Nhiệt miệng ở chân răng là một bệnh lành tính và thường gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu rõ về căn bệnh này hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích nhé.
Mục lục
- 1. Nhiệt miệng ở chân răng là gì?
- 2. Nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng ở chân răng
- 3. Triệu chứng khi bị nhiệt miệng ở chân răng
- 4. Cách điều trị nhiệt miệng ở chân răng ngay tại nhà
- 5. Thuốc chữa nhiệt miệng ở chân răng
- 6. Các biện pháp ngăn ngừa nhiệt miệng ở chân răng
- 7. Xóa tan nỗi lo nhiệt miệng ở chân răng với xịt họng AFree
Nhiệt miệng ở chân răng là gì?
Nhiệt miệng ở chân răng là một dạng của nhiệt miệng. Ở người mắc bệnh, chân răng sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm màu trắng đục có kích thước 1 – 2 mm, sau vài ngày, các đốm này sẽ to dần và mọng nước, trông giống như vết bỏng sau đó vỡ ra tạo thành các vết nhiệt miệng ở chân răng.
Theo thời gian, các vết nhiệt miệng ở chân răng sẽ to dần lên, có khi lên đến 10mm, gây ảnh hưởng rất lớn đến chân răng và vùng lợi. Nếu để quá lâu, các vết nhiệt này sẽ loét sâu và gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Bạn sẽ có cảm giác xót khi thức ăn hoặc gia vị dính vào vết loét, một số trường hợp còn bị đau răng hay sốt cao.
☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh nhiệt miệng và những điều cần biết
Nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng ở chân răng
Hiện nay, chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng ở chân răng, tuy nhiên, theo Y học cổ truyền, nhiệt miệng ở chân răng có thể do cơ thể bị nóng trong, bốc hỏa hay âm hư. Còn theo Y học hiện đại, nhiệt miệng ở chân răng có thể do các yếu tố sau gây nên:
- Ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng: làm cơ thể bị nóng trong, gây ra nhiệt miệng ở chân răng.
- Thiếu dinh dưỡng: nhiệt miệng ở chân răng thường xuyên tái phát ở những người bị thiếu sắt, acid folic, vitamin B12.
- Do căng thẳng, bệnh tật: căng thẳng, bệnh tật làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh nhiệt miệng ở chân răng.
- Các chấn thương trong khoang miệng: do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng quá mạnh và lâu.
- Các bệnh lý: nhiệt miệng ở chân răng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy răng, herpes, viêm ruột Crohn…
Triệu chứng khi bị nhiệt miệng ở chân răng
Người mắc nhiệt miệng ở chân răng thường có một số triệu chứng cụ thể như sau:
- Chân răng có những vết lở loét có màu trắng hoặc màu vàng.
- Đau rát ở vết loét và xung quanh.
- Vùng lợi xung quanh vết nhiệt miệng có màu đỏ.
- Nhức răng, chảy máu chân răng.
- Khó khăn khi ăn uống, nói chuyện.
- Sưng nướu, hơi thở có mùi hôi.
Thông thường, tình trạng nhiệt miệng ở chân răng có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày, tuy nhiên, chúng có thể tiến triển thành viêm cấp với các triệu chứng như: sốt cao, đau đầu, viêm lợi, viêm chân răng,… Trong trường hợp nhiệt miệng ở chân răng phát triển thành các vết loét to hơn và sâu hơn kèm theo các triệu chứng của viêm cấp thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
☛ Tham khảo thêm tại: Biểu hiện của nhiệt miệng và cách chữa trị hiệu quả
Cách điều trị nhiệt miệng ở chân răng ngay tại nhà
Tuy là một bệnh lành tính, không đe dọa đến tính mạng nhưng nhiệt miệng ở chân răng lại khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để giúp bạn cải thiện cảm giác khó chịu, đau đớn khi bị nhiệt miệng ở chân răng, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những cách điều trị nhiệt miệng ở chân răng đơn giản ngay tại nhà.
Nước khế chua
Theo Y học cổ truyền, khế chua có tính bình, vị chua, có công dụng kháng viêm. Theo Y học hiện đại, khế chua chứa acid oxalic, các vitamin như A, C, B1, B2 và các khoáng chất nên có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm.
Cách dùng khế chua chữa nhiệt miệng như sau:
- Chuẩn bị sẵn khế chua và nước.
- Rửa sạch 2 – 3 quả khế chua, cắt nhỏ.
- Đun khế với 500ml nước đến khi sôi thì chỉnh lửa nhỏ, để thêm 5 phút sau đó tắt bếp.
- Để nguội, gạn lấy phần nước đóng vào chai và sử dụng trong ngày.
- Ngậm nước khế chua và nuốt dần, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.
Súc miệng bằng nước muối loãng
Nước muối có tính sát khuẩn cao, chống viêm hiệu quả, lại an toàn, lành tính. Súc miệng bằng nước muối hàng ngày có thể làm giảm cảm giác đau rát tại chân răng và làm vết loét nhanh lành hơn. Bạn có thể mua nước muối sinh lý 0.9% ở các hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối để súc miệng hàng ngày.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị sẵn muối tinh và nước ấm.
- Hòa tan khoảng 2gr muối tinh với 230ml nước ấm.
- Súc miệng bằng dung dịch nước muối khoảng 15 – 30 giây sau đó nhổ ra.
Theo các chuyên gia, việc súc miệng bằng nước muối hàng ngày là một giải pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả. Phương pháp này giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng như nhiệt miệng, sâu răng, viêm lợi…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Các loại nước súc miệng chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất
Nước rau má
Theo Y học cổ truyền, rau má là vị thuốc có vị ngọt hơi đắng, có tác dụng giải nhiệt, thải độc, chữa nhiều bệnh về răng miệng rất hiệu quả. Còn Y học hiện đại chỉ ra rằng, trong rau má chứa hoạt chất Triterpenoids có công dụng làm lành vết thương, trị các vết nhiệt miệng ở chân răng rất nhanh. Ngoài ra, nó còn chứa các chất oxy hóa giúp các vết loét se lại, từ đó, làm lành nhiệt miệng ở chân răng.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Chuẩn bị: rau má và nước sạch.
- Rửa sạch rau má với nước để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước.
- Sau đó, đem rau má đi xay hoặc giã nhuyễn.
- Chắt lấy nước cốt rau má để uống.
- Thực hiện liên tục trong vài ngày thì bệnh sẽ hết.
Sau khi đã hết nhiệt miệng ở chân răng, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng rau má để ngăn ngừa nhiệt miệng quay trở lại cũng như giúp thanh lọc cơ thể và làm đẹp da. Ngoài ra, do rau má có tính hàn nên các chuyên gia chỉ khuyên dùng rau má với lượng vừa đủ, khoảng 40gr/ngày tương đương với một cốc nước rau má và không nên dùng liên tục quá 1 tháng, nếu bạn vẫn muốn sử dụng thì nên dừng nửa tháng sau đó mới dùng lại.
Mật ong
Từ lâu mật ong đã được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích hồi phục các tổn thương. Vì vậy, chữa nhiệt miệng ở chân răng bằng mật ong là một phương pháp hữu ích mà bạn có thể sử dụng.
Cách dùng mật ong trị nhiệt miệng ở chân răng:
- Chuẩn bị sẵn mật ong.
- Súc miệng bằng nước ấm.
- Sau đó, bôi mật ong lên vết loét.
- Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần.
- Nên bôi mật ong một lần trước khi đi ngủ và không ăn uống gì thêm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong với tinh bột nghệ để bôi lên vết nhiệt miệng, bạn cũng bôi 2 – 3 lần một ngày sẽ giúp nhiệt miệng ở chân răng mau lành hơn.
Uống bột sắn dây
Theo Y học cổ truyền, sắn dây là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và ngăn chặn các tổn thương do nóng trong gây ra như mụn nhọt, lở loét, nhiệt miệng…
Cách sử dụng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng ở chân răng:
- Chuẩn bị sẵn 10 – 15gr bột sắn dây và nước lọc.
- Pha loãng bột sắn dây với nước để uống.
- Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống đều pha mới và uống hết, không pha sẵn.
Đối với người lớn, bạn pha bột sắn dây với nước nóng hay nước lạnh đều được và có thể thêm đường cho dễ uống. Tuy nhiên, đối với trẻ em thì bạn cần đun nước sôi sau đó cho bột sắn dây vào và khuấy đều cho đến khi bột sánh mịn, trong suốt thì có thể ăn.
Lưu ý: một số đối tượng sau đây cần cân nhắc khi sử dụng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng ở chân răng:
- Người đang điều trị đái tháo đường.
- Người bị ung thư vú hoặc nhạy cảm với hormone.
- Người đang sử dụng methotrexate hoặc tamoxifen.
Các phương pháp kể trên đều có tác dụng điều trị nhiệt miệng ở chân răng rất hiệu quả. Tuy nhiên, chúng thường chỉ phát huy tác dụng tốt khi điều trị bệnh ở thể nhẹ, khi nhiệt miệng ở chân răng đã tiến triển nặng hơn với biểu hiện bệnh tái phát nhiều lần kèm theo chảy nhiều máu chân răng thì bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bị nhiệt miệng uống nước gì, ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?
Thuốc chữa nhiệt miệng ở chân răng
Trong trường hợp nhiệt miệng ở chân răng tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau đây để giúp bạn chữa nhiệt miệng ở chân răng nhanh và hiệu quả.
Thuốc tác dụng tại chỗ
- Thuốc gây tê tại chỗ: lidocain dạng kem và xịt, gel benzocain có tác dụng giảm đau, giảm viêm.
- Thuốc sát trùng tại chỗ: Chlorhexidine, Diclofenac, Triclosan được dùng để ngăn ngừa bội nhiễm nấm và vi khuẩn, cải thiện vệ sinh răng miệng.
- Thuốc bảo vệ vết loét: hỗn dịch sucralfat tạo thành một lớp hàng rào bảo vệ vết loét, giúp giảm đau và tăng tốc độ chữa lành vết loét.
- Corticosteroid tại chỗ: Triamcinolone acetonide, Dexamethasone, Clobetasol có tác dụng giảm đau, chống viêm.
Thông thường, các thuốc tác dụng tại chỗ được phối hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị, giúp nhiệt miệng ở chân răng nhanh lành hơn.
Thuốc tác dụng toàn thân
Trong trường hợp bạn bị nhiệt miệng ở chân răng với tần suất cao hoặc đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định Corticosteroid đường uống, cụ thể: uống prednnisone với liều 20 – 40mg/ngày trong 4 – 7 ngày sẽ giúp giảm khó chịu và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết nhiệt miệng ở chân răng.
Tuy nhiên, nếu bạn không đáp ứng hoặc chống chỉ định với Corticosteroid dùng đường uống thì Colchicine hoặc Dapsone sẽ được chỉ định thay thế Corticosteroid để giúp bạn giảm triệu chứng của bệnh.
Các biện pháp ngăn ngừa nhiệt miệng ở chân răng
Để ngăn ngừa nhiệt miệng ở chân răng tái phát, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau đây.
Giữ vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều quan trọng nhất cần phải làm để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa nhiệt miệng ở chân răng. Tuy nhiên, khi vệ sinh răng miệng, bạn cần thực hiện đúng cách thì mới đạt được hiệu quả bảo vệ răng miệng tốt nhất, cụ thể:
- Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ với kem đánh răng có chứa Flour.
- Dùng chỉ nha khoa để thay thế tăm xỉa răng.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần.
- Súc miệng hàng ngày với nước súc miệng hoặc nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Khám nha khoa đều đặn 6 tháng một lần ngay cả khi không có những dấu hiệu bất thường.
Tránh làm tổn thương khoang miệng
Các tổn thương ở khoang miệng cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây nhiệt miệng ở chân răng. Do đó, để tránh bị nhiệt miệng ở chân răng, bạn cần đánh răng đúng cách để không làm tổn thương chân răng mà vẫn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bạn nên sử dụng bàn chải có lông mềm, tránh ăn các thực phẩm quá cứng hoặc có góc cạnh để tránh làm xước niêm mạc.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến các món ăn cũng có tác động trực tiếp đến tình trạng nhiệt miệng ở chân răng của bạn. Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể tăng sức đề kháng như cải bó xôi, cà chua, cam, ớt chuông…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế những món ăn được chế biến theo kiểu chiên, rán mà thay vào đó là các món luộc, hấp sẽ mang lại nhiều “điểm cộng” cho sức khỏe.
Với những thực phẩm có tính cay và nóng như ớt, gừng, tiêu… thì bạn không nên ăn để tránh làm tăng nguy cơ nhiệt miệng ở chân răng. Ngoài ra, việc duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ có tác dụng thanh lọc, thải độc cho cơ thể.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích
Bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ uống có chứa các chất kích thích như cồn, caffein, thuốc lá… bởi chúng là những tác nhân khiến cho tình trạng nhiệt miệng ở chân răng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, một số loại kem đánh răng có chứa chất tẩy rửa mạnh hay nước súc miệng quá đậm đặc cũng có thể làm chân răng bị tổn thương.
Giảm căng thẳng, stress
Nhiệt miệng ở chân răng thường xảy ra thường xuyên và trầm trọng hơn ở những người hay bị căng thẳng, stress kéo dài. Do đó, bạn cần giảm căng thẳng bằng cách sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, trò chuyện với bạn bè hay đi shopping.
☛ Có thể bạn muốn biết: Hình ảnh chi tiết về bệnh nhiệt miệng
Xóa tan nỗi lo nhiệt miệng ở chân răng với xịt họng AFree
Ngoài các biện pháp chữa nhiệt miệng ở chân răng kể trên, một giải pháp rất hữu hiệu mà bạn có thể tham khảo là dung dịch xịt họng AFree.
Thành phần của xịt họng AFree bao gồm ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoate, Tartrazine, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
Kẽm (Zn) có khả năng ngăn chặn quá trình nhân lên của virus, kích thích tổng hợp nhiều enzyme quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch đường hô hấp, làm lành các tổn thương và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Iod là một chất diệt khuẩn phổ rộng, có tính kháng khuẩn cao. Ngoài ra, Iod còn thúc đẩy hệ miễn dịch gia tăng quá trình thực bào vi khuẩn.
DMSO có khả năng thấm qua da và các màng sinh học mà không gây hại cho cơ thể, nó cũng có thể đóng vai trò là chất mang để mang các chất khác cùng đi. Bên cạnh đó DMSO còn nhanh chóng làm giảm kích ứng.
Với sự kết hợp của các thành phần trên, AFree có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm của vết nhiệt miệng ở chân răng và làm lành nhanh các tổn thương ở khoang miệng.
Cách sử dụng sản phẩm rất đơn giản: Mỗi ngày xịt sản phẩm 4 – 6 lần, mỗi lần 5 – 6 nhịp vào khoang miệng bị tổn thương, trường hợp nặng có thể xịt đến 15 lần/ngày. Ngoài ra, bạn có thể pha dung dịch với nước theo tỷ lệ 1:20 để súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 25 – 30ml và bạn sẽ thấy hiệu quả sau 2 – 3 ngày sử dụng.