Viêm họng là chứng bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp trong thời điểm giao mùa. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu và đau rát ở cổ họng, khiến cơ thể mệt mỏi. Việc nắm được những thông tin như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm họng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn khi gặp phải. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được những hiểu biết cơ bản đó.
Mục lục
Viêm họng là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hay mãn tính tuỳ theo thời gian mắc bệnh.
Viêm họng thường do các nguyên nhân phổ biến như: Vi khuẩn, virus, không khí khô lạnh, trào ngược dạ dày thực quản,… Chứng bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và người già dễ mắc hơn cả.
☛ Tìm hiểu thêm: Viêm họng có lây không?
Bị viêm họng thường kéo dài bao lâu thì khỏi?
Viêm họng kéo dài bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm họng nặng hay nhẹ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và cách chữa trị.
Nếu người bệnh mắc viêm họng do thời tiết chuyển mùa và do nhiễm virus cảm cúm thì bệnh hoàn toàn có thể tự hết sau 3 – 4 ngày nếu như tình trạng của bệnh nhân khỏe.
Tuy nhiên, trong trường hợp viêm họng mạn tính, viêm họng do vi khuẩn, người có sức đề kháng kém thì bệnh sẽ kéo dài lâu hơn 1-2 tuần thậm chí cả tháng không khỏi.
Viêm họng có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp
Nếu để viêm họng kéo dài hoặc chữa trị không đúng cách, bạn không chỉ gặp khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể gánh chịu những biến chứng nguy hiểm là:
Viêm thanh quản
Viêm họng có thể lan xuống dây thanh quản gây viêm thanh quản. Tình trạng này gây ra triệu chứng đau cổ họng, giọng nói khàn hoặc nhỏ, thậm chí mất tiếng ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp và cuộc sống thường ngày.
Viêm amidan
Xét cho cùng vị trí amidan thuộc vùng họng và chúng có mối liên thông với nhau. Vì cả vùng này được cấu tạo bởi một bắp thịt liên kết với các màng nhầy sau mũi, miệng và bộ phận thanh quản. Nên khi viêm họng sẽ dễ dẫn đến viêm amidan.
Triệu chứng của viêm amidan là khẩu cái bị xung huyết (màu đỏ và sưng lên) và tiết nhiều dịch. Ngoài ra, còn có thể có thêm các triệu chứng khác như sốt, amidan có các đốm màu trắng hoặc vàng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm, đau tai và nhức đầu.
Viêm tai giữa
Viêm họng dễ dẫn đến viêm tai giữa do vi khuẩn lan truyền qua đường liên thông từ họng đến lỗ vòi nhĩ và tai giữa. Viêm tai giữa cấp tính khởi phát đột ngột, rầm rộ với những biểu hiện cấp tính như đau tai, chảy mủ tai, tiêu chảy, sốt, cáu gắt, khó chịu, chán ăn.
Khi diễn tiến kéo dài mà không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ tiến đến viêm tai giữa mạn tính ít nhất sau 6 tuần với biểu hiện chảy mủ tai dai dẳng, ù tai thường xuyên kèm giảm thính lực.
Viêm phế quản
Khi viêm họng kéo dài, vi trùng có thể từ đường hô hấp trên nhanh chóng tiến xuống hệ hô hấp dưới gây viêm phế quản. Viêm phế quản có thể gây ra tình trạng ho dai dẳng, ho có đờm màu vàng xanh, khó thở do thiếu oxy.
Viêm phổi
Những trường hợp viêm họng nhẹ, vi khuẩn, nấm từ đường hô hấp trên sẽ nhanh chóng tiến vào phổi gây viêm phổi. Đây là một biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tử vong cho người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Khi đã mắc bệnh, những túi khí sẽ chứa đầy dịch mủ, dẫn đến hàng loạt những triệu chứng khó chịu như sau: Đau ngực, khó thở, ho có đờm hoặc chất nhầy, sốt, vã mồ hôi và ớn lạnh,…
Viêm cơ tim, viêm khớp
Trong các tác nhân gây bệnh viêm họng thì liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus nhóm A) khi xâm nhập vào họng có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp và thấp tim.
Nguyên nhân vì vỏ của liên cầu khuẩn có cấu tạo giống cơ tim, thận và khớp. Cơ thể tạo ra kháng thể tấn công vi khuẩn, cũng đồng thời có thể phá hủy mô nội mạc tim. Điều này xảy ra tương tự ở thận và khớp.
Ung thư họng
Viêm họng có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo ung thư họng bởi những tế bào ác tính sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng – phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi.
Ở giai đoạn bệnh tiến triển tại chỗ hoặc giai đoạn muộn, người bệnh thường xuất hiện một hay một vài các triệu chứng sau: Đau hoặc chảy máu miệng, đau họng, nuốt khó, ho kéo dài hoặc ho ra máu, có khối bướu/hạch ở cổ.
☛ Tham khảo: Bệnh viêm họng thanh quản cấp có nguy hiểm không?
Cách chữa viêm họng đơn giản, hiệu quả tại nhà
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm họng có thể mang lại hiệu quả tốt. Tùy thuộc vào mức độ tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất như: Dùng thuốc tây, các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, mẹo chữa dân gian tại nhà hay sử dụng thuốc đông y trong các trường hợp mãn tính.
Súc họng nước muối
Muối có tác dụng sát khuẩn, làm giảm cảm giác đau rát đồng thời có tác dụng làm sạch khoang miệng rất tốt. Súc miệng và cổ họng với nước muối ấm là cách làm sạch cổ họng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Triệu chứng viêm họng, đau rát họng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Bạn có thể tự pha nước muối ấm để súc họng hoặc mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc Tây. Khi bị viêm họng, bạn nên súc miệng và họng với nước muối từ 3 – 5 lần/ngày.
Uống trà gừng mật ong
Gừng là một vị thuốc dùng trong Đông Y có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra gừng còn có khả năng làm sạch dịch đờm giúp thông thoáng mũi họng.
Vì vậy bạn có thể cho một vài lát gừng tươi vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày. Để tăng hiệu quả trong việc chữa viêm họng và giúp hương vị thơm ngon dễ uống hơn, bạn có thể thêm vào một muỗng mật ong vào.
Xông hơi tinh dầu
Một trong những cách tiêu đờm, cải thiện viêm họng hiệu quả không thể không kể đến là biện pháp xông hơi. Trong quá trình xông hơi, hơi nóng sẽ đi sâu vào cổ họng làm loãng dịch đờm, đồng thời tống khứ chúng khỏi cổ họng một cách dễ dàng.
Người bệnh có thể xông hơi trị viêm họng có đờm bằng cách dùng một bát nước nóng, đặt cách mặt một khoảng nhất định. Sau đó, trùm khăn che đầu lên và hít lấy hơi nóng bốc lên trên miệng bát.
Để tăng hiệu quả người bệnh có thể thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp, sả, bạc hà,… Các loại thảo dược này đều chứa chất kháng sinh tự nhiên, chất chống viêm.
Cách xông hơi này sẽ giúp làm long đờm nhanh chóng và để cải thiện bệnh, người bệnh nên áp dụng cách này thường xuyên 2 – 3 lần/tuần. Mỗi lần xông từ 8 – 10 phút.
Ngậm chanh muối
Trong vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, acid citric nên có tác dụng trị ho, viêm họng, cảm cúm,… hiệu quả. Kết hợp chanh với muối có vị mặn, sát khuẩn tốt nên ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Khi bị viêm họng, chỉ cần ngậm 1 lát chanh muối thì cổ họng sẽ dịu đi rất nhanh, đồng thời tình trạng tắc đờm ở cổ họng cũng dần dần biến mất. Ngoài dùng chanh muối làm nước uống trị bệnh, bạn cũng có thể sử dụng chanh muối để chế biến thành nước sốt hoặc một vài món ăn yêu thích.
Lá hẹ chưng đường phèn
Theo Đông y, lá hẹ tính ấm, có tác dụng kháng viêm, tiêu thũng, cầm máu, bổ khí huyết, tiêu đờm. Một số nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện trong lá hẹ chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên nên có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn khi có sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 100g lá hẹ và 3 muỗng đường phèn.
- Lá hẹ rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra sau 15 phút. Đường phèn tán nhuyễn mịn.
- Cắt lá hẹ thành những khúc ngắn cỡ 1 đốt ngón tay, cho vào chén sứ, rải đường phèn lên trên.
- Cho vào nồi nước sôi hấp cách thủy đến khi đường tan hết và lá hẹ chín nhừ.
- Khi sử dụng chỉ việc chắt nước uống mỗi lần 2 muỗng x 2 – 3 lần/ngày tùy theo tình trạng viêm họng nặng hay nhẹ của bạn.
Mẹo chữa viêm họng từ tỏi
Tỏi là vị thuốc kháng sinh tự nhiên nổi tiếng nhờ chứa nhiều hoạt chất allicin. Khi được hấp thu, chất này hoạt động bằng cách ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm họng, qua đó giảm viêm ở niêm mạc họng, giúp trẻ bớt ho và không còn tiết ra nhiều đờm nhầy vướng víu trong cổ họng.
Bạn có thể áp dụng 2 cách sau để chữa viêm họng:
- Cách 1: Lấy 4 tép tỏi, để cả vỏ đem nướng trên bếp than cho đến khi tỏi chín và lớp vỏ bên ngoài cháy xém. Sau đó làm sạch vỏ, dùng thìa nghiền tỏi cho thật nát rồi thêm vào một chút nước ấm, trộn đều. Chắt nước uống vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày cho đến khi hết viêm họng.
- Cách 2: Giã nát 3 – 4 tép tỏi tươi, chắt nước cốt rồi khuấy vào ly sữa ấm uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả.
Dùng thuốc trị viêm họng
Tuy nhiên, nếu bệnh viêm họng xuất hiện do tình trạng người bệnh gặp phải tình trạng nấm, vi khuẩn, hay một loại vi khuẩn nào đó tấn công kèm theo triệu chứng sốt, đau họng kéo dài thì nên dùng thuốc điều trị bệnh.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc kháng sinh: Đối với các loại viêm họng do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc này bao gồm: Amoxicillin, Ceftriaxone, Cephalexin,… Người bệnh chỉ nên điều trị bằng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ sau khi thăm khám, không tự ý mua kháng sinh ở nhà thuốc.
- Thuốc kháng viêm: Được sử dụng trong trường hợp viêm họng chuyển sang mức độ nặng có tác dụng giúp làm giảm tình trạng phù nề, sưng tấy trong họng. Các loại thuốc Dexamethasone, Prednisone và Betamethasone… là những loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm Corticosteroid.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Giúp giảm đau, hạ nhiệt độ cơ thể giảm tình trạng khó chịu khi viêm họng. Một số tên thuốc là Paracetamol, Ibuprofen,…
- Thuốc viên ngậm trị viêm họng: Có tác dụng giảm đau và trị nhiễm khuẩn miệng, họng, trong thành phần thường có chứa kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.
Sử dụng xịt họng AFree
Xịt họng AFree là sản phẩm vô cùng công hiệu trong việc cải thiện chứng viêm họng, ho có đờm, khản tiếng ở cả người lớn và trẻ em. Thành phần dược tính được thiết kế đặc biệt gồm DMSO và ZnI2 có tính sát khuẩn mạnh tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong họng.
Chỉ sau 1-2 lần xịt làm dịu ngay các cơn ho khan, đau viêm sưng giúp cổ họng không còn đau, tạo cảm giác dễ chịu ngay tức thì. Sử dụng đều đặn nhiều lần trong giai đoạn bị đau, viêm họng giúp chữa trị viêm họng khỏi nhanh hơn.
Sản phẩm được thiết kế sử dụng được cho trẻ từ 3 tuổi trở lên nên lành tính và cực kỳ an toàn, theo tiêu chuẩn quốc tế nên có thể yên tâm xịt thẳng vào họng mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi nào viêm họng cần đến gặp bác sĩ?
Bệnh viêm họng khá phổ biến và dễ gặp trong thời điểm giao mùa, người bệnh thường chọn phương pháp chữa trị tại nhà đối với những biểu hiện ban đầu bệnh nhẹ.
Tuy nhiên, khi thấy có dấu hiệu bệnh nặng ngoài tầm kiểm soát bạn nên tới gặp bác sĩ, cụ thể:
- Đau họng và khàn tiếng kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau họng khiến bạn cảm thấy rất đau đớn và khó thở.
- Xuất hiện máu trong nước bọt, đờm, sốt cao trên 39 độ C.
Lời kết
Viêm họng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn có thể áp dụng các cách chữa trị mà bài viết vừa chia sẻ.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng