Nhiệt miệng là gì? Nhiệt miệng có lây không? Nguyên nhân gây ra và các biện pháp phòng ngừa như thế nào. Đó là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giải thích đầy đủ và chi tiết nhất để mọi người có thêm kiến thức cũng như cách phòng ngừa nhiệt miệng. Hãy cùng theo dõi bạn nhé.
Mục lục
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng có tên khoa học là Aphthous ulcer. Chúng là những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện trên bề mặt niêm mạc miệng như môi, bên trong má, nướu. Những vết này thông thường có màu trắng, ngoài ra có trường hợp màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ.
Nhiệt miệng là một bệnh lý khá phổ biến, xuất hiện ở mọi đối tượng. Nhiệt miệng không liên quan đến thể trạng, sức khoẻ của bản thân. Bệnh có dấu hiệu mắc theo gia đình (nhiều thành viên trong gia đình cùng bị nhiệt miệng).
Bệnh có tính chu kỳ lặp lại gần giống nhau, mỗi đợt kéo dài từ 10 đến 15 ngày tuỳ từng người. Biểu hiện ban đầu của bệnh là sự xuất hiện các đốm trắng nhỏ hơi đau, nổi trên bề mặt niêm mạc. Các đốm này phát triển, lớn dần. Bạn có thể nhận biết rõ ràng thông qua các hiện tượng như ăn mặn rất xót, đau rát vùng miệng khi nói.
Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn ổ hoại tử và giai đoạn ổ loét.
- Giai đoạn đầu: là sự hình thành và xuất hiện các vết tổn thương. Các đốm trắng nhỏ 1 – 2 mm hơi gồ lên trên bề mặt niêm mạc. Sau vài ngày, các đốm này to dần lên, bên trong hình thành dịch, nổi phồng lên, vỡ ra để lại ổ hoại tử
- Giai đoạn ổ hoại tử: các mụn nước vỡ ra, ổ hoại tử được hình thành. Ổ hoại tử có đặc điểm là những đốm màu vàng nhạt, đường kính từ 2 – 3 mm. Các màng hoại tử dần tan ra thành dịch, theo nước bọt xuống đường tiêu hoá. Giai đoạn này thường ngắn, kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày, thậm chí còn ngắn hơn.
- Giai đoạn ổ loét: đây là giai đoạn người bệnh thường mới phát hiện ra vết loét khi ăn mặn thấy xót, uống nước hay nói thấy đau. Giai đoạn này kéo dài nhất, từ 5 – 7 ngày, có thể lên tới 2 tuần hoặc lâu hơn.
Xem thêm: Hình ảnh bị nhiệt miệng
Tại sao chúng ta bị nhiệt miệng?
Theo quan điểm dân gian, nhiệt miệng là do cơ thể nóng trong, ăn nhiều đồ cay nóng, hoặc do thời tiết nóng nực. Theo Đông y cho rằng nhiệt ở miệng là do nhiệt độc, ảnh hưởng của tâm, can, tỳ, vị, thận. Còn theo y học hiện đại, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Nguyên nhân thường gặp
Một số tác nhân được cho là có thể dẫn đến nhiệt miệng như:
- Nhiệt miệng xuất phát từ vết thương nhỏ ở miệng do đánh răng quá mạnh, tai nạn hoặc vô tình cắn má
- Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Natri lauryl sulfate (SLES). Môtj nghiên cứu được tiến hành ở Na Uy đã chỉ ra rằng: hiệu ứng biến tính của SLES trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với lớp tế bào biểu mô cơ làm gia tăng tình trạng nhiệt miệng.
- Nhạy cảm với thực phẩm như là chocolate, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, và thực phẩm cay hoặc axit
- Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt
- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
- Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt khiến cho chị em có thể bị nóng trong người
- Căng thẳng cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, nhiệt miệng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý chẳng hạn như:
- Bệnh celiac – một loại rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten
- Các bệnh viêm đường ruột như: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
- Bệnh Behcet, một loại rối loạn gây viêm khắp cơ thể, dẫn đến viêm loét ở miệng
- Hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì mầm bệnh như virus và vi khuẩn
- HIV/AIDS làm ức chế hệ thống miễn dịch
Tham khảo: Thường xuyên bị nhiệt miệng là bệnh gì?
Các đối tượng dễ mắc nhiệt miệng
Nhiệt miệng dễ mắc phải ở các đối tượng như:
- Người có tiền sử bệnh gia đình
- Người trong độ tuổi từ 15 đến 30
- Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam
Vết loét của nhiệt miệng có lây không?
Đôi khi các thành viên trong gia đình cùng bị nhiệt miệng nên nhiều người cho rằng nhiệt miệng dễ lây nhiễm. Vậy, nhiệt miệng có lây không? Nhiệt miệng có lây lan hay không phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh nhiệt miệng.
Nhiệt miệng do Herpes gây ra
Phần lớn bệnh nhiệt miệng lành tính, các vết loét có thể tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày xuất hiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhiệt miệng có thể lây lan từ người sang người. Đó là khi bạn mắc nhiệt miệng Herpes.
Virus lây bệnh Herpes thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da xung quanh và bên trong miệng. Virus Herpes là một dạng virus truyền nhiễm, do đó nó có khả năng lây bệnh từ người sang người nếu có sự tiếp xúc trực tiếp thậm chí gián tiếp với các vết loét. Tỷ lệ lây lan và nhiễm bệnh tăng lên khi các vết loét bị vỡ dịch mủ hoặc chảy máu.
Khả năng mắc bệnh xảy ra khi người lành tiếp xúc với vết phồng hoặc chất dịch từ người bệnh, chẳng hạn như ăn uống chung, dùng chung đồ dùng cá nhân, hôn người bị bệnh. Tương tự, cha mẹ bị bệnh thường lây virus cho con theo cách này. Herpes cũng có khả năng lan tới các vùng khác của cơ thể, không chỉ dừng lại ở miệng.
Nhiệt miệng do nguyên nhân khác
Theo các chuyên gia, các vết loét miệng thể nhỏ và lớn không lây lan từ người này sang người khác. Các vết loét này có xu hướng tái phát khoảng vài lần trong năm. Nếu bị nhiệt miệng do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, hệ miễn dịch suy giảm, thiếu chất dinh dưỡng… thì bệnh thường không lây lan.
Trong một số trường hợp, những người trong gia đình sinh sống trong cùng một môi trường, sinh hoạt, ăn uống giống nhau. Khi sử dụng các thực phẩm có tính cay nóng quá nhiều, do thể trạng khác nhau, người bị trước, người bị sau. Như vậy, trường hợp này nhiệt miệng không phải do lây nhiễm như bạn tưởng.
Tuy nhiên nhiệt miệng vẫn có khả năng lây lan nên người bệnh không nên để mặc nhiệt miệng tự khỏi. Bạn nên có biện pháp điều trị và ngăn ngừa nhiệt miệng phát triển và lây cho người thân xung quanh.
Xem thêm: Nguyên nhân gây nhiệt miệng loét to và cách điều trị tận gốc
Cách phòng nhiệt miệng lây lan từ người sang người
Khi bản thân hay người trong gia đình mắc nhiệt miệng mà chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, bạn cần chú ý phòng tránh bệnh lây lan như:
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, thìa, bàn chải,… Hạn chế tối đa các vật phẩm dùng chung với người nhiệt miệng. Trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn cần có biện pháp làm sạch, khử trùng để hạn chế tiếp xúc nhất. Biện pháp này giúp ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan gián tiếp.
- Hạn chế tiếp xúc thân mật khi bạn đang mắc nhiệt miệng bởi đây là con đường lây lan nhanh nhất. Do đó, bạn nên hạn chế bày tỏ tình cảm khi bị nhiệt miệng
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào vết loét bằng các dung dịch sát khuẩn. Việc này giúp các vết loét không bị nhiểm khuẩn đồng thời hạn chế bệnh lây lan ra xung quanh.
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng là bệnh phổ biến và có khả năng tái mắc cao. Do đó bạn cần có biện pháp điều trị hiệu để bệnh nhanh khỏi, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt và hạn chế tái phát. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Sử dụng thuốc Tây y trị nhiệt miệng
Sử dụng thuốc tây y thường được áp dụng khi nhiệt miệng có dấu hiệu nặng hoặc các triệu chứng của nó ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bạn. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiệt miệng:
- Thuốc gây tê tại chỗ giúp giảm đau rát tại các vết loét như lidocain dạng kem hoặc gel, viên ngậm benzocaine…
- Thuốc sát trùng, chống viêm giúp hạn chế bệnh phát triển như nước súc miệng chứa triclosan hay diclofenac,…
- Thuốc kháng sinh như amoxicillin, tetracyclin được chỉ định để điều trị nhiễm trùng tại các vết loét.
- Sử dụng corticoid tại chỗ như prednisolone hay triamcinolone.
- Ngoài ra, khi có biểu hiện nhiễm trùng, sốt cần thêm thuốc giảm đau hạ nhiệt như paracetamol và bổ sung vitamin C, vitamin B2 hay vitamin PP theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo: Thuốc chữa nhiệt miệng loại nào tốt?
Điều trị nhiệt miệng tại nhà
Đa số các trường hợp bị nhiệt miệng, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:
➤ Sử dụng mật ong hoặc mật ong kết hợp với nghệ thoa vào vết loét. Mật ong có tính kháng khuẩn và chứa các chất chống oxy hoá, kết hợp với nghệ làm giảm sẹo, vết loét nhanh bình phục. Đây là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu và được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả mà nó mang lại.
➤ Sử dụng nước đỗ đen hoặc bột sắn giúp thanh mát cơ thể. Đây là các vị thuốc Đông y giúp loại bỏ nhiệt trong cơ thể, giúp bệnh chóng khỏi.
➤ Súc miệng bằng nước cốt dừa ép từ cùi dừa 3-4 lần/ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
Đọc thêm: Các cách trị nhiệt miệng tại nhà
Những lưu ý khi bị nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối, tránh làm tổn thương niêm mạc
- Nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể
- Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Uống nhiều nước, ăn các đồ ăn mềm, giàu vitamin.
Dung dịch xịt họng AFree – hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt miệng
Việc sử dụng các sản phẩm có tác dụng sát khuẩn cổ họng một cách thường xuyên làm hạn chế đáng kể sự phát triển của bệnh nhiệt miệng. Ngoài các chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm xịt họng AFree. Xịt họng AFree chính là sản phẩm mà bạn cần có trong gia đình. Thiết kế dạng xịt của AFree giúp sản phẩm có thể dễ dàng đi sâu đến các vị trí trong khoang họng với liều lượng chính xác đem lại hiệu quả tối đa.
Xịt họng AFree của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh sẽ giúp họng của bạn luôn được bảo vệ nhờ hai thành phần chính là ZnI2 và DMSO (Dimethyl sulfoxide). Chỉ với 3 bước đơn giản, dung dịch đã được đưa tới đích tác dụng để bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn.
- Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ, hướng đầu vòi phun sương vào sâu cổ họng, ấn nhẹ từ 2-3 nhịp.
Ngoài ra, sản phẩm xịt họng AFree còn có các tác dụng ưu việt có thể kể đến như:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, ngứa, đau rát họng
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn
Sử dụng sản phẩm xịt họng AFree ngày 4-6 lần, mỗi lần 2-3 nhịp vào họng. Tác dụng đem lại của xịt họng AFree rất nhanh chóng, chỉ trong khoảng 1 đến 2 ngày sử dụng, bạn đã cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó bạn cũng có thể pha dung dịch với nước để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần để phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp cũng như nhiệt miệng.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng