Viêm họng là căn bệnh hay gặp vào các thời điểm giao mùa trong năm và thường khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày tuỳ thuộc vào hệ miễn dịch của từng người. Tuy nhiên, viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu nhóm A sau khi khỏi sẽ để lại rất nhiều biến chứng. Bài đọc dưới đây xin phép được chia sẻ các thông tin về bệnh viêm họng do vi khuẩn.
Mục lục
Viêm họng do vi khuẩn là gì?
Viêm họng là căn bệnh thường hay gặp trong thời điểm giao mùa, hoặc do nhiễm lạnh, cơ thể suy yếu. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra viêm họng, và vi khuẩn là một trong số các tác nhân có thể gây ra viêm họng. Vi khuẩn thường gặp trong viêm họng là liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes).
Thông thường, liên cầu khuẩn có sẵn trong hầu họng của con người, khi gặp các yếu tố thuận lợi như thời tiết lạnh, hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ khiến vi khuẩn dễ gây bệnh hơn.
☛ Tìm hiểu thêm: Viêm họng thanh quản cấp là gì?
Triệu chứng viêm họng nhiễm khuẩn
Vi khuẩn Streptococcus xâm nhập vào cơ thể sẽ làm xuất hiện các phản ứng viêm nhiễm ở hầu họng hoặc amidan. Các triệu chứng ban đầu có thể nhận biết bệnh viêm họng do vi khuẩn là:
- Sốt, mệt mỏi, đau đầu: trong một số trường hợp, bệnh nhân không sốt mà chỉ đau đầu, mệt mỏi hoặc sốt rất nhẹ.
- Ho: người bệnh có thể ho kèm theo có đờm (viêm họng do vi khuẩn nên đờm có thể là màu vàng hoặc xanh), đặc biệt với trẻ nhỏ ho còn kèm theo nôn.
- Đau họng: bệnh nhân cảm thấy đau rát họng dữ dội, đau tăng khi ho, khi nuốt, có cảm giác nóng rát. Họng sưng đỏ, khiến bệnh nhân có thể bị khó thở.
- Tăng tiết dịch: dẫn đến ngạt mũi, nhất là vào ban đêm, gây giảm ngửi, khó phát âm.
- Phát ban: thường xảy ra ở vùng cổ hoặc ngực
- Sưng hạch cổ: trong hạch cổ có chứa bạch cầu, các tế bào miễn dịch giúp tấn công, tiêu diệt vi khuẩn và bảo vệ cơ thể. Vì vậy, khi vùng họng bị vi khuẩn tấn công, hạch bạch huyết làm việc quá mức dẫn đến sưng, đau.
- Xuất hiện các đốm trắng trong họng: liên cầu khuẩn nhóm A thường làm hình thành các đốm trắng trong niêm mạc họng hoặc amidan, khiến họng phù nề, amidan sưng đỏ
Vi khuẩn gây viêm họng có thể lây qua đường nào?
Vi khuẩn gây viêm họng có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là qua các con đường dưới đây:
- Bị lây trực tiếp từ người bị viêm họng thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi.
- Ăn chung đồ ăn, nước uống với người bị bệnh hoặc người mang mầm bệnh, từ đó bị nhiễm chung một loại vi khuẩn với người đó.
- Chạm tay vào đồ vật mà trên bề mặt đồ vật đó có chứa vi khuẩn do người bệnh hắt hơi, ho làm bắn vi khuẩn vào đồ vật đó.
Biến chứng của viêm họng do vi khuẩn
Thông thường, nếu tác nhân gây viêm họng là virus thì khi khỏi bệnh sẽ ít để lại biến chứng nặng nề cho người bệnh. Tuy nhiên, khi tác nhân gây bệnh là liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes), nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời thì vi khuẩn có khả năng đi vào các cơ quan khác và để lại biến chứng nặng nề tại cơ quan đó.
Liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra các biến chứng khó lường như:
- Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra suy thận cấp, suy thận mạn.
- Bệnh thấp tim, đây là biến chứng nặng nề do liên cầu khuẩn gây ra, tổn thương ở tim là nặng nhất, có thể gây tử vong hoặc gây ra các bệnh về van tim.
☛ Tìm hiểu bài viết: Viêm họng mủ ở người lớn
Điều trị viêm họng do vi khuẩn
Viêm họng do vi khuẩn có thể điều trị dễ dàng bằng các thuốc kháng sinh, thời gian điều trị thường không quá 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, kèm theo hệ miễn dịch suy yếu thì bệnh viêm họng có thể kéo dài tới nhiều tuần. Dưới đây là một số phương pháp nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh viêm họng.
Điều trị triệu chứng
Điều trị kháng sinh: các bác sĩ có thể chỉ định một trong những nhóm thuốc kháng sinh sau:
- Thuốc nhóm Beta-lactam: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Ceftriaxone…
- Thuốc nhóm Macrolid: Clarithromycin, Azithromycin, Erythromycin…
Sốt cao: khi thân nhiệt ở người lớn >39oC, ở trẻ em là >38.5oC
- Cơ học: dùng biện pháp chườm lạnh.
- Sử dụng các thuốc hạ sốt phổ biến như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen…
Sử dụng kèm thêm các thuốc chống viêm không steroids (NSAIDs) hoặc thuốc corticoids để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng sưng nề, đau rát họng ở người bệnh. Chú ý người có tiền sử mắc bệnh dạ dày không tự ý dùng các thuốc này do nhóm thuốc chống viêm gây tác dụng phụ nặng nề trên niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện súc miệng (hoặc rửa mũi) bằng dung dịch nước muối sinh lý, có tác dụng sát khuẩn (do nồng độ muối trong vi khuẩn là 0,6 – 0,7%, dung dịch nước muối sinh lý 0.9% ưu trương so với vi khuẩn), làm loãng dịch tiết trong mũi, thông thoáng.
Điều trị không dùng thuốc
Sử dụng gừng tươi: Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính ấm, phong tán, giảm ho, giúp giảm các triệu chứng đau rát, sưng phù trong bệnh viêm họng. Còn theo y học hiện đại, trong gừng có chứa hợp chất Gingerol giúp kháng viêm, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của virus, vi khuẩn. Do vậy, người bệnh có thể ngậm một lát gừng tươi hoặc uống một bình trà gừng nóng vào buổi sáng, vừa giúp giảm ho, tiêu đờm, còn giúp thải độc, tăng sức đề kháng.
Mật ong: Mật ong là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc trị ho của ông cha ta từ xa xưa. Mật ong có vị ngọt, tính ấm, giúp thúc đẩy hoạt động của tuyến nước bọt, từ đó làm dịu bớt cảm giác rát họng, ngứa cổ. Cách dùng đơn giản nhất với mật ong là người bệnh có thể ăn trực tiếp 1 muỗng mật ong hoặc có thể pha mật ong với nước nóng để uống vào sáng sớm.
Giữ ấm cổ họng, tránh bị nhiễm lạnh, uống nhiều nước, nghỉ ngơi, bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng.
Phòng ngừa bệnh viêm họng do vi khuẩn
Tuy viêm họng là căn bệnh khá phổ biến, nhanh khỏi nhưng bạn không nên chủ quan, do các biến chứng mà bệnh viêm họng do liên cầu nhóm A để lại là vô cùng nặng nề. Vì vậy, dưới đây là một số phương pháp để mọi người có thể tự phòng ngừa bệnh viêm họng do vi khuẩn cho chính bản thân và gia đình của mình:
- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài hoặc chính trong cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cư trú sẵn trong vùng hầu họng.
- Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, các chất kích thích vì đây là nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch, mất đi hàng rào bảo vệ của cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, hút thuốc lá khiến tiêu diệt tế bào lông chuyển của đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh nhất.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc trong môi trường độc hại, ô nhiễm.
- Không quạt thẳng vào họng, mũi vì sẽ khiến họng bị khô, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào niêm mạc họng, mũi gây viêm họng.
☛ Xem thêm bài viết: Bị viêm họng nên làm gì?
Xịt họng AFree – Bảo vệ bạn trước vi khuẩn gây viêm họng
Bên cạnh những cách biện pháp đã nêu ở trên, sử dụng các loại xịt họng diệt khuẩn cũng là một giải pháp phòng ngừa bệnh viêm họng do vi khuẩn. Không những thế, các sản phẩm xịt họng còn giúp giảm tình trạng viêm, sưng nề, đau rát họng ở người bệnh. Xịt họng AFree là sản phẩm xịt họng phổ biến hiện nay, phù hợp cho việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng do vi khuẩn.
Xịt họng AFree là sản phẩm được phân phối bởi công ty Dược phẩm Thái Minh. Trên thị trường hiện nay, xịt họng AFree rất được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng an toàn, hiệu quả. Đây là sản phẩm được chuyển giao công thức từ Invenmed, Hoa Kỳ.
Thành phần của sản phẩm vô cùng an toàn và lành tính, bao gồm:
- Kẽm, Iod (I), Dimethyl sulfoxide (DMSO): Có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự nhân lên và bùng phát của vi khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào máu.
- Chiết xuất keo ong, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu gừng: Đây là những nguyên liệu an toàn, lành tính, được chiết xuất từ thiên nhiên, giúp người dùng cảm thấy dễ chịu, thoải mái với mùi hương dịu nhẹ, xua tan những căng thẳng, mệt mỏi của người bệnh, giúp giảm các triệu chứng đau rát, sưng nề ở họng.
Không chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng viêm họng, giảm ho, sưng, đau rát họng, dung dịch xịt họng AFree còn giúp ngăn ngừa bệnh viêm họng, tiêu diệt những vi khuẩn có hại đường hô hấp, tăng cường khả năng phòng bệnh cho người dùng, phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Xịt họng AFree cũng được sử như một nước súc họng bằng cách pha loãng với nước. Tiến hành súc họng thường xuyên bằng AFree còn góp phần làm sạch miệng họng, duy trì hơi thở thơm mát.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như giải đáp được phần nào thắc mắc của mọi người về bệnh viêm họng do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.