Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh lý đường hô hấp và có biểu hiện ho ngứa họng. Đây là dấu hiệu thường gặp khi trẻ hít phải khí lạ hoặc dai nguyên nhân bệnh lý. Khi trẻ bị ho ngứa họng cha mẹ nên xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bậc cha mẹ cách xử lý an toàn, hiệu quả khi trẻ bị ho ngứa họng.
Mục lục
- Nguyên nhân gây ra tình trạng ho ngứa họng ở trẻ
- Ho ngứa họng có gây nguy hiểm cho trẻ hay không?
- Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám?
- Mách mẹ các mẹo trị ho ngứa họng tại nhà cho trẻ
- Chăm sóc trẻ bị ho ngứa cổ họng như thế nào?
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho ngứa họng tại nhà
- AFree – sản phẩm được các phụ huynh tin dùng cho trẻ trong điều trị các triệu chứng ho ngứa họng
Nguyên nhân gây ra tình trạng ho ngứa họng ở trẻ
Hệ hô hấp, miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện hoặc gặp một số vấn đề sức khỏe, trẻ thường thở bằng miệng. Do đó không khí không được đi qua mũi để sưởi ấm và làm sạch. Những yếu tố kích thích, gây bệnh theo không khí dễ dàng xâm nhập vào họng gây ra hiện tượng ho ngứa họng.
Những nguyên nhân có thể dẫn đến ho ngứa họng ở trẻ như:
- Thời tiết thay đổi, không khí hanh khô hoặc thường xuyên sử dụng điều hoà
- Tiếp xúc với với các yếu tố môi trường bên ngoài như khói bụi, phấn hoa, thuốc lá…
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, cứng, đồ ăn chứa chất bảo quản… khiến cổ họng bị kích thích
- Trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi, viêm amidan
- Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho ngứa họng đó là trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm như sữa, trứng, hải sản…
Một số triệu chứng đi kèm khác thường gặp khi trẻ bị ho ngứa họng như:
- Ho kèm theo nôn trớ, ho có đờm
- Ho kèm khò khè, khó thở
- Trẻ cảm thấy có dị vật trong họng, quấy khóc, biếng ăn
- Trẻ nhỏ bỏ bú, bú kém
- Sổ mũi
Ho ngứa họng có gây nguy hiểm cho trẻ hay không?
Ho ngứa cổ họng là phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp tống các vật thể lạ ra bên ngoài. Phản ứng ho sẽ giúp đào thải bụi bẩn, chất nhầy, thậm chí là vi khuẩn ra khỏi cơ thể, giúp đường hô hấp của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ.
Ho ngứa họng không phải là một tình trạng nguy hiểm. Ho ngứa họng có thể kéo dài hơn trong trường hợp trẻ bị lạnh hoặc cảm cúm, nhưng thường chúng sẽ khỏi sau khoảng ba tuần. Những cơn ho ngứa họng kéo dài hơn có thể khiến con bạn có thể bị mắc một loại nhiễm trùng mới, hoặc nếu ho trở thành một thói quen có thể khiến cho phổi của bé trở nên khó chịu.
Việc trẻ bị ho ngứa họng gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Trong một số trường hợp, ho ngứa họng dai dẳng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn, trẻ cần được bác sĩ kiểm tra.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tất tần tật những điều bạn cần biết về ho ngứa họng
Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám?
Ho ngứa họng thông thường sẽ dần tự khỏi sau vài ngày hoặc điều trị thảo dược tại nhà. Tuy nhiên khi trẻ ho ngứa họng lâu ngày hoặc đi kèm với các triệu chứng sau thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế:
- Bé có biểu hiện tím tái quanh môi
- Có hiện tượng thở mệt: cánh mũi bé phập phồng, lồng ngực bé co lõm nhiều, thở nhanh hơn bình thường
- Sốt cao, khó chịu không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp hạ sốt, co giật
- Ho kèm nôn mửa
- Trẻ nhỏ bú kém hoặc bỏ bú
- Trẻ khó ngủ, thường xuyên thức giấc
- Có môi hoặc móng tay nhuốm màu xanh lam
Mách mẹ các mẹo trị ho ngứa họng tại nhà cho trẻ
Chỉ bằng những nguyên liệu có ngay tại căn bếp của mình, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo sau để trị ho ngứa họng cho bé:
Nước quất chưng đường phèn
Đây là bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến của các phụ huynh khi trẻ nhỏ gặp vấn đề về hô hấp cụ thể là ho ngứa họng. Quất có tính ấm, thông phổi, có tác dụng trị ho, chăm sóc hệ hô hấp. Quất còn chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm các cảm giác ngứa rát, khó chịu vùng họng. Quất kết hợp với đường phèn tăng tác dụng chữa ho, thanh nhiệt hiệu quả.
Chuẩn bị: quất vàng (300g), đường phèn xay, muối tinh, nước lọc
Cách thực hiện:
- Các mẹ rửa sạch quất, để ráo sau đó cắt đôi từng quả, vắt nước, lọc hạt, giữ lại vỏ
- Thái sợi nhỏ vỏ, cho vào cùng nước quất, 200g đường phèn và 5g muối đun nhỏ lửa trong vòng 5-8 phút
Hằng ngày, mẹ cho trẻ dùng 2-3 lần, mỗi lần dùng cho khoảng 1 đến 2 thìa hỗn hợp trên pha với 50ml nước lọc.
Sử dụng mật ong chanh
Mật ong kết hợp với chanh giúp chữa ho ngứa cổ họng hiệu quả. Mật ong chứa tinh chất chống viêm, long đờm, tăng sức đề kháng có cơ thể trẻ. Ngoài ra chanh mật ong cũng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và diệt vi khuẩn, hỗ trợ tiêu hoá. Đây là biện pháp đơn giản các mẹ có thể áp dụng tại nhà
Chuẩn bị: 1 thìa mật ong nhỏ, ½ quả chanh, 1 cốc nước ấm khoảng 150ml
Cách làm:
- Chanh vắt lấy nước, loại bỏ hạt
- Hoà tan nước cốt chanh cùng mật ong vào cốc nước ấm.
Sử dụng nước chanh mật ong vào các buổi sáng cho bé (trước khi ăn sáng hoặc trước lúc đánh răng) vừa cung cấp nước, vitamin cho trẻ vừa giúp giảm cảm giác khó chịu vùng họng
Trị ho ngứa cổ họng bằng gừng tươi
Gừng tươi là gia vị quen thuộc có trong căn bếp của mọi nhà. Các mẹ có thể tận dụng gừng để điều trị cho con vì gừng còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, công dụng tán hàn ôn trung, sát khuẩn, giảm đau nhanh chóng.
Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi
Cách làm:
- Các mẹ rửa sạch gừng, nướng qua trên bếp đến khi xém nhẹ
- Cạo sạch lớp vỏ ngoài, giả lấy nước
Sử dụng nước cốt gừng cho bé uống vào mỗi buổi sáng và thêm 1 lần vào buổi tối nếu bé ho, ngứa nhiều. Các mẹ có thể thêm mật ong để trẻ dễ uống và tăng hiệu quả giảm ho nhanh chóng.
Lê hấp đường phèn
Đây là phương pháp khá quen thuộc với các mẹ dùng chữa ho cả trong thai kỳ lẫn sau sinh. Lê có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, tính mát, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch. Trong y học cổ truyền, quả lê thường được dùng để điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp.
Chuẩn bị: 2 quả lê, 50g đường phèn, 1 chút kỳ tử, nước
Cách làm:
- Quả lê sau khi rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt ngang quả lê (khoảng từ 1/5 – 1/4 chiều cao của quả lê), rồi khéo léo khoét bỏ phần lõi cứng và hạt bên trong. Lưu ý là bạn nên dùng dao mũi nhỏ, lưỡi nhỏ và sắc để khoét bỏ ruột lê.
- Cho kỷ tử đã rửa sạch vào trong quả lê cùng đường phèn vào, dùng tăm ghim phần nắp quả lê lại cho chắc.
- Xếp 2 quả lê cho vào xửng hấp hay nồi nước, chưng trong khoảng 40 phút.
- Lê sau khi chưng, bạn lấy từng quả và bỏ ra chén nhỏ cho nguội. Nếu con còn nhỏ, bạn nên cắt lê thành từng miếng nhỏ rồi cho bé ăn. Với các bé đã lớn, bạn có thể cho bé ăn 1/2 quả. Lưu ý là chỉ cho bé ăn khi lê đã nguội, tránh tình trạng làm bỏng miệng bé.
Với cách chưng lê trị ho cho bé này, bạn có thể cho con dùng như một món tráng miệng hay ăn nhẹ để bé mau dứt cơn ho.
Mẹo dùng nước ép củ cải
Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe củ cải chữa ho ngứa họng. Tuy nhiên ngoài việc được dùng như một loại thực phẩm dinh dưỡng thì củ cải trắng còn có một số công dụng như giảm ho, chữa thổ huyết, đái tháo đường… Vì vậy các mẹ hãy tận dụng triệt để công dụng của những cây củ cải trong gian bếp của mình
Chuẩn bị: 1 cây củ cải trắng, vài lát gừng, 2- 3 thìa mật ong và nước lọc
Cách làm:
- Củ cải cảo sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ
- Gừng xay nhuyễn cho vào tô cùng củ cải, thêm ít nước lọc và mật ong
- Hấp cách thuỷ hỗn hợp trên trong khoảng 10-15 phút
Sử dụng phần nước sau khi đã để nguội cho trẻ 2-3 lần một ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 Mẹo chữa ngứa cổ họng nhanh chóng và hiệu quả
Dùng máy tạo ẩm không khí
Tỏi có tác dụng giảm ho, ngứa rát cổ họng, làm sạch đường hô hấp và sát khuẩn hiệu quả. Trong Đông Y, tỏi có khả năng giữ ấm cơ thể, kháng viêm, đào thải độc tố. Trong tỏi chứa allicin, ajoene, diallyl sulfide giảm đau rát cổ họng, tăng cường sức đề kháng.
Chuẩn bị: 4-5 tép tỏi, 2-3 thìa mật ong
Cách làm:
- Tỏi các bạn lột vỏ, giã nhuyễn cho vào tô
- Thêm 2-3 thìa mật ong tô mang đi hấp 15 đến 20 phút
- Sau khi hấp để nguội rồi cho trẻ uống
Sử dụng hằng ngày, các mẹ cho bé uống 2-3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.
Xem thêm:
Chăm sóc trẻ bị ho ngứa cổ họng như thế nào?
Khi trẻ có hiện tượng ho ngứa họng nhưng bé vẫn chơi ngoan, không quấy khóc hay bỏ ăn thì chúng ta không nhất thiết đưa bé đi viện. Cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà.
- Cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, chăm sóc theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm các biểu hiện nguy hiểm cho trẻ như khó thở, sốt…
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung thực phẩm, sữa, nước và điện giải cho trẻ.
- Làm sạch, thông thoáng hệ hô hấp cho bé bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ trên 3 tuổi, cha mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày, vệ sinh họng sạch sẽ.
- Bên cạnh đó, các mẹ có thể áp dụng những phương pháp giảm ho ngứa họng tại nhà bằng thảo dược, các mẹo dân gian
Ngoài ra cha mẹ cần hình thành cho trẻ các thói quen cũng như biện pháp để phòng ngừa các bệnh về hô hấp:
- Hình thành thói quen vệ sinh tai, mũi họng. Đây là nơi vi khuẩn, khói bụi có thể xâm nhập gây các bệnh về đường hô hấp cho trẻ trong đó có ho ngứa họng. Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên sẽ loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi, súc họng cho trẻ, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh tai cho bé.
- Giữ ấm cho bé mỗi khi thời tiết trở lạnh, trang bị mũ, khăn và áo ấm cho bé khi ra ngoài
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá
- Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh không gian nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế không cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, khoa học để năng cao sức đề kháng cho trẻ
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho ngứa họng tại nhà
Trên đây là một số cách trị ho tại nhà với thảo dược đem lại hiệu quả đáng kể. Khi áp dụng các cách trên, các mẹ cần lưu ý:
- Các nguyên liệu sử dụng phải sạch, tươi để giữ nguyên hoạt chất
- Các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà bằng thảo dược nên áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát
- Để đạt hiệu quả điều trị tốt, các mẹ cần kiên trì thực hiện đều đặn cho bé, không nên nôn nóng mà sử dụng quá liều lượng hướng dẫn
- Thời gian điều trị có hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của trẻ
- Có thể áp dụng trong thời gian dài khi bệnh giảm nhẹ vừa để điều trị vừa có tác dụng nâng cao sức khoẻ. Nếu sau 3-5 ngày bệnh không có dấu hiệu giảm thậm chí chuyển biến nặng cần thay đổi cách điều trị, bạn nên đưa trẻ đi khám.
Ngoài ra: Cha mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc cho trẻ. Việc tự ý mua thuốc cho bé có thể không mang lại hiệu quả điều trị thậm chí có thể gặp nhiều rủi ro không an toàn cho trẻ. Nhiều loại thuốc giảm ho, ngứa họng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp cho bé. Việc tự ý cho bé uống kháng sinh cũng đem lại nhiều hệ luỵ nguy hiểm cho trẻ.
AFree – sản phẩm được các phụ huynh tin dùng cho trẻ trong điều trị các triệu chứng ho ngứa họng
Các mẹo trị ho tại nhà kể trên có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên tính tiện dụng và hiệu quả mang lại còn có những hạn chế nhất định. Để giải quyết điều đó, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh đã nghiên cứu sáng chế ra sản phẩm dung dịch xịt họng AFree. Xịt họng AFree chính là sản phẩm mà bạn cần có trong gia đình. Thiết kế dạng xịt của AFree giúp sản phẩm có thể dễ dàng đi sâu đến các vị trí trong khoang họng với liều lượng chính xác đem lại hiệu quả tối đa.
Xịt họng AFree của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh sẽ giúp họng của con bạn luôn được bảo vệ nhờ các thành phần: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Kẽm (Zn): Diệt virus, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iod (I): Diệt khuẩn phổ rộng với độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO: Tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Chỉ với 3 bước đơn giản, dung dịch đã được đưa tới đích tác dụng để bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn.
- Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ, hướng đầu vòi phun sương vào sâu cổ họng, ấn nhẹ từ 2-3 nhịp.
Xịt họng AFree được các chuyên gia y tế khuyên dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người lớn hiện đang mắc các vấn đề về đường hô hấp như: ho ngứa họng, viêm họng, viêm amidan… Vì vậy các mẹ hãy yên tâm khi sử dụng xịt họng AFree cho bé để giải quyết các vấn đề về đường hô hấp đặc biệt là tình trạng ho, ngứa họng nhé.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm Afree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng