Nhiều người bệnh phản ánh rằng họ gặp tình trạng bị đau họng nhưng không ho, không biết triệu chứng này có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào? Chính vì thế, để bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về tình trạng đau họng nhưng không ho, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- Nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho
- Bị đau họng nhưng không ho là dấu hiệu của bệnh gì?
- Bị đau họng nhưng không ho có nguy hiểm không?
- Bị đau họng nhưng không ho khi nào cần đi khám?
- Cách trị đau họng nhưng không ho hiệu quả
- Lưu ý dành cho người bị đau họng nhưng không ho
- Xịt họng AFree giảm nhanh đau họng
Nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho
Họng là một bộ phận quan trọng liên quan tới quá trình tiêu hóa và hô hấp của cơ thể, chính vì thế họng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố trong quá trình ăn uống và hít thở. Đau họng thường liên quan tới những tổn thương viêm nhiễm ở niêm mạc họng, nếu bệnh lý gây đau rát họng không gây tăng tiết dịch đờm thì người bệnh thường chỉ có biểu hiện đau họng mà không có ho.
Các nguyên nhân cơ bản gây đau họng nhưng không ho là:
- Virus, vi khuẩn: đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau họng, do vi khuẩn virus xâm nhập vào niêm mạc họng gây viêm, sưng, sung huyết dẫn tới đau rát họng.
- Kích thích dị ứng: những người có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như phấn hoa, bụi, bông vải, hóa chất,… qua đường hô hấp. Niêm mạc họng có thể bị kích thích gây đau rát.
- Hút thuốc lá: người có thói quen hút thuốc lá thường có biểu hiện đau họng, do trong thuốc lá chứa nhiều độc chất có thể gây biến đổi cấu trúc niêm mạc, đồng thời nhiệt lượng khi hút thuốc có thể gây bỏng tế bào niêm mạc họng dẫn tới đau rát.
- Sử dụng giọng nói quá mức: người có công việc phải nói nhiều, liên tục, hoặc khi bạn la hét quá mức,… có thể khiến niêm mạc họng bị khô, các cơ vùng họng và dây thanh âm làm việc quá mức gây đau rát họng.
- Thở bằng miệng: khi bị nghẹt tắc mũi, hoặc nhưng người có thói quen há miệng thở khi ngủ có thể gặp tình trạng đau rát họng, do thở bằng miệng khiến niêm mạc họng bị khô gây đau rát.
☛ Xem đầy đủ bài viết: Nguyên nhân gây nóng rát cổ họng
Bị đau họng nhưng không ho là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị đau rát họng nhưng không ho có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể như sau:
Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là một thể bệnh thường gặp khi bị viêm họng mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh thường do các đợt viêm họng cấp không được điều trị dứt điểm dẫn tới tái phát thường xuyên, hoặc do người bệnh mắc các bệnh lý như viêm xoang mạn tính, viêm mũi mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản,…
Viêm họng mạn làm thay đổi cấu trúc niêm mạc vùng họng, gây quá phát các tổ chức bạch huyết thành sau họng. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như:
- Đau họng kéo dài, tái diễn thường xuyên.
- Khô họng, cay họng, ngứa và vướng trong cổ họng nhất là vào buổi sáng khi mới thức dậy.
- Nuốt vướng và đau.
- Có thể khàn tiếng nhẹ.
Viêm Amidan mạn tính
Viêm Amidan cấp tính không điều trị đúng cách hoặc dùng kháng sinh không đủ liều có thể tạo điều kiện cho một số vi khuẩn gây bệnh tồn tại trên amidan. Các vi khuẩn này gây bùng phát nhiều đợt viêm amidan, với các triệu chứng như:
- Đau họng kéo dài, tái diễn thường xuyên.
- Trẻ hay ốm vặt, chậm phát triển.
- Nuốt vướng, đau lên tai, hơi thở hôi.
- Khàn giọng, ngủ ngáy.
Covid – 19
Covid -19 là tên gọi của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, đây là loại virus gây bệnh có thể lây lan nhanh từ người sang người qua đường hô hấp, được phát hiện năm 2019 và nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới, đe dọa sức khỏe của cộng đồng.
Người bệnh sau khi nhiễm virus thường sẽ biểu hiện triệu chứng sau 2-14 ngày với các dấu hiệu như:
- Đau rát cổ họng.
- Sốt, mệt mỏi.
- Mất khứu giác, vị giác.
- Có thể có ho.
- Khó thở, đau tức ngực.
Biểu hiển của Covid-19 rất khác nhau tùy từng bệnh nhân, bệnh có thể không có triệu chứng gì hoặc chỉ gây đau rát cổ họng thông thường, nhưng cũng có thể gây viêm phổi suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong ở nhiều bệnh nhân.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là tình trạng viêm đường hô hấp cấp, gây ra do sức đề kháng cơ thể suy giảm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như lạnh, gió mùa, dính mưa,… khiến cho virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.
Các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như:
- Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu.
- Hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mũi.
- Đau rát cổ họng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Người bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều năm thường bị đau họng nhưng không ho. Đây là một bệnh lý tiêu hóa đặc trưng bởi tình trạng có luồng hơi, dịch dạ dày bị trào ngược một cách bất thường từ dạ dày lên thực quản và miệng họng. Dịch dạ dày có tính axit có thể gây bỏng niêm mạc họng, tạo ra những vết trợt, loét gây đau rát và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Các triệu chứng dễ dàng nhận biết của bệnh là:
- Ợ hơi, ợ chua.
- Đau tức vùng thượng vị.
- Nóng rát sau xương ức.
- Nóng rát cổ họng.
Ung thư hạ họng thanh quản
Bị đau họng nhưng không ho có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư hạ họng thanh quản, đây là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nước ta, gặp chủ yếu ở nam giới độ tuổi 40-60 tuổi, đặc biệt ở những người nghiện thuốc lá và nghiện rượu.
Một trong những triệu chứng để phát hiện bệnh là tình trạng đau họng và nuốt đau kéo dài. Ban đầu là cảm giác nuốt vướng, nhói sâu trong cổ họng, sau đau ngày càng rõ, đau nhói lên tai. Ở giai đoạn muộn người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở và khàn tiếng do ung thư đã lan vào thanh quản.
☛ Tìm hiểu thêm: Đau rát cổ họng là bệnh gì?
Bị đau họng nhưng không ho có nguy hiểm không?
Tùy vào từng nguyên nhân, bệnh lý mà tình trạng đau họng nhưng không ho có thể có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Trong trường hợp người bệnh chỉ bị cảm lạnh, hoặc các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên thì tình trạng đau họng mà bạn gặp phải không quá nguy hiểm, với người có sức đề kháng tốt bệnh thường có thể khỏi nhanh sau 7-10 ngày nếu bạn quan tâm chăm sóc cơ thể đúng cách.
Tuy nhiên trong trường hợp, đau họng kéo dài nhưng không ho thường là dấu hiệu của các bệnh lý mạn tính, nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, cụ thể là:
- Gây biến chứng nhiễm khuẩn các cơ quan lân cận như: viêm mũi xoang; viêm đường tiêu hóa; viêm thanh quản, khí quản; viêm tai giữa; viêm hạch; viêm cầu thận cấp.
- Với trẻ nhỏ có thể gây phát triển thể chất, xanh xao, gầy yếu, có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của trẻ nếu có biến chứng tai.
- Với viêm amidan mạn tính, có nguy cơ gặp biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amidan.
- Trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị ngoài gây viêm họng mạn tính, người bệnh có nguy cơ bị viêm loét thực quản, burett thực quản, thậm trí là ung thư thực quản.
- Trong trường hợp ung thư hạ họng thanh quản không được phát hiện và điều trị sớm, tế bào ung thư có thể di căn đến các cơ quan khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
☛ Tham khảo bài viết: Đau rát họng lâu ngày có nguy hiểm không?
Bị đau họng nhưng không ho khi nào cần đi khám?
Khi bị đau họng nhưng không ho bạn cần đến các cơ sở y tế để khám trong các trường hợp sau:
- Bị đau họng nhưng không ho kéo dài trên 10 ngày điều trị tại nhà không đỡ.
- Bị đau họng kèm theo nuốt đau.
- Sưng các hạch vùng cổ.
- Nuốt khó, khàn giọng, nghẹn ở cổ.
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.
- Trẻ nhỏ bị đau họng kèm sốt cao trên 38 độ.
Cách trị đau họng nhưng không ho hiệu quả
Tùy từng bệnh lý gây đau họng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh các phương pháp điều trị đặc hiệu, bạn có thể áp dụng các mẹo giảm đau rát tại nhà để giúp cổ họng mình dễ chịu hơn.
Các phương pháp điều trị đau họng nhưng không ho hiệu quả bạn có thể tham khảo là:
Mẹo giảm đau rát họng hiệu quả tại nhà
Nếu thường xuyên bị đau họng, bạn nên bỏ túi ngay cho mình các mẹo giảm đau rát họng tại nhà. Các mẹo này thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản và có tác dụng giảm đau rát họng nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng đau họng, không có khả năng điều trị dứt điểm các bệnh lý mạn tính gây đau họng.
Một số mẹo giảm đau họng hiệu quả bạn có thể tham khảo:
– Sử dụng chanh muối: nước chanh và muối đều có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng rất tốt, trong chanh cũng có nhiều vitamin C giúp làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc. Đồng thời, vị chua mặn của chanh muối không gây kích ứng niêm mạc, giúp làm dịu nhanh cảm giác đau rát.
Cách thực hiện:
- Chanh tươi thái lát, trộn cùng một ít muối trắng trong khoảng 5 phút.
- Lấy một lát chanh muối ngậm trong miệng khoảng 3 phút, nuốt nước chanh tiết ra trong quá trình ngậm.
- Mỗi lần sử dụng 3-4 lát chanh, áp dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
– Uống trà hoa cúc: với khả năng giúp thư giãn thần kinh, trà hoa cúc có tác dụng giảm dẫn truyền cảm giác đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn, đồng thời giúp giảm sưng, chống viêm, giảm khàn tiếng rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Hãm 4-5 bông hoa cúc khô (loại dùng làm trà) với 150ml nước nóng trong khoảng 15 phút.
- Có thể cho thêm vào trà 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Sử dụng trà khi còn ấm, ngáy dùng hai lần vào buổi sáng và tối.
– Xông hơi miệng họng: nhờ tác dụng của nhiệt, xông hơi giúp làm tán phong, làm ấm cơ thể, thư giãn thần kinh, giảm đau họng, và tăng tuần hoàn máu tại chỗ, đồng thời xông hơi giúp đưa các hạt nước nhỏ li ti thấm vào niêm mạc họng từ đó làm ẩm niêm mạc, giảm đua rát và thông mũi họng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nồi nước sôi còn bốc hơi, có thể sử dụng nước đun xả, chanh, bưởi,… hoặc thêm vào nước tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh điệp.
- Người bệnh ngồi hướng mặt, há miệng về phía nồi nước.
- Chùm một chiếc khăn to qua đầu và bao lấy nồi nước để tập trung được nhiều hơi nóng.
- Xông hơi đến khi nước nguội, không còn bốc hơi nóng.
- Thực hiện ngày một lần vào buổi sáng.
– Sử dụng tỏi tươi: tỏi có chứa nhiều hoạt chất Acillin có tình kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng viêm. Bên cạnh đó, vị cay nồng của tỏi làm giảm nhanh cảm giác đau rát bên trong cổ họng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 củ tỏi, bóc vỏ, đập dập.
- Cho tỏi vào một bình thủy tinh có nắp, ngâm tỏi cùng 150ml mật ong nguyên chất.
- Ngâm 7 ngày là có thể sử dụng.
- Mỗi lần sử dụng lấy 1 thìa siro tỏi pha cùng 150ml nước ấm để uống.
- Sử dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
– Uống trà gừng: gừng có vị cay tính ấm, giúp tán phong giải độc, làm ấm và giảm đau cổ họng. Đặc biệt trong gừng có chứa nhiều hoạt chất Gingerol có khả năng chống viêm và ức chế hoạt đông của virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân thường gặp gây đau họng.
Cách thực hiện:
- Chẩn bị 10g gừng tươi, rửa sạch, đập dập.
- Hãm gừng trong 150ml nước nóng trong khoảng 15 phút.
- Thêm vào trà gừng 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Sử dụng trà khi còn ấm, ngày dùng hai lần vào buổi sáng và tối.
– Súc miệng bằng nước muối ấm: đây là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng khi bị đau họng. Nước muối có khả năng sát khuẩn và làm sạch miệng họng rất tốt, đồng thời vị mặn của muối không gây kích ứng niêm mạc họng, giúp làm dịu nhanh cảm giác đau rát.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa cafe muối trắng trong 200ml nước ấm.
- Súc miệng bằng từng ngụm nước muối, chú ý ngửa cổ để nước muối vào sâu trong cổ họng.
- Súc miệng trong khoảng 15 giây thì nhổ bỏ, thực hiện cho đến khi hết nước.
- Áp dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
☛ Tham khảo bài viết: Đau rát họng ngậm gì cho nhanh khỏi?
Sử dụng thuốc tây
Trong nhiều trường hợp bị đau họng nhưng không ho việc sử dụng thuốc tây cũng là rất cần thiết. Thuốc tây thường là thuốc có tác dụng dược lý đặc hiệu, giúp điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh, giảm nhanh các triệu chứng mà người bệnh gặp phải.
Các loại thuốc tây thường được chỉ định trong trường hợp này là:
- Thuốc chống viêm: có tác dụng ức chế phản ứng viêm, giúp giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân, đặc biệt trong các trường hợp viêm mạn tính gây đau họng. Các thuốc thường dùng là Corticoid (prednisolone, prednisone, methylprednisolone,…) hoặc NSAIDs.
- Thuốc kháng sinh: kháng sinh là cần thiết trong các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn khiến người bệnh bị sốt cao. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh và hạn chế nhiễm khuẩn lan rộng. Sử dụng kháng sinh cần đúng chỉ định, đủ liều dùng, người bệnh không nên tự ý dừng kháng sinh. Các kháng sinh thường dùng là: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Clarithromyxin,…
☛ Xem thêm bài viết: Đau họng nên uống thuốc gì?
Các biện pháp điều trị dứt điểm bệnh lý gây đau họng kéo dài
Trong trường hợp đau họng kéo dài nhưng không ho do các bệnh lý mạn tính gây ra, thì điều trị dứt điểm bệnh lý nguyên nhân là cách duy nhất để chấm dứt tình trạng đau họng. Do đó, khi đi đau họng kéo dài, tái phát thường xuyên bạn cần đến các cơ sở y tế để khám, tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị một số bệnh lý gây đau họng kéo dài nhưng không ho, cụ thể là:
- Viêm họng mạn tính: điều trị các bệnh lý nguyên nhân như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan/VA, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời dùng các thuốc như: thuốc kháng viêm (Alphachymotrypsin), thuốc chống dị ứng.
- Viêm Amidan mạn tính: thường có chỉ định cắt amidan và đạt được kết quả tốt sau điều trị. Hiện nay có nhiều phương pháp cắt amidan cho kết quả cao, ít gây đau đớn và chảy máu, nên bạn không cần quá lo lắng khi thực hiện.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: được chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton để điều chỉnh lượng axit dạ dày tạo ra như Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Esomeprazole.
Lưu ý dành cho người bị đau họng nhưng không ho
Để phòng và điều trị tình trạng đau họng nhưng không ho bạn cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh miệng họng hàng ngày: sử dụng nước muối ấm, nước giấm táo hoặc các dung dịch làm sạch họng như AFree để vệ sinh miệng họng ngày ngày giúp phòng và điều trị các bệnh lý gây đau họng.
- Chế độ ăn uống đấy đủ dinh dưỡng, ưu tiên các loại đồ ăn mềm dễ nuốt, đặc biệt trong các trường hợp có nuốt đau nuốt khó.
- Ăn nhiều trái cây hàng ngày giúp bổ sung vitamin và kháng chất cho cơ thể, ưu tiên các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nên mang bên mình một bình nước nhỏ để có thể uống nước thường xuyên giữ cho cổ họng luôn ẩm, dễ chịu.
- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Không ăn uống các loại đồ ăn lạnh.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế nói to, nói nhiều, nói liên tục đặc biệt khi có khàn tiếng.
- Giữ ấm cơ thể trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên tránh bụi bẩn nấm mốc.
Xịt họng AFree giảm nhanh đau họng
Kết hợp với các phương pháp đã nêu trên,một sản phẩm trị đau rát cổ họng lâu ngày hiệu quả được rất nhiều người tin tưởng đó chính là xịt họng AFree. Sản phẩm là sự kết hợp của Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ chống oxy hóa, sát khuẩn trong đó có virus COVID-19, giúp kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa các loại bệnh đường hô hấp.
Ưu điểm nổi bật của AFree đó là có thiết kế vòi xịt dài, nên có thể xịt nhanh và sâu vào cổ họng giúp giảm đau rát ngay tức thì. Không chỉ vậy, ngay cả khi đường hô hấp của bạn khỏe mạnh bạn cũng có thể sử dụng AFree như một dung dịch vệ sinh miệng họng hàng ngày giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý đường hô hấp.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.