Nóng rát cổ họng thường xuất hiện sau khi có thói quen không tốt như ăn đồ lạnh, uống nhiều nước đá, la hét quá mức… Tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm khác thuộc đường hô hấp và tiêu hóa. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có nguy hiểm không? Phải làm như thế nào để khắc phục? Hãy cùng AFree tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Mục lục
Nóng rát cổ họng là gì?
Cổ họng đóng vai trò là đường dẫn không khí, thức ăn và chất lỏng, gồm 3 khu vực chính:
- Vòm họng nằm sau khoang mũi, là một phần của hệ thống hô hấp.
- Hầu họng nằm ở sau miệng hỗ trợ cả đường hô hấp và tiêu hóa.
- Vùng dưới cổ họng là nơi phân chia đường dẫn khí (từ nắp thanh quản chuyển qua khí quản) và đường tiêu hóa (từ nắp thanh quản xuống thực quản).
Nóng rát cổ họng là cảm giác nóng như có lửa đốt do kích ứng hoặc viêm ở bất cứ vị trí nào trong trong cổ họng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể liên quan đến cả hệ hô hấp và tiêu hóa. Các triệu chứng khác thường kèm theo:
- Liên quan đến tiêu hóa: ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, khó nuốt, cảm giác có thức ăn trong cổ họng…
- Liên quan đến hô hấp: ho, hôi miệng, khàn giọng, đau khi nuốt, ngứa cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…
- Khác: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ thể, giảm cân ngoài ý muốn…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau rát cổ họng là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả
Nguyên nhân gây cổ họng nóng rát?
Do cấu trúc giải phẫu mà nóng rát cổ họng có thể bắt nguồn từ cảm lạnh, cảm cúm thông thường hoặc liên quan đến bệnh nguy hiểm hơn như ung thư vòm họng, trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân từ đường hô hấp
Cảm lạnh và cảm cúm
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cổ họng bị nóng rát. Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nhưng chúng do các loại virus gây ra. Cảm lạnh thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh cúm thì nặng hơn, triệu chứng dữ dội và bắt đầu đột ngột hơn. Nếu cảm cúm không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn phải nhập viện.
Bệnh cảm lạnh và cảm cúm có các triệu chứng tương tự nhau nên khó phân biệt giữa chúng. Người bệnh thường xuất hiện những tình trạng sau:
- Bỏng rát cổ họng.
- Ho, chảy nước mũi.
- Đau cơ, đau đầu.
- Mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, ho.
- Sổ mũi, nghẹt mũi (cảm lạnh dễ bị hơn).
☛ Xem thêm: Mẹo chữa cảm cúm đau rát họng nhanh chóng
Viêm amidan
Amidan là các lympho nằm ở phía sau cổ họng giúp chống lại vi khuẩn và virus. Khi những tác nhân này xâm nhập, amidan tiết ra kháng thể ngăn chặn chúng gây bệnh. Khi hệ miễn dịch suy giảm hoặc do nguyên nhân nào đó làm cho amidan đỏ, nóng và sưng tấy dẫn đến viêm amidan. Bệnh thường gây ra triệu chứng sau:
- Đau và khó chịu ở cổ họng.
- Khó nuốt.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Hơi thở hôi.
- Đau đầu, lan lên tai.
- Sốt, mệt mỏi.
Viêm họng
Viêm họng là nguyên nhân phổ biến ở đường hô hấp do liên cầu gây ra. Bệnh rất dễ lây lan thông qua các giọt nhỏ trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Viêm họng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn.
Người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện:
- Cổ họng nóng, như có lửa đốt.
- Khó nuốt, ăn không ngon.
- Đau đầu, buồn nôn, nôn.
- Amidan đỏ, sưng.
Chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau là hiện tượng chất nhầy tích tụ trong mũi và chảy xuống phía sau cổ họng. Nguyên nhân do cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, thời tiết thay đổi… Chất lỏng nhỏ giọt liên tục gây kích ứng, làm cho amidan sưng lên và cảm thấy nóng rát cổ họng.
Các tác động tiêu cực khác mà người bệnh gặp phải như:
- Ho khan.
- Co chất nhầy trong cổ họng.
- Thường xuyên nuốt nước bọt.
- Sổ mũi.
Ung thư ở cổ họng
Nóng rát cổ họng là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản hoặc vòm họng, tuy ít phổ biến hơn so với bệnh cảm lạnh, cúm, viêm amidan… nhưng rất nguy hiểm. Những bệnh nhiễm trùng sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần, tuy nhiên cơn đau họng do ung thư thường kéo dài.
Những dấu hiệu cảnh báo có khối u, bao gồm:
- Khó nuốt, cảm giác thức ăn trong cổ họng.
- Ho nhiều, ho ra máu.
- Ợ chua liên tục.
- Tức ngực.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói.
Tăng bạch cầu đơn nhân
Tăng bạch cầu đơn nhân là bệnh truyền nhiễm do virus epstein-Barr (EBV) gây ra. Các biểu hiện thường giống bệnh cúm:
- Mệt mỏi, đau họng.
- Sốt.
- Đau đầu hoặc đau nhức cơ
- Đau hạch bạch huyết.
- Ăn không ngon, xuất hiện mảng trắng trên amidan.
Nguyên nhân từ đường tiêu hóa
Bệnh cạnh nguyên nhân phổ biến ở đường hô hấp, nóng rát cổ họng cũng có liên quan đến đường tiêu hóa mà người bệnh cần phải chú ý.
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn, acid trong dạ dày kích thích cơ vòng thực quản và bị đẩy lên cổ họng, đôi khi tràn lên tận phía sau miệng. Acid mạnh tạo cảm giác bỏng rát ở cổ họng và ngực, đồng thời khiến miệng có vị chua hoặc đắng.
Các dấu hiệu khác cảnh báo bạn mắc chứng trào ngược bao gồm:
- Ho khan, tức ngực.
- Khó nuốt.
- Giọng khàn.
- Cảm giác như có khối u hoặc dị vật mắc kẹt trong cổ họng.
- Buồn nôn.
Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là hiện tượng niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng) bị tổn thương dẫn đến viêm loét. Nguyên nhân phổ biến của bệnh do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Các triệu chứng có thể thay đổi theo mức độ bệnh của mỗi cá nhân nhưng thường gặp những biểu hiện sau:
- Chướng bụng, đau bụng, cảm giác no.
- Ăn không ngon, buồn nôn, nôn.
- Ợ hơi, ợ chua gây nóng rát cổ họng.
Bị nóng rát cổ họng cần phải làm gì?
Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý gây ra cảm giác nóng rát cổ họng mà cần sự chăm sóc đặc biệt hay không.
Nếu triệu chứng này là kết quả của bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan… các biện pháp khắc phục tại nhà có hiệu quả. Bệnh sẽ tự khỏi trong 5-7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên khi tình trạng kéo dài hơn một tuần, bạn cần đi khám bác sĩ để loại bỏ khả năng có khối u trong cổ họng hoặc bệnh nhiễm khuẩn đã tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.
Nếu các triệu chứng cảnh báo bạn mắc trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh đường tiêu hóa khác, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc bác sĩ tiêu hóa càng sớm càng tốt. Điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh thì triệu chứng nóng rát ở cổ họng tự khắc sẽ hết.
Vì vậy, nếu kèm theo những biểu hiện dưới đây bạn nên đến phòng khám hoặc bệnh viện:
- Ợ nóng, ợ chua, chướng bụng.
- Tức ngực, chóng mặt.
- Đau cơ dữ dội.
- Co giật.
- Sốt cao.
☛ Tham khảo thêm tại: Đau họng nên làm gì để giảm đau rát, hết khó chịu?
Cổ họng nóng rát có nguy hiểm không?
Biến chứng tiềm ẩn của tình trạng nóng rát cổ họng phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu không có cách chữa trị đúng đắn hoặc bệnh tái diễn nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi đã biết nguyên nhân gây ra bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ sau:
- Loét hoặc hẹp thực quản.
- Barrett thực quản (tình trạng tiền ung thư).
- Di căn ung thư thực quản.
- Viêm khớp, viêm thận, sốt thấp khớp, viêm tai giữa sau viêm họng do vi khuẩn liên cầu.
Điều trị đau rát cổ họng tại nhà
Các bệnh lý khác nhau sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Sau khi được chẩn đoán nguyên nhân gây đau rát cổ họng, điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nguyên nhân từ đường hô hấp
Vì đau rát cổ họng là một triệu chứng nên việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp từ đường hô hấp, chủ yếu do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Nên các biện pháp khắc phục chứng nóng rát cổ họng bao gồm: uống thuốc, áp dụng các bài thuốc dân gian.
Một số thuốc thường được sử dụng, bao gồm:
- Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, thuốc kháng virus: Cần sự chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, aspirin… Không sử dụng aspirin ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên do nguy cơ co thắt phế quản.
- Viên ngậm cho tác dụng tại chỗ như strepsils, eugica, prospan…
Có nhiều bài thuốc dân gian thường được sử dụng từ lâu đời giúp cải thiện cơn đau rát cổ họng đáng kể như:
Súc miệng bằng nước muối
Đây là phương pháp phổ biến để loại bỏ chứng đau rát cổ họng. Muối giúp giảm sưng nhờ khả năng hút chất lỏng ra khỏi mô, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở vùng họng.
Thực hiện: Cho chút muối vào một cốc nước ấm và khuấy cho tan. Súc miệng trong khoảng 30 giây. Thực hiện mỗi 2-3 giờ một lần, triệu chứng sẽ cải thiện rõ rệt.
Mật ong
Mật ong được ứng dụng rộng rãi trong y khoa vì nó có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn (1). Vị thuốc này đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với chanh, gừng hoặc các thảo mộc thiên nhiên khác.
Thực hiện: Cho một thìa mật ong vào cốc nước ấm, thêm vài lát gừng thái nhỏ hoặc nước cốt chanh. Khuấy đều, uống ngay khi còn ấm.
Trà gừng
Gừng là loại củ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm đau cổ họng hiệu quả.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất gừng giúp tiêu diệt một số vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp. Đồng thời giảm viêm ở người bị bệnh lao hoặc viêm phổi.
Thực hiện: Gừng đem rửa sạch, thái thành lát nhỏ cho vào cốc nước sôi. Thêm chút mật ong, uống ngay khi còn ấm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gói trà gừng được bán sẵn ở các hiệu thuốc.
Trà hoa cúc
Hoa cúc là loài thực vật được người dân sử dụng từ xa xưa để cải thiện tình trạng đau họng. Có nhiều nghiên cứu khác nhau chứng minh hoa cúc giúp chống nhiễm trùng, giảm đau. Đồng thời tạo cảm giác thư giãn, cho giấc ngủ thoải mái hơn.
Hoa cúc tươi hoặc sấy khô được bán tại nhiều siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Thêm vài bông vào cốc nước sôi, đợi khoảng 10 phút cho tinh chất ra hết rồi uống. Trà sẽ có mùi thơm và hương vị dịu nhẹ.
Ngoài ra, trà bạc hà cũng được sử dụng bởi công dụng tương tự hoa cúc như chống viêm, làm dịu cổ họng bỏng rát. Thảo dược này dễ kiếm, rẻ tiền mà đem lại hiệu quả nhanh chóng.
☛ Tham khảo tại: [TÌM HIỂU NGAY] Cách trị rát họng nhanh nhất không thể bỏ qua!
Nguyên nhân từ đường tiêu hóa
Với trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng việc điều trị cần phải được thực hiện bởi nhân viên y tế. Sau khi được chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể tiến hành kê đơn một số thuốc kháng acid như thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole…).
Những lưu ý khác để cải thiện bệnh nhanh chóng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thảo dược thiên nhiên, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau:
- Nghỉ ngơi là chìa khóa giúp bệnh cải thiện nhanh chóng vì cơ thể cần thời gian để hồi phục.
- Hạn chế những thực phẩm gây kích ứng cổ họng như nước đá, cà phê, thức ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ…
- Uống nhiều nước để cổ họng không bị khô.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm tránh không khí khô gây kích ứng niêm mạc.
Dự phòng đau rát cổ họng hiệu quả
Người đau rát cổ họng cần quan tâm đến các biện pháp ngăn ngừa cơn đau rát cổ họng. Vì tình trạng tái phát nhiều lần rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt vào mùa đông có nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp cao. Lúc này người bệnh cần chú ý những điều sau để ngăn ngừa hiệu quả:
- Không tiếp xúc quá gần với những người mắc bệnh. Nếu gia đình có người nhiễm vi khuẩn, virus không nên sử dụng chung đồ dùng, thức ăn, nước uống.
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
- Vệ sinh nhà cửa, đặc biệt tay nắm, mặt bàn… hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Rửa tay thường xuyên sau khi đi ra ngoài, trước khi ăn.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe tổng quát.
AFree – Giải quyết nhanh tình trạng nóng rát cổ họng
Bên cạnh sử dụng thuốc hoặc thảo dược tự nhiên, một biện pháp khác được chuyên gia khuyên dùng là dùng các sản phẩm xịt họng. Nổi bật trong số đó là Xịt họng AFree được phát triển từ bằng phát minh chuyển nhượng từ Invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về ứng dụng của Kẽm trên các bệnh về hô hấp.
Thành phần
- Kẽm (ZnI2)
- Dimethyl sulfoxide (DMSO)
- Tá dược: đường kính, natri benzoat, tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết.
Công dụng
- Giảm ho, sưng, viêm, nóng rát họng, nhiệt miệng.
- Dự phòng viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus.
- Dự phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ nhỏ và người lớn.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
Xịt họng AFree là sự kết hợp hoàn hảo của Kẽm và Iot trong việc điều trị bệnh đường hô hấp. CÙng với hoạt chất DMSO giúp thấm sâu vào niêm mạc, đem lại tác dụng nhanh chóng, chỉ sau 1-2 lần sử dụng. So với những sản phẩm khác trên thị trường, xịt họng Afree có những ưu điểm vượt trội sau:
- Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần xịt 4-6 lần vào họng hoặc khoang miệng bị tổn thương. Trường hợp nặng chỉ cần xịt 15 lần/ngày. Người ho nặng có thể pha loãng với nước để súc miệng.
- Tác dụng diệt khuẩn không chọn lọc nên có thể sử dụng để sát khuẩn miệng phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp do virus, vi khuẩn. Đồng thời tăng sức đề kháng.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm xịt họng AFree hoặc muốn tư vấn về bệnh đường hô hấp, bạn hãy gọi ngay đến số tổng đài miễn cước 18009068. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của quý khách một cách nhanh chóng nhất.
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Trên đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng nóng rát cổ họng. Tùy theo mức độ của bệnh, triệu chứng kèm theo mà bạn nên đưa ra biện pháp phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.