Phù nề thanh quản là bệnh lý về đường hô hấp, liên quan đến dây thanh quản. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đời sống của người bệnh. “Phù nề thanh quản cần làm gì để cải thiện? ” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Phù nề thanh quản là bệnh gì?
Dây thanh quản là bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ tạo ra âm thanh giúp chúng ta nói, phát âm, thở và bảo vệ không cho thức ăn xâm nhập. Xung quanh dây thanh có lớp niêm mạc mỏng bao bọc, khi dây thanh bị tổn thương sẽ làm sưng viêm, tấy dẫn đến tình trạng phù nề thanh quản.
Phù nề thanh quản sẽ khiến cho chức năng của dây thanh bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng như khàn giọng, mất giọng, đau họng, khó nuốt,… Tuy nhiên, các biểu hiện này rất giống với các bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi,… nên người bệnh rất khó phân biệt.
Vì thế, để xác định được chính xác thì bệnh nhân cần phải đến thăm khám để các bác sĩ chẩn đoán dựa vào kết quả nội soi, chụp X-quang,… Từ đó mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây phù nề thanh quản
Phù nề do viêm nhiễm
- Những người bị nhiễm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virus, bị chấn thương hay áp xe họng sẽ gây phù nề thanh quản.
- Người có tính chất công việc dùng đến giọng nói hàng ngày (ca sĩ, giáo viên, hướng dẫn viên du lịch,..) hoặc những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, người hay hút thuốc lá,… dễ bị phù nề thanh quản gây khàn giọng, mất tiếng, khó nói.
Phù nề không do viêm nhiễm
- Người hay bị dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, rối loạn chức năng thận, cao huyết áp, thiểu năng tim mạch,…
- Chấn thương thanh quản do cơ học, nhiệt học, hoá học.
- Tình trạng phù nề thanh quản nếu không tìm được nguyên nhân thì được gọi là phù nề thanh quản vô căn.
Phù nề thanh quản làm sao để nhanh khỏi?
Người bị phù nề thanh quản cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh tiến triển nặng hơn. Tùy vào mức độ của bệnh thì sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh thì sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp.
- Phù nề do viêm: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh giảm viêm hoặc giảm phù nề.
- Phù nề do không viêm: Người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc kháng histamin hay thuốc chống dị ứng.
- Phù nề do dị vật: Bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật để gắp dị vật ra ngoài càng sớm càng tốt.
- Phù nề do khối u hoặc polyp: Người bệnh cần nhập viện để theo dõi và điều trị nhằm đảm bảo không biến chứng xấu. Với tuỳ từng trường hợp cần phải phẫu thuật để loại bỏ các khối u hoặc các polyp thanh quản.
Chăm sóc tại nhà
Dùng trà gừng mật ong
Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, mật ong còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở dây thanh.
Gừng có tính ấm nóng giúp làm ấm vùng họng, giảm sưng tấy, phù nề dây thanh. Bởi thế khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ làm giảm chứng phù nề thanh quản rất hiệu quả.
Bạn chỉ cần pha trà gừng mật ong cùng với nước ấm và uống trực tiếp hàng ngày sẽ giúp triệu chứng được cải thiện đáng kể.
Chườm nóng
Sử dụng nước ấm để chường nóng, giữ ấm cổ họng sẽ làm giảm kích thích họng, cải thiện tình tránh đau rát ở thanh quản. Bạn có thể sử dụng túi chườm nước để ấm rồi đặt lên vùng cổ để làm giảm đau do phù nề thanh quản gây ra. Bên cạnh đó cũng cần giữ ấm cổ họng khi thời tiết giao mùa hoặc chuyển lạnh.
Tinh bột nghệ
Trong thành phần của nghệ có chứa hoạt chất curcumin, chúng có tác dụng chống viêm và chống oxy hoá mạnh. Chỉ cần sử dụng 1 thìa bột nghệ pha với nước ấm rồi uống hàng ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.
Chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nên ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi, thịt, cá,… giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại. Ăn những đồ ăn mềm, loãng, lỏng như súp, canh, cháo hoặc uống các loại nước ép để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh làm kích thích họng gây đau.
Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi chúng rất dễ gây kích thích dạ dày khiến người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. Không ăn những thực phẩm cứng, giòn bởi sẽ gây tổn thương niêm mạc thanh quản. Tuyệt đối không uống nước lạnh mà thay vào đó là uống nhiều nước ấm thường xuyên.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bệnh tập thói quen sinh hoạt lành mạnh để giúp bệnh mau hồi phục hơn:
- Hạn chế nói nhiều, nói to, la hét trong thời gian đang bị phù nề thanh quản. Với những người có tính chất đặc thù công việc thì nên dùng micro để hỗ trợ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng họng khi thời tiết thay đổi nóng lạnh đột ngột.
- Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá bởi sẽ làm kích thích dây thanh âm, làm khô cổ họng.
- Không uống rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt đóng chai.
- Tránh dùng chung đồ cá nhân và tiếp xúc gần với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức sức khỏe.
Xịt họng AFree – hỗ trợ làm giảm triệu chứng phù nề thanh quản
Ngoài những biện pháp trên, người bệnh có thể tham khảo xịt họng AFree để giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Dung dịch xịt họng AFree được công ty Thái Minh phát triển trên bằng sáng chế về ứng dụng của Kẽm (Zn) của công ty Invenmed USA. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn.
Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào khoang miệng. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Sản phẩm được thiết kế dưới dạng vòi xịt phun sương giúp bạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám nếu thấy những dấu hiệu dưới đây:
- Bệnh không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp để cải thiện.
- Khàn đặc giọng hoặc mất tiếng.
- Đau rát họng nặng nề, khó nuốt.
- Thở rít, khó thở.
- Sốt, người mệt mỏi.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, người bệnh có thể biết thêm những cách cải thiện tình trạng phù nề thanh quản. Bên cạnh đó nếu thấy những triệu chứng bất thường thì cần phải đến bệnh viện thăm khám, tránh chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi về tổng đài 1800.9068 để được tư vấn trực tiếp.