Viêm thanh quản cấp là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp rất phổ biến hiện nay và triệu chứng của bệnh thường rất dễ nhận biết. Bài viết dưới đây chúng tôi xin nêu ra những triệu chứng viêm thanh quản cấp để bạn có thể biết rõ hơn, từ đó kịp thời phát hiện ra bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Mục lục
- Thế nào là viêm thanh quản cấp?
- Bị viêm thanh quản cấp do đâu?
- Triệu chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ
- Triệu chứng viêm thanh quản cấp ở người lớn
- Khi có triệu chứng viêm thanh quản cấp phải làm sao?
- Chẩn đoán viêm thanh quản cấp
- Cải thiện và phòng ngừa viêm thanh quản cấp
- Xịt họng AFree – phòng ngừa bệnh viêm thanh quản
Thế nào là viêm thanh quản cấp?
Viêm thanh quản cấp là tình trạng các dây thanh âm bị sưng viêm, phù nề khiến cho người bệnh đau rát họng, khàn tiếng, mất giọng. Khi mắc bệnh các âm thanh đi qua dây thanh sẽ bị cản trở, bóp méo làm cho giọng nói người bệnh bị khàn, rất khó nghe.
Viêm thanh quản cấp là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ. Bệnh thường không gây nguy hiểm và sẽ tự hết sau khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần có những biện pháp chữa trị kịp thời để tránh bệnh chuyển nặng, dẫn đến tình trạng mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ rất khó khăn để trị dứt điểm.
Bị viêm thanh quản cấp do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản vấp như:
- Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus.
- Thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu.
- Đặc thù công việc thường xuyên phải nói to, nói nhiều, la hét làm cho dây thanh quản bị căng.
- Do thời tiết thay đổi thất thường.
- Người đang mắc các bệnh lý như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản, trào ngược dạ dày thực quản,…
- Trẻ nhỏ bị viêm amidan hoặc viêm VA.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, uống nhiều nước đá.
- Sống ở môi trường ô nhiễm, nhiều khó bụi, hóa chất độc hại.
- Tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ cá nhân với người đang mắc bệnh.
Triệu chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ như:
Ho khan
Đây là triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm thanh quản. Lúc mới đầu, những cơn ho sẽ xuất hiện với tần suất ít, tiếng ho nhẹ. Nhưng lâu dần trẻ sẽ ho nhiều, tiếng ho to và ho ông ống, nhất là khi vào ban đêm.
Khàn giọng
Sau khi ho, trẻ sẽ gặp phải triệu chứng khàn giọng. Giọng nói của trẻ chỉ hơi rè rè và khàn chứ không mất hẳn giọng.
Thở khò khè
Trẻ bị viêm thanh quản cấp sẽ có triệu chứng khó thở, thở khò khèn, thậm chí là có những tiếng rít ở vùng lưng khi thở.
Sốt
Xuất hiện những cơn sốt khoảng 38 – 38,5oC hoặc có thể cao hơn. Cha mẹ không nên chủ quan mà cần phải thực hiện hạ sốt cho trẻ.
Triệu chứng viêm thanh quản cấp ở người lớn
Viêm thanh quản cấp ở người lớn đi kèm với nhiều triệu chứng nên người bệnh cần phải theo dõi. Nếu thấy có một trong những biểu hiện dưới đây thì cần phải đến bệnh viện để thăm khám.
Thanh quản sưng viêm
Tình trạng thanh quản bị sưng tấy, viêm sẽ khiến cho người bệnh cảm nhận được cổ họng bị khô rát, ngứa họng, nhất là sau khi thức dậy bảo buổi sáng.
Khàn tiếng, mất giọng
Triệu chứng này khá phổ biến với những người bị viêm thanh quản cấp. Do dây thanh quản bị viêm nên âm thanh không đi qua được khiến giọng nói bị rè, khàn tiếng. Trường hợp viêm nhiễm nặng hơn có thể gây ra mất tiếng.
Ngạt mũi
Triệu chứng ngạt mũi xuất hiện là do tai mũi họng thông nhau nên khi niêm mạc thanh quản bị viêm sẽ làm cho dịch đờm nhầy xuất hiện, xuất tiết dịch từ mũi.
Ho
Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ho có đờm hoặc ho khan. Ban đầu tiếng ho nhẹ nhàng nhưng khi bệnh càng nặng thì ho càng ngày càng to và dữ dội.
Sốt
Sốt thường đi kèm với bệnh viêm thanh quản nên nhiều người lầm tưởng đây là bệnh cảm cúm thông thường nên hay chủ quan. Tùy vào thể trạng của từng người mà những cơn sốt chỉ từ 38oC hoặc cao hơn.
Triệu chứng khác
Bên cạnh những triệu chứng phổ biến vừa được kể trên, người bệnh cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác đi kèm như:
- Ớn lạnh.
- Khó thở.
- Ho ra máu.
- Đau họng khi nuốt, khó nuốt.
- Người mệt mỏi, chán ăn.
Khi có triệu chứng viêm thanh quản cấp phải làm sao?
Những triệu chứng viêm thanh quản cấp thường không quá nghiêm trọng, thế nhưng chúng có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian và chuyển biến thành mãn tính. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến thành mãn tính.
Bởi vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ bị viêm thanh quản cấp, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám. Quá trình điều trị diễn ra càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao và tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Chẩn đoán viêm thanh quản cấp
Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh. Phương pháp thường được sử dụng là nội soi thanh quản. Thông qua các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát được trực tiếp hình ảnh của thanh quản, từ đó có thể phát hiện những bất thường. Các dấu hiệu được chẩn đoán bao gồm:
- Thanh quản sưng đỏ.
- Tình trạng sưng viêm lan rộng bất thường.
- Dây thanh âm bị sưng.
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường khác, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm sinh thiết. Cách tiến hành xét nghiệm này sẽ tách một mẫu mô nhỏ ở cổ họng để kiểm tra.
Cải thiện và phòng ngừa viêm thanh quản cấp
Để cải thiện được triệu chứng và phòng ngừa bệnh, bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Hạn chế nói to, la hét trong thời gian dài, thay vào đó nên sử dụng micro hoặc loa.
- Uống đủ nước và nên uống nước ấm mỗi ngày.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày và súc miệng nước muối khoảng 3-4 lần/ ngày.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, uống nước lạnh.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, không để cơ thẻ bị nhiễm lạnh bởi sẽ dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh.
- Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc thông mũi vì chúng có thể sẽ làm cổ họng của bạn bị khô.
Xịt họng AFree – phòng ngừa bệnh viêm thanh quản
Dung dịch xịt họng AFree được công ty Thái Minh phát triển trên bằng sáng chế về ứng dụng của Kẽm (Zn) của công ty Invenmed USA. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn.
Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Trong đó:
- Kẽm (Zn) – có khả năng ngăn chặn quá trình nhân nên của virus qua đó tiêu diệt chúng, ngoài ra Zn còn kích thích tổng hợp nhiều enzym quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch đường hô hấp, làm lành tổn thương và hạn chế quá trình viêm tại đây.
- Iod là một chất diệt khuẩn phổ rộng với độc tính thấp. Tính kháng khuẩn của Iod rất cao và sự kháng thuốc của virus với Iod là rất thấp, đồng thời Iod còn giúp kiểm soát quá trình viêm, thúc đẩy hệ miễn dịch gia tăng quá trình thực bào vi khuẩn.
- Dimethyl Sulfoxide (DMSO) là một hợp chất hoàn toàn tự nhiên được chiết xuất từ phần thịt gỗ. Năm 1963, DMSO được phát hiện về khả năng xuyên thấm qua da và các màng sinh học mà không gây hại và có thể mang theo các chất khác theo cùng. DMSO còn có thể nhanh chóng giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy và đóng vai trò như một chất diệt virus.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào khoang miệng. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Sản phẩm được thiết kế dưới dạng vòi xịt phun sương giúp bạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Trên đây là những triệu chứng thường của viêm thanh quản cấp. Bạn nên theo dõi sức khỏe của mình và đến bệnh viện thăm khám nếu thấy có các biểu hiện trên. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068 để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn.