Nhiều người thường gặp phải tình trạng nhiệt miệng khi sử dụng kháng sinh trong nhiều ngày, gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình ăn uống. Vậy có phải uống kháng sinh gây nhiệt miệng không và bạn cần làm gì để cải thiện nhanh chóng tình trạng này? Bài viết dưới dây sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc liên quan tới vấn đề này hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng có tên khoa học là Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS hay còn được gọi là loét miệng, loét Aphthous. Đây là tình trạng xuất hiện các vết loét ở niêm mạc bên trong miệng, thường tại vị trí môi, má, dưới lưỡi, lợi, vòm họng. Những vết loét nhiệt miệng thường nông, có kích thước nhỏ, đường kính dưới 1 cm, hình tròn hoặc oval, xuất hiện riêng lẻ khoảng 1-5 nốt, không lan rộng, có màu đỏ hoặc trắng.
Đây là những vết loét lành tính, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh do khi ăn uống, nói chuyện vết loét có thể bị cọ sát gây đau, rát đặc biệt khi người bệnh ăn các loại đồ ăn cay nóng, hoặc có vị chua.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân thường xuyên bị nhiệt miệng?
Có phải uống kháng sinh gây nhiệt miệng không?
Uống kháng sinh nhiều ngày ảnh hưởng tới chức năng gan
Phần lớn các loại thuốc kháng sinh đều được chuyển hóa, loại bỏ độc chất và có thể được thải trừ tại gan, do đó trong trường hợp sử dụng kháng sinh nhiều ngày đặc biệt là những trường hợp tự ý sử dụng kháng sinh không có sự hướng dẫn của bác sĩ, các tế bào gan sẽ bị tổn thương.
Chức năng gan bị ảnh hưởng khiến cho các chất độc hại trong cơ thể không được chuyển hóa và thải trừ kịp thời tại gan, chúng thường bị tích tụ lại gây nên các triệu chứng bất thường tại da và niêm mạc như mổi mụn ở da, viêm loét nhiệt miệng.
Uống kháng sinh khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng
Sử dụng kháng sinh nhiều ngày thường được chỉ định trong các trường hợp người bệnh có bệnh lý nhiễm khuẩn với các biểu hiện khá rầm rộ như sốt, mệt mỏi, li bì, môi khô, lưỡi bẩn. Kết hợp với các triệu chứng của bệnh, việc sử dụng thuốc kháng sinh nhiều ngày liên tục dễ khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, căng thẳng, ăn uống kém, khả năng hấp thu của cơ thể kém từ đó khiến cơ thể bị thiếu chất, sức đề kháng giảm, đây là nguyên nhân gây xuất hiện nhiệt miệng.
Ngoài ra, khi bị các bệnh nhiễm trùng phải sử dụng kháng sinh khiến cơ thể mệt mỏi, người bệnh thường ít quan tâm tới việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, điều này làm tăng khả năng xuất hiện các vết loét nhiệt miệng do vi khuẩn tấn công.
Kháng sinh có thể thay đổi môi trường sinh học trong miệng
Kháng sinh là loại thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh có thể giản tiếp ảnh hưởng tới môi trường sinh học trong miệng, làm thay đổi độ pH của môi trường miệng, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng, có thể thúc đẩy một số loại vi khuẩn phát triển mạnh hơn tấn công được vào niêm mạc miệng gây ra các vết loét nhiệt miệng.
Cách uống kháng sinh an toàn và tránh gây nhiệt miệng
Để sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả và tránh gây nhiệt miệng, người uống cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám và xác định tình trạng bệnh, không được tự ý mua về để sử dụng.
- Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng, đúng giờ uống thuốc bác sĩ đã hướng dẫn.
- Khi bị nhiệt miệng, nên lựa chọn các loại thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ, hạn chế sử dụng các loại kháng sinh uống hoặc tiêm có thể tạo ra tác dụng toàn thân.
Ngoài ra, để tránh các ảnh hưởng không tốt của thuốc kháng sinh với cơ thể, bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, cụ thể là:
– Lưu ý chế độ ăn uống:
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C (cam, xoài, dứa, kiwi, dâu tây,..), vitamin B (thịt bò, nấm, các loại hạt nguyên cám, đậu, súp lơ,…), kẽm (ngũ cốc, lúa mì, bơ, rau chân vịt, hạt vừng, thịt,…). Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, nâng đỡ chức năng gan.
- Nên cho người bệnh ăn các loại đồ ăn thanh đạm, lỏng, dễ tiêu.
- Không ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua gây kích ứng vết nhiệt miệng.
- Không sử dụng rượu bia, các đồ uống có cồn gây kích ứng niêm mạc miệng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt khi cơ thể đang sử dụng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Nên kết hợp sử dụng các loại nước trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nên thay đổi thực đơn hàng ngày để tăng cảm giác thèm ăn cho người bệnh.
– Lưu ý chế độ sinh hoạt:
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp với sử dụng các loại nước súc miệng, dung dịch vệ sinh miệng họng để loại bỏ vi khuẩn virus miệng họng.
- Không sử dụng các loại kem đánh răng có chất làm trắng gây kích thích niêm mạc miệng.
- Người bệnh nên nghỉ ngơi, vận động đi lại nhẹ nhàng, tránh căng thẳng stress làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh và tăng nguy cơ nhiệt miệng.
☛ Xem thêm tại: Làm cách nào để hết nhiệt miệng tại nhà
Lời khuyên tốt cho người bị nhiệt miệng khi uống kháng sinh
Khi bị nhiệt miệng trong quá trình uống kháng sinh thì việc đầu tiên bạn cần dừng uống thuốc lại và đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra lại chính xác xem có phải nguyên nhân gây nhiệt miệng là do uống kháng sinh hay không. Tùy thuộc vào kết quả được chẩn đoán, các Bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên phù hợp.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng bị nhiệt miệng hay viêm loét miệng kéo dài bạn nên kết hợp với một số biện pháp đơn giản sau đây:
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng rất tốt với các bệnh lý miệng họng trong đó có nhiệt miệng. Súc miệng bằng nước muối giúp làm khô vết loét nhiệt miệng nhanh hơn, đồng thời nó cũng có tác dụng diệt khuẩn làm sạch nốt nhiệt miệng, hạn chế tình trạng bội nhiễm vi khuẩn nặng hơn. Tuy nhiên, súc miệng bằng nước muối có thể gây đau rát nốt nhiệt miệng, nên bạn cần lưu ý đặc biệt khi áp dụng cho trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa cafe muối trắng với 150 ml nước ấm.
- Súc miệng với từng ngụm nước muối trong 30 giây rồi nhổ ra.
- Thực hiện 3 lần mỗi ngày ngày, vào buổi sáng trưa và tối, đặc biệt là sau bữa ăn.
Súc miệng bằng baking soda
Baking soda là một loại muối nở với khả năng cân bằng lại độ pH tại vị trí vết loét nhiệt miệng, hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn tại đây, đồng thời hạn chế phản ứng viêm giúp vết loét nhanh lành hơn. Chính vì thế, súc miệng bằng bakinh soda là một cách trị nhiệt miệng được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa cafe baking soda trong 150 ml nước.
- Thực hiện súc miệng bằng từng ngụm nhỏ nước bakinh soda trong khoảng 15-30 giây rồi nhổ bỏ.
- Súc 2-3 lần một ngày, vào buổi sáng, buổi tối và đặc biệt sau bữa ăn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Các loại nước súc miệng chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất
Sử dụng mật ong trị nhiệt miệng
Mật ong thực sự là một nguyên liệu với nhiều tác dụng tuyệt vời, đặc biệt trong việc cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Theo các nghiên cứu cho thấy, mật ong có khả năng chống viêm, ức chế hoạt động của vi sinh vật vô cùng tốt, vậy nên sử dụng mật ong có thể làm các vết loét nhiệt miệng bớt đau rát khó chịu và hạn chế tình trạng viêm sưng đỏ, đồng thời giúp ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn tại nốt nhiệt miệng.
Ngoài ra, mật ong có vị ngọt, dễ ăn, không gây các kích ứng đau rát tại vết nhiệt miệng khi sử dụng nên được nhiều người ưa chuộng đặc biệt là trẻ em.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một chiếc tăm bông sạch, chấm một ít mật ong để thoa lên vết nhiệt miệng, thực hiện ngày 4 lần. Nên kiêng ăn uống trong vòng 15 phút sau khi thoa mật ong.
- Chú ý nên chọn mua loại mật ong nguyên chất, chưa qua sử lý nhiều lần để đạt hiệu quả làm lành vết nhiệt miệng tốt hơn.
Dùng dầu dừa trị nhiệt miệng
Dầu dừa không còn là một nguyên liệu xa lại với chúng ta, tuy nhiên có thể bạn chưa biết về tác dụng trị nhiệt miệng nhanh chóng của dầu dừa.
Trong dầu dừa có chứa nhiều axit lauric có khả năng chống viêm và ức chế vi khuẩn tại chỗ rất tốt, hỗ trợ làm giảm nhanh cảm giác đau rát khó chịu khi bị nhiệt miệng, cải thiện tình tạng viêm sưng làm người bệnh dễ chịu hơn khi ăn uống.
Đồng thời, dầu dừa cũng không gây kích ứng vết loét nhiệt miệng khiến người bệnh đau rát khi sử dụng, vậy nên phù hợp sử dụng cho cả trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một tăm bông sạch, chấm một ít dầu dừa thoa lên vị trí nhiệt miệng.
- Sử dụng ngày 3 lần để đạt hiệu quả trị bệnh, không nên ăn uống trong 15 phút sau khi bôi dầu dừa.
- Chú ý, bạn nên sử dụng dầu dừa nguyên chất hoặc các loại dầu dừa dùng để chế biến món ăn khi trị nhiệt miệng. Không sử dụng các loại dầu dừa được điều chế dùng như mỹ phẩm để bôi trong miệng.
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ để trị nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng do uống kháng sinh, nếu tình trạng các nốt nhiệt miệng lớn ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống của người bệnh, đồng thời áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhiệt miệng bôi tại chỗ. Các loại thuốc này thường chỉ có tác dụng tại vị trí bị nhiệt miệng, không có tác dụng toàn thân nên thường an toàn khi kết hợp với kháng sinh.
Các loại thuốc nhiệt miệng bôi tại chỗ thường có tác dụng làm dịu các cảm giác đau rát, khiến người bệnh dễ chịu hơn, đồng thời có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn virus tại vị trí nhiệt miệng giúp làm lành vết loét. Một số loại thuốc bôi nhiệt miệng bạn có thể tham khảo như: Oracortia, Gengigel, Orrepaste, Emofluor,…
☛ Tham khảo: Bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi – Cảnh báo vấn đề gì?
Xịt họng AFree – giảm nhanh nhiệt miệng do uống kháng sinh
Để điều trị nhiệt miệng hiệu quả, bạn rất cần một sản phẩm có khả năng giảm sưng viêm tiêu diệt vi khuẩn virus tại vị trí nhiệt miệng đồng thời có thể sử dụng để sát khuẩn miệng họng ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng diễn ra thường xuyên. Chính vì thế người hay bị nhiệt miệng không thể bỏ qua Dung dịch xịt họng AFree.
Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed-Hoa Kỳ. Đã được gửi bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp giải quyết nhanh các vấn đề như viêm họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan, viêm phế quản.
AFree có hiệu quả cao với nhiệt miệng là thành phần chứa:
- Zn: hỗ trợ miễn dịch, chống virus, chông viêm, chống oxi hóa.
- Iod: diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO: tăng thẩm thấu thuốc quá màng sinh học, chống viêm và chống oxi hóa.
Cách dùng rất đơn giản: Bạn chỉ cần xịt từ 4-6 lần khu vực khoang miệng bị tổn thương. Trường hợp nặng có thể xịt 15 lần/ngày. Ngoài ra, có thể pha AFree với nước theo tỉ lệ 1:15 rồi dùng dung dịch này súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml – sát khuẩn rất tốt. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú).
Đặt mua xịt họng AFree giao hàng ở nhà TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
Lời kết:
Uống kháng sinh gây nhiệt miệng không phải là một tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên đây là một dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm hơn tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để hạn chế việc sử dụng kháng sinh tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng xuất hiện.