Nhiệt miệng là căn bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất cứ thời điểm nào. Bệnh lý này gây ra nhiều phiền toái, bất tiện trong sinh hoạt và giao tiếp. Vậy những tổn thương gây ra bởi nhiệt miệng có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
Mục lục
Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là những tổn thương nhỏ, nông hình thành trên các mô mềm trong miệng hoặc ở dưới nướu răng. Tại vị trí nhiệt, xuất hiện các vết loét, vết rộp màu trắng, vàng hay đỏ. Chúng có thể gây ra cảm giác đau, xót, cũng như khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng vẫn chưa được kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số lý do sau đây:
☛ Do cắn vào vùng mô mềm trong miệng: Khi vô tình cắn vào má hay các vị trí khác trong khoang miệng, sẽ tạo ra vết thương hở. Mặt khác, trong miệng chứa rất nhiều vi khuẩn, nên chúng dễ dàng xâm nhập vào các tổn thương này, gây nhiễm trùng, lở loét và dần dần phát triển thành vết loét miệng.
☛ Do ăn đồ cay nóng: Đây chính là nguyên nhân được nhìn nhận từ Y học cổ truyền. Quan điểm này cho rằng bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc và thấp nhiệt, xuất phát từ tỳ, vị, tâm, can, thận. Trong đó, hay gặp nhất là ở tỳ vị nên thường có khái niệm là nóng trong. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên, phát ra ngoài gây lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ.
☛ Do vệ sinh răng miệng sai cách: Đánh răng mạnh với lông bàn chải thô ráp, làm chảy máu hoặc mẫn cảm với natri lauryl sulfat – một thành phần có mặt trong một số loại nước súc miệng và kem đánh răng.
☛ Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm và acid folic: Nguyên nhân này được dựa trên một cuộc nghiên cứu, được đăng tải trên Tạp chí Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ. Khảo sát trên 58 người thường xuyên nhiệt miệng dùng liều 1000mcg vitamin B12 vào buổi tối trong sáu tháng. Sau đó, kết quả nhận thấy rằng 74% người tham gia không còn tình trạng bị nhiệt miệng.
☛ Rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt, khi mang thai: Nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể không kịp điều hòa, khiến khí âm tích tụ tại gan, thận (quan điểm của Đông y) kéo theo tình trạng nóng trong và lở loét ở các vùng mô mềm, đặc biệt là trong khoang miệng.
☛ Tiền sử bị loét miệng: Thực chất nhiệt miệng cũng là một bệnh lý mang yếu tố di truyền. Bố mẹ thường xuyên bị nhiệt miệng thì con cái của họ cũng có nguy cơ cao. Hoặc người da trắng có xu hướng dễ bị nhiệt miệng hơn người da đen.
Ngoài ra, mắc các bệnh lý sau cũng gây nên nhiệt miệng:
- Bệnh Celiac – một chứng rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten (một loại protein có mặt ở hầu hết các loại ngũ cốc).
- Các bệnh viêm ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
- Bệnh Behcet – bệnh lý hiếm gặp, gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng.
- HIV / AIDS, ngăn chặn và suy giảm hệ thống miễn dịch.
Tìm hiểu thêm: Thường xuyên bị nhiệt miệng là bệnh gì?
Bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Nhiệt miệng dù không nguy hiểm đến tính mạng. Song, nếu không được điều trị dứt điểm, người bệnh sẽ đối mặt với một vài biến chứng như: ung thư lưỡi, ung thư vòm họng và viêm mô tế bào.
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là dạng ung thư hiếm gặp, ảnh hưởng đến phần cổ họng nối phía sau mũi với phía sau miệng (hầu). Các triệu chứng của ung thư vòm họng thường khó nhận biết. Phần vì không có biểu hiện rõ nét trên lâm sàng cho đến khi chuyển sang giai đoạn cuối, phần còn lại là các dấu hiệu tương tự với các bệnh lý khác.
Vì vậy, có khuyến cáo rằng không nên nhầm lẫn giữa ung thư vòm họng với hai dạng ung thư khác tại cổ họng đó là: ung thư thanh quản và ung thư thực quản.
Các dấu hiệu ung thư vòm họng bao gồm: khối u ở cổ không biến mất sau 3 tuần, suy giảm hoặc mất thính lực (thường chỉ ở 1 bên tai), ù tai, khó nghe, nghẹt mũi (cũng thường chỉ tắc một bên), đau đầu, nhìn đôi, giọng nói khàn…
Viêm mô tế bào
Một biến chứng khác nghiêm trọng hơn của nhiệt miệng. Nếu không có biện pháp can thiệp điều trị nào, bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng. Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình của viêm mô tế bào như: đau tại vị trí viêm và những vùng lân cận, vùng da đỏ, sưng, nóng và các vết loét phát triển nhanh chóng, có thể kèm theo sốt. Viêm mô tế bào có thể lan ra những vị trí khác nhưng không lây nhiễm giữa người này và người khác.
Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi – Biến chứng nguy hiểm từ nhiệt miệng
Là một dạng ung thư miệng, dễ nhận biết. Các khối u có thể phát triển ở hai vùng khác nhau của lưỡi. Các triệu chứng của ung thư lưỡi gồm: xuất hiện các mảng đỏ hoặc trắng (còn gọi là bạch sản ở miệng), vết loét trên lưỡi không lành, sưng tấy, lưỡi đau, cổ họng đau khi nuốt, xuất hiện cảm giác mắc kẹt, vướng víu tại họng, khó khăn trong việc cử động hàm hay lưỡi, hình thành một cục u trong miệng, răng lung lay, cổ và tai thường xuyên đau nhức…
Xem thêm: Cách trị nhiệt miệng tận gốc
Cách điều trị nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả
Thông thường đối với các vết loét nhiệt miệng nhỏ sẽ tự khỏi. Còn với trường hợp nặng, nhiều vết loét lớn, dai dẳng hoặc xuất hiện cảm giác đau bất thường, người bệnh cần phải được điều trị y tế. Để giảm thiểu tần suất lặp lại hay làm chúng biến mất nhanh hơn, thì bệnh nhân có thể tham khảo các mẹo sau:
Cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà
Thay đổi thói quen, sinh hoạt
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn những đồ ăn cay hoặc gây nóng trong. Ngược lại, tăng cường bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất.
Đánh răng thường xuyên sau khi ăn và chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có lông mềm, mịn để tránh gây tổn thương cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Súc miệng nước muối
Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng mỗi khi bị nhiệt miệng. Người bệnh có thể mua trực tiếp tại nhà thuốc hoặc tự pha tại nhà theo công thức: hòa tan khoảng một nửa thìa cà phê muối vào 230ml nước ấm. Súc miệng bằng dung dịch muối vừa pha và ngậm trong khoảng 30 giây trước khi nhổ ra. Nên thực hiện súc miệng nhiều lần trong một ngày, mỗi lần cách nhau vài giờ.
Sử dụng nước oxy già
Pha loãng nước oxy già nồng độ 3% với nước theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, dùng bông tăm sạch, nhúng vào dung dịch oxy già và chấm nhẹ lên vết loét. Lưu ý việc làm này sẽ khiến cho vùng loét có cảm giác xót. Ngoài ra, một tiếng sau khi chấm không nên ăn hay uống bất cứ thực phẩm gì.
Vì vậy, để thuận tiện, người bệnh hãy thực hiện cách này sau khi ăn. Duy trì đều đặn mỗi ngày.
Bên cạnh cách sử dụng nói trên, nước oxy già loãng còn có thể súc miệng để sát khuẩn vết loét. Thực hiện súc trong 1 phút, sau đó súc lại với nước sạch.
Đọc thêm: Nước súc miệng chữa nhiệt miệng
Cách chữa nhiệt miệng từ dân gian
- Mật ong: Mật ong có khả năng sát khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng. Khi bị viêm loét miệng, chỉ cần ngậm một ít mật ong hoặc sử dụng tăm bông đã thấm mật ong bôi lên vùng nhiệt miệng. Người bệnh sẽ thấy dễ chịu và các vết loét nhanh chóng se lại.
- Ngậm chất chát – trà xanh: Trà xanh rất hữu dụng trong việc chữa các bệnh viêm loét. Ngậm nước trà xanh mỗi lần 5 – 15 phút, làm liên tục trong 3 ngày, các vết loét sẽ nhanh chóng lành lại.
- Uống nước ép cà chua: Dùng cà chua xay lấy nước ép, uống nhiều lần trong ngày sẽ nhận thấy các vết loét của nhiệt miệng không còn đau xót, nhỏ lại và liền nhanh.
Sử dụng thuốc Tây
Những vết loét miệng kéo dài trên 2 tuần cần được bác sĩ kiểm tra để loại trừ biến chứng hoặc kết hợp biện pháp điều trị theo đơn. Bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc có thể giúp xoa dịu triệu chứng cũng như đẩy nhanh tốc độ lành của các vết loét:
- Nước súc miệng, thuốc dán hoặc kem có chứa dexamethasone – corticoid giúp chống viêm hoặc lidocain – thuốc gây tê để giảm đau, kích ứng.
- Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không nhân steroid: Ibuprofen…
- Kháng sinh: Có thể cân nhắc và xem xét kê đơn với mục đích giảm thiểu kích ứng do viêm dù có phải nhiễm khuẩn hay không.
Tìm hiểu: Thuốc nhiệt miệng dạng nào tốt?
Giải pháp cho người nhiệt miệng đến từ xịt họng AFree
Sản phẩm xịt họng AFree được bào chế dưới dạng xịt, giúp tối ưu hóa quá trình đưa hoạt chất để hỗ trợ điều trị các vấn đề của bệnh hô hấp trên như: viêm họng, ngứa họng, ho có đờm và đặc biệt là nhiệt miệng.
Dung dịch xịt họng AFree là thành quả từ sự kết hợp giữa đề tài nghiên cứu khoa học của Thái Minh và đại học Nam California, Hoa Kỳ. Sản phẩm được cố vấn khoa học Thái Minh là TS.BS Hoàng Xuân Ba cùng các cộng sự xây dựng từ tháng 3/2020 và do công ty Cổ phần Công nghệ Thái Minh công bố.
Sản phẩm mang đến công dụng hiệu quả:
- Tiêu viêm, giảm đau rát tại vết loét do nhiệt miệng gây ra.
- Nhanh chóng làm lành các tổn thương và hạn chế sự tái diễn nhiệt miệng.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn quốc
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Lời kết
Qua bài viết, người bệnh đã phần nào nắm rõ về mức độ nguy hiểm của nhiệt miệng, để từ đó có cách thức phòng và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, hãy luôn tạo cho mình một thói quen lành mạnh, tránh căng thẳng, thêm những thực phẩm giàu vitamin vào mỗi bữa ăn để giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh xa nhiệt miệng.