Có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng như dùng sắn dây, mật ong, rau má… nhưng chúng có nhược điểm là mất rất nhiều thời gian và công sức. Do đó cách dùng thuốc để chữa nhiệt miệng vẫn là phương án tối ưu và được nhiều người lựa chọn hơn cả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để chọn lựa cho mình thuốc nhiệt miệng phù hợp nhất nhé.
Mục lục
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện vết loét nhỏ, nông ở bên trong má, lưỡi, nướu hoặc trên môi. Nguyên nhân gây nhiệt miệng thường gặp là: nóng trong, cắn vào miệng, thiếu vitamin, khoáng chất, stress….
Một số dấu hiệu giúp bạn dễ nhận biết nhiệt miệng:
- Vết nhiệt miệng thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và có viền đỏ ở xung quanh.
- Lúc mới hình thành chỗ vết nhiệt có thể hơi ngứa hoặc rát một chút. Sau đó vết nhiệt vỡ ra gây đau xót nhất là khi ăn chua hoặc mặn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại bệnh nhiệt miệng thường gặp
Khi nào nên dùng thuốc nhiệt miệng?
Thực tế cho thấy, nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chúng gây đau xót khi ăn uống, chán ăn, mệt mỏi và khó khăn trong giao tiếp.
Chính vì vậy, nếu bị nhiệt miệng thường xuyên và kéo dài bạn nên dùng thuốc để chữa trị hoặc đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp. Bởi các mẹo dân gian hay thay đổi lối sống không có hiệu quả nữa.
Việc dùng thuốc nhiệt miệng có ưu điểm là giảm đau xót, liền vết loét và hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 2-3 ngày sử dụng. Nhưng nó chỉ là để trị triệu chứng chứ không chữa được phần gốc sinh ra bệnh nên rất dễ tái phát. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc bạn nên kết hợp với thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tránh nhiệt miệng quay lại.
☛ Tìm hiểu tại: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên?
Những loại thuốc chữa nhiệt miệng phổ biến nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều loại thuốc nhiệt miệng với nhiều thương hiệu khác nhau, khiến bạn băn khoăn không biết loại nào tốt và hiệu quả. Để giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn, chúng tôi sẽ tổng hợp các loại thuốc thành 3 dạng bôi, uống và xịt.
Thuốc nhiệt miệng dạng bôi
Trong tất cả các loại thuốc chữa nhiệt miệng, dạng bôi là loại thuốc phổ biến nhất và quen thuộc nhất. Loại thuốc này phù hợp với những vết nhiệt lớn, loét rộng bởi nó ở dạng gel, mỡ có thể dùng tay bôi rộng ra.
Đồng thời, thành phần trong thuốc bôi nhiệt miệng còn chứa dầu do đó có thể chống nước, giúp bảo vệ vết nhiệt khỏi các tác động khác. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là cảm giác dính cộm, khó chịu trong miệng và dễ bị rửa trôi chỉ nên dùng khi đi ngủ.
Một số loại thuốc nhiệt miệng dạng bôi mà bạn có thể tham khảo là:
– Thuốc bôi nhiệt Oracortia
Oracortia là loại thuốc bôi nhiệt có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Hiện loại thuốc này đang được bày bán rộng rãi ở các nhà thuốc dưới dạng gói thuốc mỡ 1g nhỏ màu xanh.
Thành phần chính: Triamcinolone acetonide – một loại glucocorticoid có chứa Flo, có tác dụng ngăn chặn quá trình giải phóng các chất gây viêm. Khi bôi ngoài da hoặc niêm mạc, Triamcinolon có tác dụng giảm triệu chứng nóng rát, sưng đau.
Công dụng:
- Làm mát nhẹ, giảm nhanh các triệu chứng đau rát trong khoang miệng.
- Giảm lở loét, khu trú viêm nhiễm ở phần nhiệt miệng.
Giá tham khảo: 10.000 đồng/gói 1g.
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: tác dụng nhanh, hiệu quả vì chỉ cần bôi thuốc Oracortia trong thời gian ngắn đã có thể khỏi hoàn toàn nhiệt miệng.
- Nhược điểm: có thể gây ra nhiều tác dụng như: teo da, mỏng da và ban đỏ khi dùng kéo dài.
– Thuốc nhiệt miệng Urgo
Nhiệt miệng Urgo cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp người bệnh giải quyết vấn đề nhiệt miệng nhanh chóng. Sản phẩm này có nguồn gốc từ Pháp và được bào chế dưới dạng gel.
Thành phần: Acid Mineral (dẫn xuất salicylic) có tác dụng chống viêm, giảm đau. Kết hợp với Alcohol có vai trò sát khuẩn và dẫn xuất Cellulose tạo độ liên kết, hình thành lớp màng gel mỏng.
Công dụng:
- Tạo lớp gel mỏng bảo vệ vết loét khỏi tác động bên ngoài suốt 4 giờ.
- Giảm các triệu chứng đau xót.
- Thúc đẩy quá trình lành vết loét.
Giá tham khảo: 75.000 – 90.000 đồng/lọ 6ml.
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: thuốc có khả năng bảo vệ vết nhiệt miệng tới 4 giờ. Có bộ phận que để bôi tiện lợi, đảm bảo vệ sinh, tránh bội nhiễm vi khuẩn so với cách bôi tay thông thường.
- Nhược điểm: tác dụng kháng khuẩn yếu chỉ phù hợp với vết loét mức độ nhẹ, chưa có nhiễm khuẩn nặng. Thành phần Alcohol có thể gây kích ứng khoang miệng và tổn thương các tế bào hạt.
– Gel bôi nhiệt miệng Kamistad
Cái tên thuốc bôi nhiệt miệng tiếp theo được nhắc đến chính là Kamistad, một sản phẩm do công ty Stada Arzneimittel A.G ở Đức nghiên cứu và sản xuất. Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau trong đó có cả người lớn, trẻ nhỏ.
Thành phần: Dịch chiết hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhẹ, hỗ trợ làm dịu, giảm kích ứng. Benzalkonium clorid có tính sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Kết hợp với Lidocain có tác dụng gây tê tại chỗ.
Công dụng:
- Điều trị nhiệt miệng, viêm lợi hiệu quả.
- Giảm đau rát do nứt nẻ môi miệng.
- Giảm đau do nhổ răng khôn, trồng răng giả và trẻ mọc răng sữa.
Giá tham khảo: 40.000 – 50.000 đồng/ tuýp 10g.
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: thuốc có dạng gel giúp kéo dài tác dụng, dễ trải đều trên bề mặt vết loét. Thành phần an toàn lành tính có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn
- Nhược điểm: có thể gây ra tác dụng phụ như: kích ứng, bỏng rát niêm mạc miệng… nếu dùng thời gian dài
Thuốc nhiệt miệng dạng xịt
Loại thuốc bôi rất hiệu quả nhưng nó gây cảm giác dính cộm, khó chịu trong miệng. Do đó, bạn có thể chọn loại thuốc nhiệt miệng dạng xịt để thay thế. Tuy rằng thuốc xịt sẽ không giữ trong miệng được lâu nhưng bạn sẽ thấy thoải mái và dễ sử dụng hơn.
Không chỉ vậy, loại thuốc dạng xịt còn có ưu điểm vượt trội là có thể dùng ở góc phía trong miệng hay gần với cổ họng… mà thuốc bôi khó có thể tác động đến được. Bạn có thể tham khảo 2 loại thuốc chữa nhiệt miệng dạng xịt dưới đây:
– Xịt nhiệt miệng Traful
Traful là một sản phẩm thuốc nhiệt miệng dạng xịt đến từ Nhật Bản với việc áp dụng công thức và thành phần biệt dược mang lại hiệu quả giảm đau tức thì chỉ vài phút sau khi xịt.
Thành phần: Sodium azulene axit sulfonic hydrate có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nhẹ. Ngoài ra còn có tinh dầu bạc hà mát dịu giúp giảm đau nhẹ và làm giảm sưng viêm do nhiệt miệng.
Công dụng:
- Điều trị vết lở loét trong khoang miệng: nhiệt miệng, bỏng rát lưỡi, nhiễm nấm miệng.
- Có thể giảm sưng tấy vùng nướu, viêm lợi.
- Giữ hơi thở thơm tho, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Có thể sử dụng để điều trị viêm họng, đau họng.
Giá tham khảo: 280.000 đồng/ chai 20 ml.
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Tác dụng làm dịu, giảm đau ngay tức thời. Thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng khoang miệng.
- Nhược điểm: khả năng sát khuẩn nhẹ nên ít có hiệu quả trong trường hợp vết loét rộng, có bội nhiễm vi khuẩn. Giá thành khá cao.
– Thuốc xịt nhiệt miệng Anginovag
Anginovag được sử dụng rộng rãi như một bí kíp giúp giảm đau và lành vết thương, lở loét ở khoang miệng một cách hiệu quả và được nhiều người tin tưởng lựa chọn trong những năm trở lại đây.
Thành phần: Hydrocortisone là một glucocorticosteroid có tác dụng chống viêm. Tyrothricin thường dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn kết hợp Lidocain có tác dụng gây tê niêm mạc.
Công dụng:
- Trị nhiệt miệng hiệu quả và nhanh chóng, sản phẩm mang lại cảm giác sảng khoái và giảm đau do nhiệt.
- Xịt miệng còn giảm đau họng, viêm họng, viêm amidan hiệu quả.
Giá tham khảo: 110.000-130.000 đồng/lọ
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: tác dụng nhanh chóng, làm dịu mát tức thì.
- Nhược điểm: có thể có một số tác dụng phụ như: kích ứng niêm mạc, đau lưỡi, đỏ rát lưỡi,…
Thuốc nhiệt miệng dạng uống
Nếu thuốc dạng bôi, dạng xịt có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra thì loại thuốc dạng uống lại được sử dụng để chữa nhiệt miệng dứt điểm từ bên trong, phòng ngừa tái phát.
Không chỉ vậy, dạng uống còn dễ sử dụng và ít gây bết dính khó chịu nhưng thời gian đạt hiệu quả lâu hơn. Một số loại thuốc nhiệt miệng dạng uống phổ biến là:
– Viên uống nhiệt miệng PV
Đây là sản phẩm do công ty cổ phần Dược Phúc Vinh nghiên cứu và sản xuất. Những hoạt chất được bào chế trong dạng viên nén bao đường nên vô cùng dễ sử dụng.
Thành phần: Hoàng bá, Hoàng cầm, Cam thảo, Tế tân, Huyền sâm, Sinh địa, Liên kiều,… Các vị dược liệu có tác dụng chính là sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, thúc đẩy tiêu sưng.
Công dụng:
- Điều trị các trường hợp viêm loét miệng (nhiệt miệng), môi miệng sưng đau.
- Đau răng, chảy máu chân răng, sưng lợi.
- Viêm họng kéo dài.
- Khử mùi hôi miệng.
Giá tham khảo: 65.000 đồng/hộp 50 viên.
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Thành phần chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên đã được y học cổ truyền chứng minh có tác dụng hiệu quả trong điều trị loét miệng.
- Nhược điểm: Không tác động trực tiếp lên vết loét miệng. Thời gian sử dụng kéo dài. Hiệu quả điều trị loét miệng chưa cao. Thận trọng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người dương hư, tỳ vị hư hàn…
– Thuốc nhiệt miệng Nhất Nhất
Một sản phẩm chữa nhiệt miệng có nguồn gốc từ Việt Nam được đánh giá cao đó chính là nhiệt miệng Nhất Nhất. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Thành phần: Hoàng liên, Cam thảo, Tri mẫu, Huyền Sâm, Sinh địa, Mẫu đơn bì, Bạch thược… với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng.
Công dụng:
- Điều trị các trường hợp loét miệng: nhiệt miệng, miệng môi sưng đau.
- Điều trị các trường hợp đau răng, chảy máu chân răng, sưng lợi.
- Ngoài ra, có thể dùng để chữa viêm họng, hôi miệng.
Giá tham khảo: 83.000 đồng/hộp
Đánh giá ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Thành phần thảo dược được đảm bảo an toàn. Thuốc dùng đường uống nên không gây kích ứng khoang miệng.
- Nhược điểm: Hiệu quả điều trị nhiệt miệng không cao. Chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người bệnh thể hàn.
☛ Tìm hiểu thêm tại: Uống kháng sinh có gây nhiệt miệng?
Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng
Khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng, người bệnh cần bỏ túi một số lưu ý khi sử dụng để vừa đạt hiệu quả trị nhiệt miệng tốt, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe như sau:
- Kiểm tra kỹ nhãn mác, hạn sử dụng thuốc, không sử dụng thuốc khi có dấu hiệu hư hỏng. Bảo quản thuốc trị nhiệt miệng ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không sử dụng thuốc quá liều so với chỉ dẫn, không tùy ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau trong cùng 1 lần sử dụng.
- Đọc kỹ các thành phần của thuốc xem bạn có bị dị ứng với bất cứ thành phần nào hay không. Nếu có dấu hiệu bất thường khi bôi thuốc hoặc tình trạng nhiệt nặng hơn, kéo dài không khỏi cần ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.
- Ngoài ra, việc ăn uống cũng nên được những người bị nhiệt miệng chú ý. Bạn nên ăn những loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể như nước ép rau củ quả, rau ngót, rau diếp cá, trà đỗ đen,… và tránh những loại thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi…
☛ Tham khảo thêm tại: Những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
AFree – Giải pháp xử lý nhiệt miệng hiệu quả nhanh, an toàn, không dùng thuốc
Nguyên tắc cơ bản nhất để xử lý nhiệt miệng là làm sạch khoang miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chỉ cần đảm bảo vết loét sạch sẽ thì tổn thương sẽ không lan sâu, lành lại nhanh chóng.
Dựa trên nguyên tắc này, biện pháp đơn giản nhất để xử lý nhiệt miệng là sử dụng dung dịch sát khuẩn thích hợp. Dung dịch AFree ra đời được coi là giải pháp xử lý nhiệt miệng thế hệ mới không dùng thuốc. Sản phẩm này đã khắc phục được những nhược điểm của các thuốc trị nhiệt miệng.
Thành phần chính của AFree là ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide) có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ trong việc kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa các loại bệnh nhiễm virus và vi khuẩn ở đường hô hấp. Ngoài ra, AFree còn giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng ở cả trẻ em và người lớn.
Hiện nay, AFree là sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng nhờ ưu điểm vượt trội:
- Tác dụng nhanh, hiệu lực mạnh.
- Thành phần lành tính, không chứa kháng sinh, corticoid.
- Không gây đau xót, kích ứng niêm mạc miệng.
- Sử dụng đơn giản, chỉ cần xịt từ 4-6 lần vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương.
- Được kiểm chứng về an toàn – hiệu quả và được cấp phép lưu hành: công thức được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551 PCT.
Lời kết
Trong bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn các loại thuốc nhiệt miệng theo từng dạng dùng. Hy vọng đã giúp bạn chọn được loại sản phẩm phù hợp nhất với cho mình. Lưu ý nên kết hợp sử dụng thuốc với thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt để việc điều trị hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm loét miệng và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng