Khác với những nốt nhiệt miệng nhỏ thường ít gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh thì có nhiều trường hợp bị nhiệt miệng nặng với những vết loét sâu, kèm chảy máu khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong việc giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nhiệt miệng nặng là gì?
Nhiệt miệng còn được gọi là viêm loét miệng, viêm niêm mạc miệng hoặc viêm miệng. Bệnh gây ra những vết loét nằm ở môi, lưỡi, nướu hoặc niêm mạc bên trong má. Trường hợp bị nhiệt miệng nặng thì sẽ xuất hiện thêm các nốt viêm loét miệng với kích thước rộng, sâu, bám lại với nhau.
Tùy theo từng nguyên nhân người bị nhiệt miệng nặng có thể kèm thêm một số triệu chứng như: bị sốt, chảy máu, nhiễm trùng hoặc dẫn đến áp xe toàn bộ khoang miệng.
☛ Tìm hiểu đầy đủ: Bệnh nhiệt miệng là gì? Các loại nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng nặng?
Đối với người bị nhiệt miệng nặng, thông thường chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Do hóa trị, xạ trị hoặc đang điều trị các bệnh lý ác tính: Khi điều trị các bệnh lý này Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần phải can thiệp sử dụng thêm các loại thuốc và hóa chất mạnh để giúp tiêu diệt, ngăn ngừa sự sinh sản của những tế bào gây bệnh. Quá trình này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào lót trong vùng khoang miệng bị tổn thương và phá hủy. Từ đó, hình thành nên các vết viêm loét nặng xuất hiện quanh vùng má, môi hoặc ở lợi.
- Do cơ thể bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin B12, PP, B1, B6, acid folic, kẽm, sắt cùng là một nguyên nhân gây viêm miệng. Vì chúng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các mô của cơ thể, đặc biệt là niêm mạc miệng.
- Nhiễm vi sinh vật gây bệnh như virus (herpes simplex, varicella zoster…), vi khuẩn (actinomycosis, vi khuẩn lậu…) hoặc nấm (candida, blastomyces, cryptococcus…).
- Người có sức đề kháng kém hoặc bị mất cân bằng miễn dịch như nhiễm HIV, suy dinh dưỡng… Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể không thể chống chọi lại vi khuẩn xâm nhập có thể dẫn đến phản ứng viêm niêm mạc miệng.
- Do thói quen hút thuốc lá hoặc uống rượu lâu năm thường gây ra những tổn thương cho lớp niêm mạc trong khoang miệng bị khô và không được bảo vệ dẫn đến dễ bị tấn công bởi các loại nấm hoặc vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Đồng thời, người bệnh có nguy cơ bị mắc các bệnh lý liên quan đến viêm loét nhiệt miệng cao hơn. Trường hợp nặng có thể dẫn tới ung thư miệng.
☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân thường xuyên bị nhiệt miệng là gì?
Cách nhận biết bệnh viêm loét nhiệt miệng nặng
Tùy vào nguyên nhân mà biểu hiện nhiệt miệng nặng của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình như:
- Vết loét nhiệt miệng nặng thường xuất hiện theo nhiều đốm trắng mọc cùng nhau với đường kính lớn trên 10mm
- Một số vết loét có thể kèm chảy máu hoặc bị sưng mủ và đau nhức
- Các triệu chứng có thể gặp phải như sốt, khó nuốt, nổi hạch, mệt mỏi
- Xung quanh vết nhiệt miệng bị đỏ, gây rát và vô cùng đau đớn
Xem thêm: Hình ảnh bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng nặng có nguy hiểm không? Biến chứng?
Bệnh nhiệt miệng nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể bị viêm nhiễm, xuất hiện vết xe nông thậm chí là bị áp xe sâu lan rộng toàn bộ khoang miệng. Khi đó người bệnh cảm thấy đau đớn, ăn uống khó khăn dẫn đến bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày.
Trường hợp nhiệt miệng nặng hơn còn dẫn đến các biến chứng như viêm mô tế bào, ung thư lưỡi hoặc ung thư toàn khoang miệng. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm gây tử vong. Người bị nhiệt miệng nặng không nên coi thường dù đây chỉ là bệnh lý ngoài da ở mức độ nhẹ mà không chú ý và điều trị sớm sẽ khiến bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn.
Mặc dù các vết loét bị biến chứng nặng như trên thường xảy ra khá ít và hiếm gặp. Đa phần các vết loét chỉ kéo dài sau khoảng 1 tháng hoặc để lại sẹo trên bề mặt của lớp niêm mạc vùng khoang miệng. Còn tình trạng vết loét bị kéo dài (trên 1 tháng) và ngày càng trở nên phức tạp hơn thường là do trong cơ thể đang gặp các vấn đề liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn, do hệ miễn dịch quá yếu, do thiếu hụt vitamin hoặc do điều trị các loại thuốc xạ trị, hóa trị…
Nhiệt miệng nặng có chữa khỏi được không?
Bệnh nhiệt miệng nặng có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, chúng cũng rất dễ bị tái phát và lặp đi lặp lại nhiều lần. Chính vì vậy, khi người bệnh có những biểu hiện như bị các nốt viêm loét ở dạng sâu, rộng và kèm chảy máu thì nên đến các cơ sở y tế để được Bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân nếu nhiệt miệng nặng do cơ địa, thiếu hụt vitamin hoặc do sức đề kháng yếu thì người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen và bổ sung thêm vitamin giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể từ đó sẽ hạn chế được tình trạng bị tái phát, kéo dài. Còn nếu nguyên nhân do bệnh lý thì Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kháng sinh hoặc ngoại khoa để giảm triệu chứng và đẩy lùi nguy cơ bị nhiệt miệng.
Cách chữa nhiệt miệng nặng hiệu quả
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây nhiệt miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số cách điều trị như sau:
Sử dụng thuốc Tây Y
Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng để chữa nhiệt miệng nặng bao gồm:
- Thuốc bôi tại chỗ như lidocain, acid hyaluronic dạng gel… giúp giảm cảm giác đau đớn, từ từ hồi phục tổn thương.
- Thuốc kháng viêm dùng tại chỗ như corticoid, nitrat bạc… để làm lành niêm mạc. Nếu corticosteroid được bôi trực tiếp vào vùng bị ảnh hưởng không có tác dụng, có thể dùng viên nén prednisone bằng đường uống.
- Kháng sinh như amoxycilin, spiramycin, metronidazol… giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm đau, viêm và mau lành các vết loét.
Với những biến chứng nguy hiểm của nhiệt miệng nặng như áp xe, nhiều trường hợp có thể phải trích để thoát dịch, loại bỏ mủ và làm sạch vi sinh vật gây bệnh ở vị trí nhiễm khuẩn. Đồng thời kết hợp với kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm… trong từng trường hợp cụ thể.
☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc nhiệt miệng dạng nào tốt nhất?
Các biện pháp xử lý tại chỗ
Từ lâu, ông cha ta đã biết sử dụng mật ong, muối, thảo dược thiên nhiên như bột sắn dây, diếp cá… để chữa những trường hợp nhiệt miệng nặng.
– Chữa nhiệt miệng nặng bằng mật ong
Sử dụng mật ong là biện pháp trị nhiệt miệng nhanh chóng. Nó có đặc tính kháng khuẩn, ngăn cản sự phát triển của một số loại vi sinh vật như vi khuẩn thương hàn, streptococcus… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của mật ong trong điều trị các vết thương hở, giúp nhanh chóng hồi phục. Nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B2, B6, PP, sắt, kẽm… tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Cách thực hiện như sau: Chấm mật ong trực tiếp vào vết loét.
Đầu tiên, bạn nên súc miệng bằng nước ấm để làm sạch nốt nhiệt miệng. Dùng tăm bông chấm vào mật ong, sau đó thấm vào vết loét, giữ nguyên trong khoảng 5 phút. Súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.
Thời điểm sử dụng tốt nhất là một giờ trước khi đi ngủ. Không nên ăn uống thêm sau đó để chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp mật ong và nghệ theo tỷ lệ 1:2 rồi làm tương tự như trên. Vì nghệ cũng có khả năng kháng khuẩn và bảo vệ niêm mạc bị tổn thương. Sử dụng chung với nhau sẽ tăng hiệu quả điều trị.
– Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt, cay, tính bình với công dụng thanh nhiệt giải độc. Nhờ đặc tính này mà nó được sử dụng để trị nhiệt miệng, làm lành các vết loét trong khoang miệng, lưỡi, môi hiệu quả mà tiết kiệm chi phí.
Cách thực hiện như sau:
- Pha nước ấm từ 2 phần nước sôi và 1 phần nước lọc.
- Thêm bột sắn vào, khuấy đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi ăn. Mỗi ngày nên sử dụng 2 – 3 lần.
Phương pháp này phù hợp cho cả trẻ nhỏ. Ngoài ra, người lớn có thể pha trực tiếp với nước lọc để uống mà không cần nước ấm.
– Chữa nhiệt miệng bằng nước muối
Nước muối có đặc tính kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở khoang miệng. Ban đầu có cảm giác hơi rát nhưng nước muối lại làm se tổn thương nhanh chóng.
Súc miệng và giữ nước muối trong khoảng 15 – 20 giây, sau đó mới nhổ ra. Thực hiện nhiều lần trong ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi.
– Chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa
Dầu dừa có chứa acid lauric, khi vào cơ thể được chuyển hóa thành monolaurin với tác dụng giảm đau, sưng và nhức. Đồng thời tiêu diệt được vi sinh vật gây bệnh.
Bạn có thể chấm trực tiếp dầu dừa lên nốt nhiệt miệng và giữ trong khoảng 5 phút. Lưu ý nên súc miệng trước và sau khi thực hiện để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, súc miệng bằng nước dầu dừa 2 – 3 lần mỗi ngày cũng là cách giúp nhanh lành vết loét.
– Sử dụng nha đam để chữa nhiệt miệng
Nha đam (lô hội) có khả năng chống viêm, giảm loét và cải thiện tình trạng sưng đau, viêm loét niêm mạc miệng.
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản như sau lấy gel nha đam bôi trực tiếp lên nốt nhiệt miệng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp chữa nhiệt miệng nặng.
– Diếp cá chữa nhiệt miệng
Theo Đông y, diếp cá có vị chua, tính hơi hàn với công dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, tiêu viêm… Nghiên cứu hiện đại cho thấy hợp chất decanoyl aldehyde trong diếp cá có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, trực khuẩn… và kháng virus sởi, herpes, cúm nhờ tác động lên lớp vỏ protein của chúng.
Phương pháp này được thực hiện như sau:
- Rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm với nước muối trong 15 phút.
- Sau đó đem xay nhuyễn, bỏ bã, thêm một chút đường.
- Uống mỗi ngày để chữa nhiệt miệng.
Ngoài ra, ăn sống rau diếp cá hoặc uống nước sắc từ thảo dược này cũng có hiệu quả tương tự.
Xem thêm: Mẹo chữa nhiệt miệng nhanh nhất
Những biện pháp khác
Người bị nhiệt miệng nặng cần thực hiện những biện pháp dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Uống nhiều nước, mỗi ngày đảm bảo đủ 2,5 – 3 lít nước.
- Nếu đang dùng răng giả nên tháo ra để mau lành hơn, và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm tránh kích ứng niêm mạc miệng.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Kiểm tra các loại thuốc đang dùng như kháng viêm, thuốc thần kinh làm khởi phát nhiệt miệng, thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều nếu cần thiết.
- Ăn chậm, nhai kỹ, tập trung vào bữa ăn, giảm thiểu tối đa nguy cơ cắn vào bên trong má.
Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp:
– Chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh… giúp các vết nhiệt miệng nặng mau lành. Chúng có thể giải quyết được yếu tố thiếu vitamin và khoáng chất, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hạn chế thức uống có cồn, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ… vì nó làm viêm loét nặng hơn.
– Chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần chữa nhiệt miệng nặng nhờ tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao như bơi lội, chạy bộ, yoga…
- Có thái độ sống lạc quan yêu đời, hạn chế căng thẳng, áp lực.
- Ngủ nghỉ đều đặn, không nên thức khuya.
☛ Đọc thêm: Bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì nhanh khỏi?
Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng nặng
Một trong những lựa chọn khác để hỗ trợ chữa nhiệt miệng nặng là các sản phẩm xịt họng. Nổi bật là Xịt họng AFree được nhiều người tin dùng. Sản phẩm được phát triển từ bằng phát minh sáng chế được chuyển nhượng từ Invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về ứng dụng của Kẽm nano hóa trong dung môi hữu cơ.
Thành phần
- Kẽm (ZnI2).
- Dimethyl sulfoxide (DMSO).
- Chiết xuất keo ong, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà.
- Tá dược: đường kính, natri benzoat, tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết.
Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết và quan trọng với con người. Nó tham gia vào các phản ứng chuyển hóa, tăng khả năng miễn dịch và nhanh chóng làm lành các vết thương. Cơ thể thiếu hụt kẽm là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch dẫn đến nhiệt miệng. Iod bản thân nó có đặc tính kháng khuẩn rộng, kết hợp với kẽm tạo ZnI2 giúp nhân đôi quá trình ngăn chặn và tiêu diệt các virus như herpes, mengovirus, rhinovirus… Cùng với đó là DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học giúp kẽm, iod thấm sâu vào vùng bị tổn thương.
Xịt họng AFree là sự kết hợp hoàn hảo từ các thành phần lành tính hỗ trợ chữa nhiệt miệng nặng một cách nhanh chóng. Hiệu quả thấy rõ chỉ sau 1 – 2 ngày xịt, ngay cả khi nhiệt miệng chữa lâu ngày không khỏi. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, với nhiệt nặng nên xịt 15 lần mỗi ngày. Ngoài ra có thể pha loãng với nước để súc miệng 3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 30ml.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh nhiệt miệng và thông tin sản phẩm, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết về nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng nguy hiểm khi bị nhiệt miệng nặng và cách chữa nhanh khỏi. Điều quan trọng là bạn nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những vết viêm loét miệng nặng để có phương pháp điều trị tốt nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!