứa họng do sức đề kháng, cảm lạnh hay nói nhiều… bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian đơn giản sau đây để giảm nhanh cơn ngứa rát cổ họng hiệu quả như:
Súc miệng nước muối
Nước muối có khả năng sát khuẩn, làm sạch, giảm viêm, ngứa họng. Tốt nhất, bạn nên dùng nước muối sinh lý để đảm bảo chất lượng và độ tinh khiết nhất. Việc súc miệng đều đặn 3-4 lần hàng ngày sẽ loại bỏ bớt các vi khuẩn, virus gây hại, giúp giảm tổn thương và tình trạng ngứa họng.
Uống nhiều nước
Cơ thể bị mất nước cũng là một trong các nguyên nhân gây ngứa họng. Do đó, bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Nước sẽ giúp làm ẩm khu vực miệng họng và giảm bớt triệu chứng. Ngoài ra, khi uống đủ nước, hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, đẩy lùi sự tấn công của các tác nhân có hại.
Sử dụng mật ong
Mật ong có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Việc ngậm mật ong đều đặn hàng ngày sẽ làm triệu chứng ngứa họng nhanh chóng biến mất. Bạn cũng có thể pha thêm mật ong với chanh – loại trái cây dồi dào vitamin C – giúp tăng cường miễn dịch và hiệu quả điều trị.
Sử dụng gừng
Gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm, quy kinh phế, thường được sử dụng để trị các bệnh liên quan đến hô hấp. Bạn cần giã nhuyễn gừng, chắt lấy nước cốt và trộn cùng mật ong, sau đó nuốt từ từ hỗn hợp này, giúp làm dịu nhanh cơn ngứa họng.
☛ Đọc thêm bài viết: Mẹo chữa ngứa cổ họng nhanh
Sử dụng thuốc uống giảm các triệu chứng
Đa số các trường hợp ngứa họng có thể khắc phục đơn giản với các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng nặng, bất thường, ngứa họng do dị ứng thức ăn, thuốc, viêm mũi dị ứng hoặc một số bệnh lý khác, việc sử dụng thuốc điều trị lúc này là cần thiết.
Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng các loại thuốc khác nhau:
- Do dị ứng: Lúc này, bạn có thể được kê các thuốc kháng Histamin (Clorpheniramin, Promethazin…). Loại thuốc này giúp ngăn chặn phản ứng viêm, nhờ đó làm dịu đi các triệu chứng khó chịu.
- Do nhiễm trùng: Trong trường hợp nguyên nhân gây ngứa họng là nhiễm trùng do vi khuẩn, các kháng sinh như Amoxicillin, Penicillin… sẽ giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh và điều trị triệu chứng.
- Do trào ngược acid: Omeprazol thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề về dạ dày, thực quản. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các thuốc kháng acid (Calcium carbonate…) hoặc kháng H2 (Ranitidin, Cimetidin…). Khi đã khắc phục được tình trạng trào ngược acid, triệu chứng ngứa rát họng sẽ từ từ thuyên giảm.
Xịt họng AFree – giải quyết ngứa cổ họng nhanh chóng
Giữ cổ họng sạch sẽ là một biện pháp phòng ngừa và giảm đau ngứa cổ họng rất tốt, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công đường hô hấp. Xịt họng AFree sẽ hỗ trợ bạn thực hiện điều này một cách tiện lợi và hiệu quả nhất.
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công thức kết hợp tác dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod, xịt họng AFree đem đến nhiều tác dụng nổi bật:
- Giảm ho, sưng viêm, ngứa, đau rát họng hiệu quả.
- Tác dụng đạt được nhanh chóng, chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm họng, rát họng.
- Có thể sử dụng cho cả trẻ em trên 3 tuổi.
Để sử dụng, bạn chỉ cần xịt khoảng 5-6 lần mỗi ngày vào khu vực cổ họng, không chỉ giảm ngứa họng, mà còn giúp phòng ngừa các bệnh hô hấp khác.
Ngứa họng là một triệu chứng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có cho mình các thông tin cần thiết về các nguyên nhân dẫn đến ngứa cổ họng và cách xử lý khi gặp tình trạng khó chịu này. Chúc bạn sẽ sớm giải quyết được triệu chứng và lấy lại một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh!
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY