Viêm họng hạt mãn tính là một dạng của viêm họng cấp tính kéo dài, do không được điều trị đúng cách và dễ tái phát nên chuyển thành mãn tính. Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, ho nhiều, gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Vậy thế nào là viêm họng hạt mãn tính? Cách điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là viêm họng hạt mãn tính?
Viêm họng hạt mãn tính là do viêm họng hạt cấp tính kéo dài và không được điều trị triệt để khiến bệnh tái phát lại nhiều lần. Niêm mạc họng là nơi chứa nhiều tế bào lympho có công dụng tiêu diệt, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh. Khi các lympho phải hoạt động liên tục với cường độ cao sẽ khiến chúng bị nở to ra thành các hạt có kích thước khác nhau. Khi các hạt này bị kích thích sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu. Về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.
Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính
Triệu chứng của bệnh thường không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm họng. Các triệu chứng của viêm họng hạt mãn tính thường diễn biến kéo dài. Những triệu chứng phổ biến như:
- Đau rát họng: Là triệu chứng rõ ràng nhất, những cơn đau, nóng rát ở họng thường kéo dài âm ỉ nhiều tuần.
- Ho khan, ho có đờm: Ban đầu người bệnh sẽ có biểu hiện ho khan, lâu dần sẽ chuyển biến thành ho có đờm và thường xuất hiện nhiều vào ban đêm.
- Đỏ ở cổ họng: Người bệnh quan sát thấy thành họng đỏ ửng, xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng có kích thước khác nhau.
- Nổi hạch ở cổ: Người bệnh sờ được thấy nổi hạch ở cổ dễ dàng, hạch cứng, sưng đau.
- Sốt, đau đầu: Tình trạng này xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng hơn.
- Kèm với đó là một vài biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, chán ăn, khàn giọng,…
Nguyên nhân gây viêm họng hạt mãn tính
Theo thống kê, có đến khoảng 80-90% trường hợp mắc viêm họng hạt là do virus và vi khuẩn gây ra. Virus thường là do chúng ta mắc các bệnh như sởi, viêm gan, thủy đậu, ho gà,… Vi khuẩn là ở trong các dịch nhầy khi mắc các bệnh về đường hô hấp: viêm mũi, viêm thực quản, viêm xoàng, trào ngược axit, viêm loét dạ dày.
Còn lại thường là do yếu tố từ môi trường khói bụi, do dị ứng phấn hoa, nấm mốc,… do bị lây nhiễm từ người sang người.
Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không?
Nếu người bệnh được điều trị đúng cách thì viêm họng hạt mãn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi. Trường hợp nếu để bệnh càng lâu thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và việc điều trị dứt điểm cũng trở nên khó khăn hơn. Những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể đối mặt như:
- Áp xe thành họng, viêm thành họng.
- Vi khuẩn lây lan xuống thành viêm thanh quản, khí quản, phế quản hoặc thậm trí là viêm phổi.
- Bệnh viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận.
- Bệnh tiến triển nặng có thể gây ung thư vòm họng.
Muốn chữa khỏi viêm họng hạt mãn tính, người bệnh cần phải kiên trì tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ thì bệnh mới có thể điều trị triệt để, không tái phát. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp mắc bệnh do nấm hoặc vi khuẩn, bắc sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc kháng sinh thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh. Ngoài ra cần điều trị kết hợp mũi, xoang để quá trình điều trị viêm họng hạt mãn tính có hiệu quả tốt nhất.
Cách điều trị viêm họng hạt mãn tính
Thay đổi lối sống
Người bệnh cũng nên thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn và phòng chống bệnh tái phát.
- Nên uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể (khoảng 1,5-2 lít) để cổ họng không bị khô, nên uống nước ấm.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày và súc miệng nước muối khoảng 3-4 lần/ ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Không nên ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh.
- Không uống những đồ uống có gas, cồn, cafein như rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá.
- Không nên dùng chung đồ cá nhân với nhưng người đang gặp các vấn đề về viêm đường hô hấp.
- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị viêm họng hạt mãn tính bằng thuốc Tây y có ưu điểm làm giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng để trị các vi khuẩn gây viêm họng hạt. Các loại thuốc thường được sử dụng như: Augmentin, Penicillin, Roxithromycin,…
- Thuốc chống viêm: Thuốc dùng để làm giảm sưng viêm, phù nề, áp xe do viêm họng hạt. Các thuốc được chỉ định như: Lysozyme, Alphachymotrypsin,…
- Thuốc giảm ho, hạ sốt: Thuốc hạ sốt được dùng như Aspirin, Pracetamol,… giúp người bệnh hạ sốt khi nhiễm trùng do viêm họng. Bên cạnh đó,bác sĩ kê thêm các loại thuốc giảm ho như Codein, Dextromenthorphan,… để làm dịu những cơn ho dai dẳng.
- Thuốc long đờm, tiêu đờm: Thuốc làm giảm triệu chứng ho có đờm, giảm độ đặc của đờm để giúp người bệnh tống chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Một số loại thuốc được kê như Bromhexin, Acetylcystein,…
Các phương pháp dân gian
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp dân gian để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Mật ong: Mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, chúng còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tái tạo lại niêm mạc, chống nhiễm trùng rất hiệu quả. Chính vì thế mà mật ong thường được dùng để chữa viêm họng, rát họng, viêm amidan,… Cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong rất đơn giản: chỉ cần pha một cốc nước mật ong ấm rồi cho thêm một chút nước cốt chanh vào và uống hàng ngày sẽ thây bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
- Tỏi: Thành phần của tỏi chứa hoạt chất allicin có tác dụng làm giảm sưng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Sử dụng 2-3 tép tỏi tươi đem đi nướng chín, sau đó bóc vỏ rồi nhai nuốt từ từ. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Lá diếp cá: Diếp cá có khả năng sát khuẩn, thanh nhiệt, thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,… Rau diếp cá sau khi rửa sạch thì cho vào máy xay nhuyễn. Lọc bỏ bã lấy nước cốt rồi cho cùng nước vo gạo (lấy nước gạo vo lần 2) đem đi đun sôi và uống khi nước nguội bớt. Áp dụng cách này khoảng 3 lần/ ngày sẽ thấy bệnh tiến triển nhanh chóng.
☛ Xem thêm: Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong
Phương pháp đốt viêm họng hạt
Theo các chuyên gia y tế, phương pháp này chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết hoặc việc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả . Người bệnh mắc viêm họng hạt mãn tính xuất hiện những hạt viêm to sẽ được bác sĩ chỉ định làm phương pháp đốt. Tuy nhiên đây không phải là cách điều trị triệt để, bệnh vẫn có thể tái phát lại nhiều lần. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không khiêng kĩ càng.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị viêm họng hạt khi nào nên đốt?
Giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng xịt họng AFree
Xịt họng AFree là sản phẩm phát triển từ đề tài nghiên cứu đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật số 2020- 064573 và chính thức được chuyển giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất – phân phối. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm (Zn) và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn. Cụ thể:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Thành phần bao gồm ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết có công dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Phòng viêm phế quản, viêm họng, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Trong trường hợp ho nặng, có thể xịt 15 lần/ngày. Có thể pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml.
Với tác dụng diệt khuẩn không chọn lọc (tức là diệt các loại virus, vi khuẩn khi tiếp xúc), AFree có thể sử dụng để sát khuẩn miệng giúp phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và tăng sức đề kháng.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng