Cổ họng là một trong những cơ quan hô hấp quan trọng của con người. Nơi đây rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm nhất là trong điều kiện môi trường ô nhiễm khói bụi hay thời tiết thay đổi thất thường. Một trong những bệnh lý hô hấp hay gặp nhất đó chính là viêm họng có đờm. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách nhận biết mức độ nguy hiểm của bệnh thông qua màu đờm như thế nào? Hãy xem bài viết này để biết được thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Mục lục
Viêm họng có đờm là do đâu?
Viêm họng là một trong những tình trạng phổ của viêm đường hô hấp trên. Còn đờm là chất dịch tiết từ đường hô hấp, trong đờm bao gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu, vi khuẩn, bụi bẩn,…
Triệu chứng thường gặp đó là cổ họng bị đau rát, khó nuốt, cảm giác ngứa cổ họng, ho kèm theo đờm loãng hoặc đặc dính do lớp niêm mạc bị sưng tấy, viêm nhiễm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm họng có đờm bao gồm:
- Nhiễm trùng: Các virus và vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng. Các loại vi khuẩn dễ gặp nhất là liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.influenzae. Còn virus là virus adeno, rhino, virus hợp bào đường hô hấp, cúm, sởi…Khi bị viêm họng do vi sinh, đờm sẽ có màu đục hoặc xanh.
- Tiếp xúc khói bụi, hóa chất: Trong khói bụi chứa rất nhiều tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm mốc,… Chúng sẽ theo không khí xâm nhập vào mũi và xuống họng gây viêm họng có đờm.
- Khói thuốc lá: Người hút thuốc lá và người tiếp xúc khói thuốc lá bị động đều có khả năng cao bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trong đó bệnh lý chiếm tỷ lệ viêm họng có đờm do các thành phần trong thuốc lá gây tổn thương niêm mạc nhầy. Người bị viêm họng do khói thuốc lá thường có nhiều đờm đặc màu nâu ở cổ.
- Dị ứng: Bạn có thể bị ho viêm họng có đờm khi cơ thể bị dị ứng, một số tác nhân gây dị ứng thường gặp là phấn hoa, thức ăn, lông động vật, thuốc,… Khi bị dị ứng sẽ kích thích phản ứng quá mẫn của cơ thể giải phóng histamin gây viêm. Lớp niêm mạc họng sẽ bị sưng đỏ, tăng tiết chất nhầy để vây bắt và kích thích ho để tống dị nguyên ra ngoài.
- Uống nước đá: Nước đá có thể làm tổn thương niêm mạc họng vì nhiệt độ quá lạnh. Một số triệu chứng thường gặp ở người thường xuyên uống nước lạnh là cổ họng bị sưng viêm, khô rát do mất nước và tiết ra nhiều đờm đặc gây vướng víu, khó chịu.
Viêm họng ho có đờm cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào?
Mỗi người bị viêm họng có đờm có triệu chứng và màu sắc khác nhau. Thông qua màu đờm có thể sơ bộ cho biết được tình trạng bệnh và cảnh báo của nhiều vấn đề của hệ hô hấp, cụ thể là:
Viêm họng có đờm trong suốt
Lúc nào trong cổ họng cũng có một lượng ít đờm màu trong suốt với tác dụng bảo vệ cổ họng, khu trú bụi bẩn, vi khuẩn tránh chúng xâm nhập sâu hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp lượng đờm trong này tăng lên nhiều và gây khó chịu cho người bệnh, đó là:
- Viêm mũi dị ứng: Với dấu hiệu đặc trưng là hắt xì hơi sổ mũi liên tục cổ họng có đờm khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Tình trạng này xảy ra do nước mũi quá nhiều và chảy xuống ngược họng kích thích bệnh nhân ho ra đờm trong suốt.
- Viêm xoang: hay còn có tên gọi khác là nhiễm trùng xoang. Sự tấn công của virus, dị ứng, vi khuẩn có thể gây ra tình trạng này.
- Hen suyễn: Bệnh hen phế quản có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như: Thở nhanh, thở dốc, ho, khạc đàm trong suốt, cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực. Thường xuất hiện khi tiếp xúc với dị nguyên, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt và các hoạt động thể lực của người bệnh.
Viêm họng đờm trắng đục
Khi viêm họng ho ra đờm màu trắng đục như nước vo gạo thì có thể bạn đang gặp một số bệnh sau:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên cổ họng, lớp niêm mạc họng bị kích thích, mài mòn gây viêm, sinh ra nhiều chất nhầy màu trắng đục.
- Viêm phế quản do virus: Khi nguyên nhân gây bệnh là do virus thì người bệnh sẽ ho ra đờm trong suốt hoặc trắng đục. Ngoài ra, người mắc viêm phế quản còn có các triệu chứng khác là sốt, khó thở,…
- Viêm phổi virus: Khi viêm họng lâu ngày mà không chữa trị thì virus xâm nhập sâu xuống phổi và gây bệnh. Các triệu chứng viêm phổi bao gồm: sốt, ho có đờm trắng đục hoặc ho khan, đau cơ, đau tức ngực,…
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Bệnh lý này làm cho đường hô hấp bị hẹp lại và phổi sẽ sản xuất ra đờm dư thừa trắng đục. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy khó thở khi gắng sức, ho nhiều vào ban đêm, mệt mỏi,…
Viêm họng đờm xanh, vàng
Đờm có màu xanh hoặc vàng thường là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Màu sắc này do một loại enzyme có màu xanh do bạch cầu trung tính tiết ra. Khi đờm thay đổi từ màu vàng sang xanh cảnh báo bệnh trở nặng hơn và có thể bạn mắc các bệnh sau:
- Viêm phế quản: Bệnh lý này thường bắt đầu bằng triệu chứng ho khan theo thời gian sẽ xuất hiện đờm màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Điều này chứng tỏ bệnh đã tiến triển từ dạng virus tấn công sang vi khuẩn tấn công. Những cơn ho có thể kéo dài đến gần 3 tháng.
- Viêm phổi do vi khuẩn: Khi bị viêm phổi, bệnh nhân có thể ho ra đờm có màu vàng, xanh hoặc đôi khi có cả máu. Các triệu chứng có thể thay đổi dựa theo loại viêm phổi. Ho có đờm, sốt, ớn lạnh và khó thở là các triệu chứng phổ biến của các bệnh viêm phổi.
☛ Xem chi tiết: Bị ho có đờm vàng có nguy hiểm không?
Viêm họng ho đờm đỏ
Ho, viêm họng có đờm có lẫn máu đỏ tươi có thể gây ra bởi tình trạng tổn thương nhẹ niêm mạc họng hoặc do các bệnh lý nguy hiểm như:
- Bệnh lao: Do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra và có thể lây từ người này sang người khác nên rất nguy hiểm. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh lao là ho kéo dài, ho ra máu và đờm đỏ. Kèm theo đó là biểu hiện sốt và đổ mồ hôi đêm.
- Suy tim xung huyết: Xảy ra khi tim bơm máu đến các phần còn lại trong cơ thể không hiệu quả. Chất nhầy tích tụ trong phổi, xuất hiện đờm đỏ hoặc đỏ hồng và thường làm cho bệnh nhân cảm thấy khó thở, tức ngực.
Viêm họng đờm nâu
Viêm họng có đờm màu nâu thường là do máu cũ lâu ngày bị oxy hoá. Có thể là do họng bị tổn thương chảy máu mà không phát hiện ra. Không chỉ vậy, bạn gặp phải tình trạng này thì còn có thể bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm sau đây:
- Ung thư phổi: Xuất hiện ho có đờm màu nâu gỉ ở những người hút thuốc lá lâu ngày hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
- Bệnh bụi phổi: Khi bạn hít phải một vài loại bụi khác nhau như than đá, xi măng,… mà không thể chữa được có thể bị viêm họng đờm nâu. Ngoài ra còn kèm thêm các triệu chứng khác như: ho dai dẳng, đau tức ngực,…
- Áp xe phổi: Bệnh lý này xảy ra khi các mô bị nhiễm trùng và viêm nặng dẫn đến tích tụ mủ trong phổi. Người bệnh sẽ thấy triệu chứng đờm nâu có mùi khó chịu, hay bị ho, ra mồ hôi, chán ăn.
☛ Xem thêm chi tiết: Cách trị ho đờm có máu
Viêm họng có đờm kéo dài có nguy hiểm không?
Viêm họng có đờm thường không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài sẽ gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả học tập, làm việc
Không chỉ vậy, viêm họng có đờm để lâu sẽ chuyển sang dạng mãn tính. Đây chính là ổ lưu trú thuận lợi giàu dinh dưỡng của nhiều loại virus, vi khuẩn tại họng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây bội nhiễm ngay tại những tổ chức vùng họng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp xe họng, ung thư họng,…
Đặc biệt, khi viêm họng có đờm kèm theo các triệu chứng: sốt cao trên 39 ̊C, đau dữ dội ở một bên cổ họng, cùng với các tuyến bị sưng to, khó thở, tức ngực,… thì bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và có cách chữa trị phù hợp.
Cách điều trị viêm họng có đờm
Mẹo dân gian, Tây y hay Đông y đều điều trị được viêm họng có đờm. Dựa theo mức độ viêm nhiễm, tình trạng sức khỏe cũng như cân nhắc về ưu, nhược điểm của từng phương pháp, người bệnh lựa chọn ra cách điều trị phù hợp nhất với mình.
Mẹo dân gian chữa viêm họng có đờm tại nhà
Các bài thuốc dân gian thường lựa chọn những nguyên liệu từ tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng để điều trị viêm họng có đờm. Bạn có thể tham khảo một vài mẹo thực hiện đơn giản tại nhà sau:
- Tỏi: Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn có tác dụng giảm viêm, tiêu đờm hiệu quả. Lấy khoảng 300g tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng hoặc giã nhuyễn rồi sao qua với lửa. Sau đó ngâm cùng 500ml rượu nếp (45 độ) trong bình thủy tinh. Khi nào rượu tỏi chuyển sang màu vàng thì có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần, 2 thìa/lần.
- Gừng: Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay tính ấm, chữa viêm họng có đờm rất hiệu quả. Gừng sau khi cạo vỏ, thái thành lát mỏng, trộn cùng với mật ong vừa đủ và đem hấp cách thủy. Sau đó bỏ bã, chắt lấy phần cốt uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần.
- Củ cải trắng: Trong củ cải chứa nhiều dưỡng chất và chất chống viêm nên có thể dùng để chữa viêm họng có đờm, cải thiện đề kháng rất tốt. Củ cải trắng đem luộc ăn cả cái lẫn nước hoặc thái thành lát mỏng, xay nhuyễn, bỏ bã và lấy phần cốt uống hàng ngày sẽ thấy đờm giảm rõ rệt.
- Lá diếp cá: Đây là một loại rau sống cực tốt cho sức khỏe thường dùng trị ho tiêu đờm. Lấy một nắm lá diếp cá xay cùng nước lọc, bỏ xác và chắt lấy nước cốt uống. Một ngày uống 1-2 cốc cho đến khi bệnh viêm họng khỏi hẳn.
Các mẹo dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện với chi phí rẻ, thành phần dễ kiếm. Tuy nhiên, dược tính của bài thuốc lại không cao nên hiệu quả điều trị không được bền lâu. Không phải ai cũng chữa trị thành công bằng mẹo dân gian vì bài thuốc còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của người bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Mẹo chữa ho bằng hoa đu đủ đực
Chữa viêm họng có đờm bằng thuốc Tây y
Trong trường hợp viêm họng nặng, kéo dài mãi không khỏi thì bạn nên dùng thuốc để điều trị. Phác đồ điều trị viêm họng có đờm không cố định, mỗi một trường hợp sẽ có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Vì vậy, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng hoặc yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị và kê đơn thuốc phù hợp nhất với bạn. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm họng có đờm là:
- Thuốc tiêu đờm: Nếu bị đờm đặc trong họng người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc tiêu đờm như Bromhexin, Ambroxol…
- Thuốc kháng sinh: Nếu bị đau họng có đờm do vi khuẩn, người bệnh sẽ phải dùng thuốc kháng sinh theo khuyến cáo của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng khi bị viêm họng có đờm là amoxicillin, roxithromycin, clarithromycin,…
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Loại thuốc này thường được sử dụng để giảm các triệu chứng đau họng, sốt cao,… Một số hoạt chất thông dụng là paracetamol, ibuprofen,…
- Thuốc ho: Nếu bị viêm họng có đờm kèm ho, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm ho để giảm triệu chứng của bệnh và cải thiện tình trạng viêm họng.
- Thuốc trị dị ứng: Thuốc chống dị ứng histamin thường được dùng cho những bệnh nhân bị viêm họng có đờm do dị ứng. Loại thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, từ đó hạn chế dịch nhầy chảy xuống họng.
Dùng Đông y chữa viêm họng có đờm
Chữa viêm họng có đờm mãn tính bằng Đông y được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu được làm từ thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ như thuốc Tây. Dưới đây là các bài thuốc chữa họng có nhiều đờm:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị kinh giới, liên kiều, đại hoàng, huyền sâm, bạch cam toại, ngưu bàng tử mỗi loại 12g, cam thảo và cát cánh 4g, bạc hà 6g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lấy nước uống hàng ngày để giảm đau họng. Chia thuốc vừa sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị bạc hà, vỏ rễ cây dâu tằm, cỏ nhọ nồi mỗi loại 8g. Kinh giới 16g, hắc sâm, kim ngân, sinh địa mỗi loại 12g, xạ can 4g. Cho tất cả vào nồi và sắc lên uống, chia thành 2 lần và uống vào lúc bụng đói.
- Bài thuốc 3: Dùng các nguyên liệu như hoa ngũ sắc, hà thủ ô, dây vằng, bạch đồng nữ để phơi khô. Dùng những thảo dược này để sắc nước uống hàng ngày. Nên thực hiện liên tục trong 1 tuần để cảm nhận hiệu quả.
Cách phòng ngừa viêm họng có đờm tái phát
Viêm họng có đờm có thể gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi phải đối mặt với tình trạng này, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện một số điều dưới đây để giảm bệnh:
- Quàng khăn, mặc áo len cao cổ khi thời tiết chuyển lạnh để giữ ấm cổ họng.
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý để vi khuẩn không có nơi cứ ngụ.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn.
- Hạn chế ăn thức ăn lạnh hoặc uống nước đá vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc họng và gây viêm họng có đờm.
- Nên uống đủ nước và có chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và chống chọi lại bệnh tật.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu để bảo vệ niêm mạc họng không bị tổn thương.
☛ Xem thêm bài viết: Cách trị ho có đờm tại nhà
Xịt họng AFree – Giải pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp trên hiệu quả
Xịt họng AFree được bảo hộ độc quyền bảo hộ độc quyền tại Nhật với công ty dược phẩm Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền. Sản phẩm này có tác dụng phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn dựa trên sự kết hợp của Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO).
Ngoài ra, dung dịch AFree còn có tác dụng nhanh, chỉ sau từ 1-2 ngày, giúp giải quyết nhanh các vấn đề của hô hấp trên, như viêm họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan,…
Lời kết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về viêm họng có đờm. Tình trạng này có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm vì vậy bạn không nên chủ quan không chủ động điều trị.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng