Sưng vòm họng trên là tình trạng thường gặp và gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Hơn thế nữa, nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy cụ thể bệnh lý đó là gì? Cách khắc phục sưng họng vòm trên hiệu quả ra sao? Điều này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là sưng vòm họng trên?
Họng là nơi giao nhau của đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nó được ví như là một ngã tư đường đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau như nuốt, thở, nói, nghe,…
Theo cấu tạo, cổ họng được chia thành 2 phần: phía trên họng nối liền với mũi và phía dưới nối liền với thanh quản và thực quản. Vì vòm họng trên là cửa ngõ và là nơi tiếp xúc đầu tiên với các tác nhân gây bệnh nên rất dễ bị sưng viêm. Nếu tình trạng này không chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe mà ta không lường trước được.
Tìm hiểu thêm: Bị sưng họng – nguyên nhân do đâu?
Những triệu chứng sưng vòm họng trên thường gặp
Triệu chứng điển hình của sưng vòm họng trên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy là:
- Niêm mạc họng sưng tấy màu đỏ, cảm giác nóng hơn.
- Đau ngứa rát vòm họng.
- Cổ họng sưng gây khó nuốt, nghẹn vướng hoặc đau hơn khi nói chuyện.
Bên cạnh những triệu chứng điển hình, bạn còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho. hắt xì hơi, sốt,…
Sưng vòm họng trên là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Có khoảng 13 triệu người đến bệnh viện mỗi năm vì sưng họng, viêm họng. Hầu hết sưng viêm họng đều do nhiễm khuẩn hay các yếu tố nguy cơ từ môi trường như không khí. Một số trường hợp tình trạng này còn cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm là:
Viêm amidan
Amidan là cơ quan tập hợp các tế bào bạch cầu ở 2 bên cổ họng, đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên khi virus và vi khuẩn ồ ạt xâm nhập, cơ quan này có thể bị tổn thương và nhiễm trùng.
Dấu hiệu để nhận biết viêm amidan là quan sát thấy hạch lympho bị sưng tấy, đỏ và đau nhức. Ngoài ra, nhiễm trùng ở amidan cũng có thể làm phát sinh những triệu chứng như sưng vòm họng trên, đau họng, ho, vướng cổ họng, mệt mỏi, sốt,…
Viêm amidan là bệnh thường gặp và có thể kiểm soát sau 10 ngày điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp điều trị không dứt điểm, nhiễm trùng có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa,…
Viêm họng hạt
Sưng họng vòm trên có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm họng hạt. Tình trạng này thường do virus hoặc liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở người lớn, những người mắc bệnh viêm xoang mũi trước đó hoặc do viêm amidan mạn tính.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của viêm họng hạt là tình trạng họng sưng đỏ, đau rát, xuất hiện các hạt trắng viền đỏ ở niêm mạc và có cảm giác nghẹn khi nuốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau đầu và ù tai.
Viêm VA
V.A có bản chất là một tổ chức lympho nằm trên vòm họng, phát triển mạnh ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 4 tuổi và thoái triển lúc 5-6 tuổi. Do đó, viêm V.A gần như chỉ gặp ở trẻ em dưới 7 tuổi.
Không khí từ ngoài vào mũi, qua V.A rồi mới đến phổi. Bộ phận này có vai trò nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể tiêu diệt chúng. Sưng vòm họng trên là một trong những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm V.A.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là bệnh lý đường hô hấp trên khiến cổ họng đau rát và sưng to. Trường hợp nghiêm trọng còn gây khô họng, ớn lạnh, khạc đờm, khàn tiếng,…
Do thanh quản là cơ quan quan trọng trong việc phát âm nên người mắc viêm thanh quản thường mất tiếng, khàn giọng dai dẳng, kéo dài. Bệnh lý này thường xảy ra với những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
Viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt mang tai là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn, dị ứng, nấm gây ra. Khi mắc bệnh này thường có những biểu hiện như: sưng vòm họng trên, sưng cấp tính của tuyến, đau tăng khi nhai nuốt,…
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa mà còn gây sưng đau ở cổ họng. Nguyên nhân bắt nguồn là do hàm lượng axit dư thừa trào ngược lên thực quản và cổ họng khiến niêm mạc của cơ quan này bị sưng, đau rát.
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ác tính, nguy hiểm. Dấu hiệu ban đầu của ung thư vòm họng thường là sưng vòm họng trên, đau rát, sốt, nổi hạch,…
Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan và chỉ nghĩ đó là bệnh lý viêm đường hô hấp trên thường gặp mà không đi thăm khám và tìm cách chữa kịp thời. Khi phát hiện ra bệnh đã tiến triển nhanh thành giai đoạn nặng và khiến chúng ta trở tay không kịp.
Bị đau sưng vòm họng trên có nguy hiểm hay không?
Sưng vòm họng trên hay viêm vòm họng trên là triệu chứng nhiều người gặp phải. Tình trạng này không quá nguy hiểm, có thể phục hồi nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan cho rằng mình chỉ bị viêm đau họng thông thường dẫn đến bệnh tiến triển nặng thành mãn tính.
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng nếu bị sưng vòm họng trên lâu ngày không khỏi còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe mà ta không lường trước được như: viêm phổi, viêm tai giữa, ung thư vòm họng,…
Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà nên điều trị sớm từ những triệu chứng nhỏ nhất. Nên đi khám định kỳ, làm những xét nghiệm cần thiết để nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân, việc này giúp bạn loại bỏ những lo lắng và mầm bệnh từ khi mới chớm có dấu hiệu.
Cách khắc phục sưng vòm họng trên tại nhà
Bạn có thể khắc phục sưng vòm họng trên ngay tại nhà bằng các mẹo sau:
Súc họng bằng nước muối
Nước muối có đặc tính tiệt trùng và kháng viêm cao nên nhiều bác sĩ khuyên dùng để làm xoa dịu các cơn đau họng. Không những thế, súc họng bằng nước muối còn giúp tiêu đờm, giảm sưng đau, hạn chế phát sinh các bệnh viêm thanh quản, viêm amidan,…
Để chắc chắn về độ tinh khiết của muối, người bệnh có thể đến tiệm thuốc để tìm mua nước muối sinh lý. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện cách chữa viêm họng bằng cách tự pha nước muối tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Hòa 300ml nước với nửa muỗng muối tinh khiết.
- Khuấy tan và súc miệng trong vòng 2 phút.
- Sau đó nhổ ra, súc lại lần nữa bằng nước sạch.
- Kiên trì áp dụng biện pháp này từ 2-3 lần mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng.
Ngậm gừng tươi
Gừng tươi là nguyên liệu thiên nhiên thường có sẵn trong gian bếp của mỗi gia đình. Nếu không may xuất hiện các biểu hiện sưng đau cổ họng thì bạn có thể dùng ngay.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, gừng chứa hoạt chất Zingerol, Shogaol và Gingerol. Đây đều là những chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm và ức chế các hoạt động của virus.
Bạn có thể thái mỏng vài lát gừng tươi và ngậm dưới lưỡi để cải thiện chứng sưng vòm họng trên, ho, khàn tiếng.
Uống nước chanh mật ong
Chanh là loại quả giàu vitamin C, acid citric và khoáng chất tốt. Khi kết hợp với mật ong chứa nhiều axit amin và các chất chống viêm tốt tạo thành một bộ đôi kép làm dịu niêm mạc họng nhanh chóng, đồng thời ức chế quá trình hoạt động của những vi khuẩn, virus.
Ngoài ra, thức uống này còn có tác dụng bù nước, cân bằng điện giải, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể nên có thể dùng trong trường hợp sưng họng vòm trên kèm theo triệu chứng sốt. Cách pha nước chanh mật ong đúng cách là:
- Chuẩn bị 1-2 quả chanh và 2 thìa mật ong rừng.
- Chanh rửa sạch, cắt đôi vắt lấy nước cốt, lọc bỏ hạt.
- Hòa thêm khoảng 200ml nước ấm cùng 3 muỗng mật ong khuấy đều rồi uống.
- Nên uống ngày 2-3 lần, tốt nhất vào buổi sáng và tối.
Uống trà bạc hà
Lá bạc hà có chứa chất kháng viêm, sát khuẩn, giảm ngứa ngáy, làm dịu vùng cổ họng bị sưng viêm. Đồng thời cải thiện tình trạng ứ đờm, ngứa và khó chịu ở cổ họng. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng người bị sưng vòm họng trên nên uống từ 1 – 2 ly trà bạc hà ấm để nhanh khỏi bệnh.
Dùng thuốc tây y
Trường hợp các cách chữa sưng vòm họng bằng các cách kể trên mà bệnh không thuyên giảm thì bạn có thể dùng các thuốc không cần kê đơn để cải thiện tình trạng này. Cụ thể như sau:
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này có tác dụng có tác dụng ức chế quá trình viêm, chống dị ứng được ứng dụng để điều trị vết nhiễm lan rộng, đau nhức. Một số loại thuốc chống viêm thường dùng là: dexamethasone, methylprednisolone,…
- Thuốc kháng Histamin H1: Thuốc được dùng nếu sưng vòm họng trên do dị ứng, hoặc trị triệu chứng đau nhức, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt. Các thuốc thường được dùng là cetirizin, chlopheniramin, loratadin,…
- Thuốc hạ sốt, giảm đau họng: Loại thuốc điển hình trong nhóm này là Paracetamol, Ibuprofen. Thuốc có thể dùng mà không cần đến toa của bác sĩ và dùng được cho cả trẻ nhỏ.
- Thuốc tiêu đờm, giảm ho: Nếu bị sưng vòm họng trên kèm triệu chứng ho liên tục và ứ đọng nhiều đờm thì cần sử dụng các loại thuốc giảm ho, tiêu đờm như Dextromethorphan và Acetylcystein để giúp cổ họng thoải mái hơn.
- Viên ngậm thông họng: Một số viên ngậm thảo dược cũng được dùng để giảm ho, làm thông họng như Eugica, Bảo Thanh, kẹo con tàu, Strepsil,…
Cách phòng ngừa sưng vòm họng trên
Tình trạng sưng vòm họng trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động ăn uống, giao tiếp, đồng thời gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Chính vì thế sau khi tình trạng này được khắc phục, bạn nên chủ động phòng ngừa tái phát với những biện pháp đơn giản sau:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt và phòng tránh được bệnh tật. Vì vậy, bạn nên:
- Có một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, axit béo omega-3, khoáng chất. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh sử dụng các loại rượu bia, hút thuốc lá, ăn thực phẩm cay nóng hoặc thực phẩm quá lạnh.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao như bơi lội, chạy bộ, đi bộ, yoga,… để rèn luyện sức khỏe.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh nhất thời điểm giao mùa bằng cách đeo khăn quàng cổ và mặc áo dày. Đặc biệt, khi trời chuyển khô và lạnh, bạn nên bật máy tạo ẩm để xoa dịu lớp niêm mạc mũi và họng.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất,…
- Sử dụng khẩu trang khi di chuyển ngoài trời và đến những nơi đông người.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối loãng súc họng và súc miệng mỗi ngày. Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, trước mỗi bữa ăn và sau khi tiếp xúc với các vật thể lạ.
- Nên trồng nhiều cây xanh để hỗ trợ lọc khí, ngăn ngừa việc mắc bệnh đường hô hấp.
Dùng dung dịch xịt họng AFree
Xịt họng AFree là giải pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên được rất nhiều người tin dùng. Sản phẩm có công thức bào chế đặc biệt từ Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO). Tổ hợp này cho thấy tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ trong việc chống oxy hoá, kiểm soát quá trình viêm do khả năng tiêu diệt và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, dung dịch AFree còn có tác dụng nhanh, chỉ sau từ 1-2 ngày, giúp giải quyết nhanh các vấn đề của hô hấp trên, như viêm họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan,…
Xịt họng AFree được khuyên dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người lớn nếu có các dấu hiệu về viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt giúp trẻ em và người lớn tăng sức đề kháng vùng hầu họng.
Lời kết
Sưng vòm họng trên có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đường hô hấp mà bạn không thể lường trước được. Vì vậy, khi mới phát hiện bệnh bạn nên tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra cách chữa cho phù hợp nhé.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng