Sưng họng là tình trạng dễ gặp ở nhiều người, có thể do các thói quen xấu, do tổn thương hay do các bệnh viêm đường hô hấp. Nếu bạn bị sưng họng kéo dài, khó chịu và muốn giảm nhanh các triệu chứng thì có thể dùng thuốc tây để điều trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sưng họng uống thuốc gì? Uống sao cho đúng? Để khỏi đau đầu với vấn đề này thì bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Thế nào là sưng họng?
Sưng họng là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc họng, dẫn đến cổ họng vướng víu, đau rát và khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh duy trì các thói quen sinh hoạt xấu như: Uống nhiều nước đá, ăn nhiều đồ ăn lạnh, hút thuốc lá, không đeo khẩu trang,…
Một số trường hợp khác, sưng họng có thể do virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Thời tiết lạnh đột ngột, nhiệt độ thay đổi thất thường, cơ thể sức đề kháng kém, trúng gió… cũng có thể gây ho, sưng họng.
Không chỉ vậy, đây còn có thể là triệu chứng ban đầu cảnh báo của nhiều bệnh lý như: Viêm họng cấp, viêm amidan, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư họng,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Cổ họng bị sưng do đâu?
Khi nào nên dùng thuốc để chữa sưng họng?
Trong trường hợp sưng họng mới khởi phát, sưng họng do các thói quen xấu thì người bệnh chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và mẹo chữa dân gian thích hợp thì tình trạng cổ họng bị sưng đã có thể nhanh chóng thuyên giảm và ít phát sinh các biến chứng.
Tuy nhiên, ở những trường hợp sưng họng do bệnh lý, viêm nhiễm nặng có thể phát triển theo chiều hướng xấu thì nên dùng thuốc để điều trị. Bởi lúc này ưu tiên trong việc chữa trị là giảm nhanh các triệu chứng, khu trú ổ viêm, tránh tổn thương lan rộng. Và các mẹo dân gian hay thảo dược không còn phù hợp và cần sử dụng trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả.
Sưng họng uống thuốc gì nhanh khỏi?
Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe mà phác đồ điều trị sưng họng sẽ khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ/dược sĩ kê là:
Thuốc chống viêm NSAIDs
Nhóm thuốc này thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) do viêm họng gây ra. Nhìn chung, nhóm thuốc NSAIDs có công dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
Một số hoạt chất được sử dụng phổ biến trong nhóm thuốc này có thể kể đến là:
- Aspirin: Ngăn chặn enzyme COX I và COX II, nên ngoài tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, aspirin còn có thêm tác dụng ngăn cản kết tập tiểu cầu.
- Diclofenac: Có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin, nhưng đồng thời tác dụng phụ đường tiêu hóa trên bệnh nhân cũng nặng hơn như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thiếu máu.
- Ibuprofen: Cũng có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin. Khi bệnh nhân sử dụng ibuprofen có thể bị kích ứng tiêu hóa, rối loạn tạo máu,…
- Một số hoạt chất khác: Naproxen, ketoprofen… cũng có các đặc tính giảm đau và tác dụng phụ tương tự như các hoạt chất trên.
Thuốc kháng viêm corticoid
Nhóm thuốc chống viêm corticoid thường được sử dụng trong điều trị cổ họng sưng viêm ở tình trạng nặng. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, tổn thương lan rộng, cải thiện tình trạng sưng đau khó chịu.
Một số hoạt chất thường gặp là:
- Dexamethasone: Thuốc thuộc vào nhóm Corticosteroid, có tác dụng đẩy lùi cơn ho và làm lành nhanh chóng những vết viêm loét, nhờ vậy cổ họng của người bệnh sẽ thấy thoải mái dễ chịu hơn. Ngoài ra, Dexamethasone còn được dùng trong việc điều trị một số bệnh lý về ung thư, đường ruột, da và mắt.
- Prednisolone: Có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch. Prednisolone chống chỉ định ở bệnh cao huyết áp, tiểu đường, trong thời kỳ mang thai, với viêm nội tâm mạc cấp tính, tâm thần, loét dạ dày và loét tá tràng.
Trong quá trình dùng thuốc chống viêm corticoid bệnh nhân có thể bị một số biểu hiện như: Hoa mắt, khó thở, đau bụng, buồn nôn, ù tai,… Nếu kích ứng quá mạnh thì nên dừng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.
Thuốc kháng sinh
Các loại kháng sinh thường đem lại hiệu quả nhanh chóng khi điều trị viêm sưng họng nhưng không phải trường hợp nào cũng sẽ được bác sĩ chỉ định. Kháng sinh chỉ được sử dụng khi xác định chính xác nguyên nhân gây sưng họng là do vi khuẩn, cũng như phân loại được loại vi khuẩn là gì. Còn sưng họng do virus, do tổn thương thì không được tự ý sử dụng.
Một số loại kháng sinh phổ biến được kê toa dùng trị sưng họng, viêm họng cấp là:
- Penicillin: Thường ở dạng thuốc uống hoặc tiêm giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Cần lưu ý thuốc này không phù hợp cho phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh dạ dày, thận, gan.
- Amoxicillin: Hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn, ức chế sự hình thành của yếu tố gây bệnh. Những đối tượng không nên dùng thuốc này là người có bệnh thận, gan, phụ nữ cho con bú hoặc đang sử dụng thuốc ngừa thai.
- Erythromycin: Kháng sinh thuộc nhóm macrolid có tác dụng diệt khuẩn thông qua ức chế quá trình hình thành protein. Thuốc thường được chỉ định dùng sau khi ăn ở dạng uống và tiêm (khi nặng). Thuốc chống chỉ định với người mắc các bệnh tim mạch hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
Thuốc giảm ho
Ho thực chất là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp đẩy vi trùng và chất nhầy ra ngoài. Tuy nhiên, ho liên tục có thể khiến cổ họng bị sưng đau hơn, gây khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày của bạn. Lúc này, bạn nên dùng thuốc giảm ho.
Một số loại thuốc giảm ho thường mà bạn có thể tìm mua ở các nhà thuốc là:
- Codein: Có tác dụng giảm ho, giảm đau nhẹ, nhưng không có tác dụng trong trường hợp ho nặng. Tác dụng phụ không mong muốn như: táo bón, an thần và gây lệ thuộc thuốc.
- Dextromethorphan: Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế nhẹ ở phế quản và họng. Tuy có độc tính thấp nhưng người dùng không nên lạm dụng bởi nó có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
Viên ngậm thông họng
Trong trường hợp trẻ nhỏ bị sưng họng không thích uống thuốc hay sợ trẻ có thể gặp nhiều tác dụng phụ thì có thể dùng viên ngậm trị đau họng. Bởi thành phần của viêm ngậm thường chứa chất kháng viêm có chiết xuất từ dược liệu nên an toàn. Đặc biệt viên ngậm còn có vị ngọt nên rất dễ sử dụng.
Ngoài ra, viên ngậm cũng có tác dụng giảm đau và trị đờm. Một số viên ngậm thảo dược cũng được dùng để giảm ho, làm thông họng như: Eugica, viên ngậm Bảo Thanh, kẹo con tàu, strepsil,…
Thuốc long đờm
Trong trường hợp sưng họng có xuất hiện đờm đặc trong cổ họng gây khó chịu thì nên sử dụng thêm các thuốc có tác dụng long đờm, loãng đờm để giảm vướng víu. Các thuốc trong nhóm long đờm gồm có: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon…
Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản. Vì vậy, các chất nhầy đàm có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng sự khạc đờm.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Nhóm thuốc này dùng trong trường hợp sưng họng đau lâu ngày không khỏi có kèm theo sốt cao. Thuốc giảm đau, hạ sốt thường gặp là Panadol, Efferalgan, Paracetamol, Naproxen, Tylenol, Ketorolac,… Những thuốc này đều là thuộc nhóm thuốc không kê đơn vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc, chuỗi nhà thuốc.
Liều dùng thuốc giảm đau hạ sốt dựa theo cân nặng, viên thuốc được chia liều uống cho mỗi đối tượng trẻ em và người trưởng thành. Thông thường, cần dùng thuốc cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ. Dùng Paracetamol điều trị quá liều không làm tăng hiệu quả mà gây tác dụng phụ, đặc biệt là tổn thương gan.
Thuốc điều trị bệnh dạ dày
Bên cạnh nguyên nhân gây sưng họng do vi khuẩn hoặc virus, đau họng còn có thể là tình trạng “kéo theo” của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hay viêm loét dạ dày.
Vì thế, nếu bạn không sốt nhưng thường xuyên cảm thấy nóng rát vùng họng, không biết bị đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi thì đừng tự ý điều trị mà nên nhanh chóng đến viện kiểm tra hệ tiêu hóa.
Một số thuốc người bị GERD có thể sử dụng là: Thuốc kháng axit (Nhôm hydroxit), thuốc chẹn H2 (cimetidin, ranitidin,…), thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Lansoprazole,…).
Những lưu ý khi dùng thuốc trị sưng cổ họng
Khi sử dụng thuốc Tây y để cải thiện tình trạng sưng họng các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sử dụng đúng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các bác sĩ thường kê đơn theo các yếu tố như vị trí nhiễm khuẩn, phạm vi ảnh hưởng của thuốc và cơ địa cụ thể của người bệnh. Do đó, việc tự ý sử dụng thuốc sẽ không mang lại tác dụng điều trị như mong muốn.
- Người có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng không được sử dụng thuốc giảm đau aspirin, nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid.
- Khi sử dụng các thuốc kháng sinh, người bệnh cần tuân theo đúng thời gian của phác đồ điều trị, tránh tự ý ngưng thuốc vì sẽ gây ra nguy cơ đề kháng kháng sinh.
- Trong trường hợp dùng thuốc đúng như thời gian bác sĩ kê đơn nhưng không khỏi bệnh hoặc xuất hiện nhiều tác dụng phụ bạn cần đi khám lại để bác sĩ có phương án chữa trị phù hợp.
Một số lời khuyên hữu ích khi bị sưng cổ họng
Một số thói quen hằng ngày của người bệnh là tác nhân gây bệnh hoặc khiến bệnh chậm hồi phục hơn. Do đó, trong thời gian bị sưng họng, người bệnh nên chú ý đến một số thói quen sau để giúp việc dùng thuốc điều trị hiệu quả hơn:
- Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước (2 – 2,5 lít nước/ngày) để hạn chế tình trạng khô rát cổ họng, làm loãng dịch đờm và cải thiện tình trạng sưng nóng cổ họng. Bên cạnh đó việc cung cấp nước cho cơ thể còn giúp tăng đào thải, tránh tích tụ thuốc gây hại cho sức khỏe.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Người bệnh nên duy trì thói quen đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày và thường xuyên sử dụng nước muối để súc miệng. Điều này sẽ giúp bạn hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và virus gây hại. Đồng thời giúp giảm sưng đau và làm dịu niêm mạc cổ họng.
- Loại bỏ thói quen sinh hoạt xấu: Người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc, tránh hút thuốc lá… để hỗ trợ làm lành tổn thương và cải thiện tình trạng cổ họng bị sưng đau.
- Giữ ấm cơ thể và vùng cổ: Đặc biệt, khi trời chuyển khô và lạnh, người bệnh nên bật máy tạo ẩm để xoa dịu lớp niêm mạc mũi và họng.
- Bảo vệ cổ họng: Tránh la hét lớn, nói chuyện nhiều, hít khói bụi ô nhiễm, hút thuốc lá,.. trong thời gian điều trị.
Xịt họng AFree giảm nhanh tình trạng sưng họng khó chịu
Việc uống thuốc tây y để chữa sưng họng gây tác dụng toàn thân, thuốc có thể bị chuyển hoá qua gan làm giảm hiệu quả điều trị. Để khắc phục tình trạng này, công ty dược phẩm Thái Minh đã cho ra mắt dung dịch xịt họng AFree.
Thành phần chính của AFree là Kẽm iod (ZnI2) và Dimethyl sulfoxide (DMSO). Tổ hợp này cho thấy tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ trong việc chống oxy hoá, kiểm soát quá trình viêm do khả năng tiêu diệt và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh.
Dung dịch AFree có ưu điểm là tác dụng nhanh, xịt chính xác vào chỗ bị sưng viêm nên giúp làm dịu mát niêm mạc họng ngay tức thì. Chỉ sau từ 1-2 ngày, giúp giải quyết nhanh các vấn đề của hô hấp trên như sưng họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan,…
Lời kết
Hy vọng bài viết này để giúp bạn trả lời được câu hỏi sưng họng uống thuốc gì. Bạn nên dùng thuốc đúng nguyên nhân, đúng cách, đúng liều lượng để nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế tác dụng phụ. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng