Viêm họng thanh quản mãn tính là bệnh lý phổ biến đường hô hấp, có các triệu chứng như đau họng, khàn tiếng kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến áp xe vùng họng, nổi hạt xơ ở dây thanh quản, thậm chí là ung thư vòm họng.
Mục lục
- Viêm họng thanh quản mãn tính là gì?
- Nguyên nhân gây viêm họng thanh quản mãn tính là gì?
- Triệu chứng của viêm họng thanh quản mãn tính là gì?
- Chẩn đoán viêm họng thanh quản mãn tính như thế nào?
- Viêm họng thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?
- Viêm họng thanh quản mãn tính có chữa khỏi được không?
- Điều trị viêm họng thanh quản mãn tính như thế nào?
- Ngăn ngừa viêm họng thanh quản mãn tính tái phát
- Xịt họng AFree – Làm dịu các triệu chứng của viêm họng thanh quản mãn tính
Viêm họng thanh quản mãn tính là gì?
Viêm họng thanh quản mãn tính là tình trạng viêm niêm mạc họng và thanh quản kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần, không có xu hướng tự khỏi. Bệnh thường diễn biến chậm, triệu chứng xuất hiện trên 3 tuần có nguy cơ gây quá sản, loạn sản hoặc teo niêm mạc họng thanh quản.
Đây là bệnh đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em, người lớn hoặc người cao tuổi nhưng thường gặp hơn ở những có hệ miễn dịch suy yếu, người phải sử dụng giọng nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên…
Nguyên nhân gây viêm họng thanh quản mãn tính là gì?
Lạm dụng giọng nói là một trong những nguyên nhân gây viêm họng thanh quản mãn tính
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng thanh quản mãn tính như:
- Lạm dụng giọng nói: công việc đòi hỏi phải nói nhiều, nói to kéo dài làm tổn thương dây thanh quản như ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, MC, bán hàng…
- Điều kiện môi trường: chênh lệch nhiệt độ đột ngột, ngồi nhiều điều hòa lạnh khiến cổ họng không được làm ấm kịp thời sẽ dẫn đến cơn viêm họng thanh quản tái diễn nhiều lần. Vì vậy, bẹnh thường xuất hiện vào mùa thu khi thời tiết thay đổi nhanh chóng.
- Hậu quả của bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi xoang mạn tính (gây viêm họng thanh quản dạng teo), viêm amidan… hoặc bệnh toàn thân như gout, đái tháo đường…
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng khiến acid từ dạ dày trào ngược lên vùng cổ họng, qua sụn phễu vào thanh quản. Theo thời gian, dịch vị dạ dày ăn mòn niêm mạc gây sưng, viêm, đau rát kéo dài.
- Dị ứng quanh năm: những tác nhân như lông động vật, phấn hoa, khói bụi, nấm mốc… làm kích thích niêm mạc gây sưng cổ họng và thanh quản. Có những trường hợp dị ứng quanh năm khiến người bệnh bị viêm họng thanh quản kéo dài, chữa mãi không khỏi.
- Những yếu tố khác như: hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên, phải tiếp xúc hay làm việc trong môi trường có nhiều khói than, bụi, ô nhiễm cũng có thể dẫn đến viêm họng thanh quản.
Triệu chứng của viêm họng thanh quản mãn tính là gì?
Khàn tiếng, cổ họng khô rát, ngứa kéo dài là dấu hiệu của bệnh viêm họng thanh quản mãn tính
Ở viêm họng thanh quản mãn tính, các triệu chứng thường khởi phát chậm và ở mức độ nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng, rất dễ tái phát, bao gồm:
- Thay đổi giọng nói: Tiếng nói không vang, khiến người bệnh phải nói to hơn, tiếng trở dần trở nên khàn, rè và yếu, khó cất giọng cao hoặc khó hát. Khàn tiếng kéo dài lúc nặng lúc nhẹ, có thể kèm ho, nói đau. Người bệnh phải đằng hắng để cho giọng trong hơn. Dần dần có thể mất tiếng hoàn toàn.
- Đau họng: Cổ họng cảm thấy nóng, sưng, khô rát, ngứa, cơn đau kéo dài trong nhiều tuần. Thấy rõ đau nhất vào buổi sáng lúc mới thức dậy.
- Đau vùng thanh quản: Cảm giác ngứa, cay và rát nhẹ.
- Ho: Ho khan vào buổi sáng do các chất nhầy xuất tiết bám vào thanh quản, người bệnh cố ho hoặc khạc để long đờm.
- Triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, đau đầu ít gặp. Nhưng ở trẻ nhỏ hoặc người lớn với sức đề kháng yếu có thể thấy mệt mỏi, suy nhược và chán ăn.
Chẩn đoán viêm họng thanh quản mãn tính như thế nào?
Chẩn đoán viêm họng thanh quản mãn tính như thế nào?
Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng mà bạn gặp phải như thời điểm bắt đầu, tần suất và đã từng uống thuốc nào hay chưa. Sau đó bác sĩ yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật nếu cần thiết, có thể tiến hành nội soi niêm mạc họng thanh quản bằng một ống mềm có gắn camera. Những đặc điểm chẩn đoán bệnh viêm họng thanh quản mãn tính bao gồm:
- Họng: Niêm mạc xuất huyết đỏ bầm, có những hạt ở thành sau họng. Tổ chức hạch bạch huyết phát triển mạnh làm cho niêm mạc họng dày, gồ lên thành từng đám xơ hóa to nhỏ không đều.
- Chất nhầy đọng lại ở những vị trí cố định, điểm giữa 1/3 trước và 1/3 giữa của dây thanh. Nếu bệnh nhân ho thì chất nhầy mất đi làm xuất hiện các tổn thương xung huyết ở vùng đó.
- Dây thanh âm: Ở mức độ nhẹ dây thanh dày, xung huyết đỏ do mạch máu dưới dây thanh giãn, có khi thấy các tia đỏ. Nặng thì niêm mạc hồng đỏ, mất độ bóng, dây thanh bị quá sản xuất hiện các hạt xơ dây thanh 2 bên, tròn như dây thừng. Băng thanh thất cũng to, khi phát âm làm che kín dây thanh.
- Khi bệnh lâu ngày có thể thấy đường vằn hoặc kẻ dọc trên của mặt thanh đai.
- Ở những người bị viêm họng thanh quản do đái tháo đường, niêm mạc ở màn hầu và họng thấy dày và xuất tiết.
Viêm họng thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?
Một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm họng thanh quản mãn tính là xuất hiện hạt xơ ở dây thanh
Bệnh viêm họng thanh quản mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói, khiến việc giao tiếp trở nên bất tiện, khó khăn hơn. Bên cạnh đó là tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Áp xe vùng họng, thanh quản: là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, làm xuất hiện các ổ áp xe. Người bệnh có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C, nghẹt mũi, da xanh tái, ho có đờm…
Gây viêm các bộ phận khác của cơ thể: vì tai-mũi-họng thông với nhau qua các xoang nên trong các đợt cấp nhiễm vi khuẩn, virus, chúng có thể lan sang tai gây viêm tai giữa. Thậm chí, nếu chúng di chuyển xuống đường hô hấp dưới có nguy cơ gây viêm thanh khí phế quản, viêm phổi.
Hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u dây thanh: viêm họng thanh quản mãn tính tái phát nhiều lần có thể phát triển thành các hạt xơ dây thanh. Tức là dây thanh xuất hiện các loại u nhỏ, đường kính khoảng 1mm, mọc tự do ở vị trí 1/3 trước và 1/3 giữa của hai dây thanh. Khi phát âm khiến 2 dây không tiếp xúc được với nhau gây khàn tiếng hoặc mất giọng hoàn toàn, phải can thiệp bằng phẫu thuật. Rất hiếm gặp tình trạng tổn thương họng, thanh quản dẫn tới ung thư thanh quản, ung thư vòm họng.
Viêm họng thanh quản mãn tính có chữa khỏi được không?
Giọng nói là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người, trong khi đó viêm họng thanh quản khiến người bệnh khàn tiếng, thậm chí mất tiếng. Nếu tình trạng kéo dài sẽ rất khó chịu. Nhưng nhiều người lại nghĩ rằng bệnh mãn tính không thể chữa khỏi và phải sống chung với nó suốt đời dẫn đến không đến cơ sở y tế chữa trị, chỉ uống thuốc điều trị triệu chứng. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Nếu xác định được nguyên nhân sâu xa của bệnh viêm họng thanh quản là do trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, dị ứng với tác nhân nào đó… thì bệnh có thể điều trị dứt điểm. Điều quan trọng là cần sự phối hợp của người bệnh và các bác sĩ để giải quyết bệnh hoàn toàn.
Điều trị viêm họng thanh quản mãn tính như thế nào?
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm họng thanh quản mãn tính là điều trị nguyên nhân gây bệnh, điều trị tại chỗ, kết hợp điều trị triệu chứng và liệu pháp luyện giọng, thậm chí phẫu thuật nếu cần thiết.
Điều trị nguyên nhân
Điều trị nguyên nhân gây ra bệnh là điều quan trọng để điều trị dứt điểm bệnh viêm họng thanh quản mãn tính
- Điều trị ổ viêm nhiễm mũi họng, viêm mũi xoang mạn tính, viêm xoang… nếu có.
- Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: sử dụng các thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol…), thuốc kháng H2 (cimetidin, ranitidin…), thuốc kháng dopamin như domperidon…
- Điều trị các bệnh toàn thân khác như tiểu đường, gout…
- Giảm bớt các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia, tác nhân gây dị ứng.
Điều trị tại chỗ
- Thể viêm họng thanh quản xuất tiết: bôi, súc họng bằng các thuốc làm se niêm mạc, có tính kiềm, giảm viêm giảm đau như glycerine iod, SMC…
- Thể viêm họng thanh quản teo: bôi họng bằng nitrat bạc, súc họng bằng các thuốc có iod loãng hoặc bằng nước khoáng, xịt họng dung dịch beratatri 10%.
- Dùng khí dung họng: các dung dịch giảm viêm corticoid như prednisolon, methylprednisolon…
- Nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu…
Điều trị toàn thân
- Thuốc làm lỏng chất nhầy như: bromhexin, acetylcystein…
- Thuốc kháng viêm dạng men như alphachymotrypsin, lysozym… hoặc chống viêm steroid đường uống như methylprednisolon, dexamethasone…
- Thuốc chống dị ứng như kháng histamin cetirizin, chlorapheniramin…
- Nâng cao thể trạng bằng vitamin tổng hợp, thuốc tăng cường sức đề kháng như thymomodulin…
Liệu pháp luyện giọng
Luyện giọng là phương pháp cần thiết để cải thiện tình trạng khàn tiếng ở người bị viêm họng thanh quản mãn tính
Tùy theo mức độ tổn thương mà các chuyên viên y tế đưa ra phương pháp luyện giọng thích hợp cho người bệnh như bài tập luyện giọng, giảm nói, làm sạch giọng nói…
Điều trị phẫu thuật
Khi các biện pháp trên không đạt hiệu quả như mong muốn mà bệnh ảnh hưởng nhiều tới giọng nói, các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên phẫu thuật mở thanh quản và cắt dây thanh. Những trường hợp chỉ định như: hạt xơ dây thanh, viêm họng thanh quản với bệnh lý khối u thanh quản…
☛ Đọc thêm bài viết: Thuốc kháng viêm trị viêm họng
Ngăn ngừa viêm họng thanh quản mãn tính tái phát
Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho người bị viêm họng thanh quản mãn tính
Bệnh viêm họng thanh quản mãn tính rất dễ tái phát, do đó việc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Người bệnh nên chú ý những điều dưới đây:
- Điều trị triệt để các đợt viêm họng thanh quản cấp tính, các ổ viêm mũi họng, viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày thực quản…
- Không nói quá to, la hét, nói quá nhiều kéo dài, liên tục.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ vào mùa thu đông vì tiếp xúc với một luồng không khí lạnh hoặc tắm nước lạnh có thể khiến tình trạng khàn tiếng, đau họng nặng thêm.
- Giữ vệ sinh môi trường, nơi ở vì không khí ô nhiễm có thể là điều kiện tốt để vi sinh vật gây bệnh phát triển. Sử dụng máy lọc không khí để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
- Vệ sinh răng miệng và mũi họng thường xuyên để ngăn ngừa vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể dễ dẫn đến đợt cấp viêm họng thanh quản.
- Hạn chế uống rượu, bia. Không hút thuốc lá vì chúng có thể kích ứng niêm mạc họng thanh quản.
- Xây dựng lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, không làm việc quá muộn, thức khuya, cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi tốt với bệnh tật.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn như gừng, chanh ngâm mật ong, tỏi… để nâng cao hệ miễn dịch.
Xịt họng AFree – Làm dịu các triệu chứng của viêm họng thanh quản mãn tính
Một trong những biện pháp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm họng thanh quản mãn tính là sử dụng xịt họng AFree. Sản phẩm được nhiều người bệnh và các chuyên gia y tế tin dùng.
Xịt họng AFree hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm họng thanh quản mãn tính
Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ đề tài nghiên cứu đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ và chính thức chuyển giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất và phân phối.
Xịt họng AFree có thành phần: Chiết xuất keo ong, ZnI2, DMSO, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu gừng… Kẽm (Zn) là nguyên tố cần thiết đối với sức khỏe của con người. Nó đóng vai trò là chất xúc tác cho nhiều quá trình chuyển hóa, làm lành nhanh các vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu hụt Kẽm chính là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng thanh quản.
Kết hợp của ZnI2 và DMSO giúp xịt họng AFree gấp đôi quá trình ngăn chặn và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của viêm họng thanh quản như đau rát họng, ho khan hay ho có đờm lâu ngày không khỏi… và ngăn ngừa biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi.
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần xịt 4-6 lần vào họng, với trường hợp nặng xịt 15 lần/ngày. Hiệu quả sẽ thấy chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Viêm họng thanh quản mãn tính nếu không được điều trị dứt điểm khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị chính xác nhất.