Viêm thanh quản là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Vì bệnh khá phổ biến nên nhiều người vẫn chủ quan trong việc phòng tránh và điều trị khiến bệnh tiến triển nặng hơn và gây những biến chứng nguy hiểm. Để tìm hiểu rõ hơn về viêm thanh quản cũng như những thông tin liên quan đến bệnh, bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Viêm thanh quản là gì?
- Triệu chứng phổ biến của viêm thanh quản
- Nguyên nhân gây viêm thanh quản
- Đối tượng nào dễ mắc viêm thanh quản?
- Chẩn đoán viêm thanh quản
- Phương pháp điều trị viêm thanh quản hiệu quả
- Viêm thanh quản bao lâu thì khỏi?
- Khi nào nên gặp bác sĩ?
- Cách phòng ngừa viêm thanh quản
- Xịt họng AFree – giảm triệu chứng và ngăn ngừa viêm thanh quản
Viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh bị nhiễm trùng, viêm và sưng tấy. Bệnh khiến cho âm thanh khi đi qua dây thanh sẽ bị bóp méo làm cho người bệnh bị khàn tiếng, mất giọng. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng sẽ làm cho người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.
Bệnh được chia làm 2 loại:
- Viêm thanh quản cấp tính: Bệnh do vi khuẩn, virus tấn công hoặc do lạm dụng giọng nói quá mức. Biểu hiện của bệnh thường chỉ kéo dài khoảng dưới 3 tuần và tự cải thiện dần dần.
- Viêm thanh quản mãn tính: Đây là hậu quả của viêm thanh quản cấp tính do không được điều trị đúng cách khiến bệnh tái phát nhiều lầm. Các triệu chứng thường kéo dài hơn 3 tháng hoặc thậm chí vài tháng. Nếu không được điều trị dứt điểm thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng phổ biến của viêm thanh quản
Triệu chứng của viêm thanh quản rất dễ nhận biết như:
- Khàn tiếng, mất tiếng.
- Viêm họng.
- Ho khan.
- Đau khi nuốt.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Sốt
Triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ nhỏ sẽ khác với người lớn, các biểu hiện phổ biến như:
- Khàn tiếng.
- Sổ mũi, ngạt mũi.
- Ho khan
- Thở khò khè.
- Sốt nhẹ kèm khó thở.
☛ Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm thanh quản cấp
Nguyên nhân gây viêm thanh quản
Một số nguyên nhân gây viêm thanh quản phải kể đến như:
- Nhiễm vi khuẩn, virus: Một số vi khuẩn, virus gây bệnh thường gặp như virus cúm A và B, liên cầu tan huyết nhóm A, phế cầu, Friedlander,…
- Thời tiết: Sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ làm cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, khiến cho niêm mạc họng bị kích thích và gây viêm thanh quản.
- Môi trường sống: Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, nhiều hoá chất độc hại,… sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm thanh quản.
- Mắc các bệnh lý: Các bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang, viêm phế quản, trào ngược dạ dày thực quản,...
- Nguyên nhân khác: Lạm dụng giọng nói, thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, uống nhiều bia rượu qua mức, uống nhiều nước đá, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh,…
Đối tượng nào dễ mắc viêm thanh quản?
Viêm thanh quản là bệnh khá phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thế nhưng tùy vào mỗi một đối tượng thì có những yếu tố nguy cơ khác nhau như:
Ở người lớn
- Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Người làm những công việc đặc thù thường phải nói nhiều như: giáo viên, hướng dẫn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình,…
- Người bị nhiễm nấm do phải sử dụng ống hít hen suyễn.
- Người đang mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
- Người bị viêm xoang mũi không điều trị dứt điểm.
- Người hay phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các hóa chất độc hại và các chất gây dị ứng.
Ở trẻ nhỏ
- Trẻ hay bị viêm mũi họng sau đó bị viêm thanh quản.
- Trẻ thường la hét quá nhiều gây phù nề thanh quản, viêm dây thanh.
Chẩn đoán viêm thanh quản
Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm thanh quản bằng hình ảnh qua phương pháp nội soi thanh quản. Cách này sẽ giúp bác sĩ quan sát được trực tiếp hình ảnh của thanh quản, từ đó có thể phát hiện ra những điểm bất thường. Những dấu hiệu được chẩn đoán bao gồm:
- Quan sát thấy thanh quản bị sưng tấy, đỏ.
- Tình trạng viêm lan rộng sang các bộ phận khác.
- Dây thanh âm bị sưng viêm.
Bên cạnh đó, những trường hợp có dấu hiệu tổn thương khác thì bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm sinh thiết.
Phương pháp điều trị viêm thanh quản hiệu quả
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ của bệnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp Tây y
Điều trị nội khoa
Sau khi thăm khám và xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bạn. Một số loại thuốc được bác sĩ dùng để chữa viêm thanh quản như:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
- Thuốc chống viêm: Các nhóm thuốc chống viêm sẽ làm giảm triệu chứng sưng tấy.
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen hoặc ibuprofen được sử dụng để làm giảm đau.
Ngoài ra, người bệnh còn sử dụng một số loại thuốc điều trị tại chỗ như khí dung, xông hoặc bơm thuốc thanh quản bằng corticoid, kháng viêm dạng men hoặc kháng sinh.
Điều trị ngoại khoa
Khi điều trị nội khoa không đem lại tác dụng hoặc viêm thanh quản gây ra những biến chứng nặng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra những hậu quả và di chứng nặng nề như mất tiếng vĩnh viễn.
Phương pháp dân gian
- Gừng + mật ong: Gừng có tác dụng làm ấm vùng họng, giảm sưng viêm. Khi kết hợp với mật ong có thể làm dịu các triệu chứng của viêm thanh quản. Bạn thái gừng thành những lát mỏng rồi cho vào cốc nước nóng, hãm trong khoảng 5 phút và cho thêm mật ong vào khuấy đều. Uống trực tiếp trà gừng vào mỗi buổi sáng.
- Tỏi: Tỏi có chứa hoạt chất allicin là chất kháng sinh tự nhiên giúp diệt vi khuẩn và làm dịu họng. Tỏi đem đi nướng chín, bóc vỏ. Cho tỏi vào cốc nghiền nát rồi pha thêm chút nước ấm khuấy đều và uống trực tiếp.
- Khế chua: Khế thường được dùng trong các bài thuốc chữa viêm thanh quản, long đờm, giảm đau rát họng. Thái mỏng các lát khế và cho vào bát. Sau đó rắc đường lên rồi đậy kín trong 3-4 tiếng rồi lấy khế ra ngậm nuốt từ từ. Áp dụng nhiều lần sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
☛ Xem thêm: Trị viêm thanh quản thế nào cho hiệu quả?
Viêm thanh quản bao lâu thì khỏi?
Người mắc viêm thanh quản cấp tính có thể tự khỏi bệnh khi được điều trị đúng cách. Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 7 ngày hoặc dưới 3 tuần.
Còn đối với những người bị viêm thanh quản mãn tính (triệu chứng kéo dài trên 3 tuần hoặc hơn) thì việc điều trị dứt điểm mất rất nhiều thời gian. Bệnh có nguy cơ tái phát liên tục nhiều lần trong năm, nguy hiểm hơn là xảy ra những biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh như:
- Gây suy hô hấp.
- Viêm phổi.
- Nhiễm trùng lây sang các bộ phận khác.
Vì thế người bệnh không nên chủ quan và cần phải đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp nhất, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Viêm thanh quản không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng. Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh sẽ khỏi, tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài trên 3 tuần thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chú ý đến sức khỏe và cần sự hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu gặp phải các biểu hiện dưới đây:
- Đau rát họng không thuyên giảm.
- Khó thở, thở khò khè
- Khó nuốt hoặc thậm chí không nuốt được nước bọt.
- Ho ra máu.
- Sốt.
Cách phòng ngừa viêm thanh quản
Người bệnh cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để phòng ngừa viêm thanh quản:
- Không nên nói nhiều, nói to, la hét trong thời gian dài.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày và súc miệng nước muối thường xuyên.
- Luôn giữ ấm vùng cổ khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa.
- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hoá chất độc hại.
- Vệ sinh không gian sống, phòng ngủ, sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều trái cây, hoa quả, thịt, cá, các loại hạt,… để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Hạn chế uống nước lạnh, rượu, bia, nước có gas.
- Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
Xịt họng AFree – giảm triệu chứng và ngăn ngừa viêm thanh quản
Dung dịch xịt họng AFree được công ty Thái Minh phát triển trên bằng sáng chế về ứng dụng của Kẽm (Zn) của công ty Invenmed USA. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn.
Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Sử dụng sản phẩm xịt họng AFree có tác dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, viêm thanh quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào khoang miệng. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng