Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng, gây cảm giác đau nhức và khó chịu. Hiện tượng này có thể tự khỏi sau vài ngày nếu người bệnh chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khi nhiệt miệng thường xuyên xảy ra có thể báo hiệu về tình trạng cơ thể đang thiếu một số loại vitamin. Vậy bạn đã biết khi bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì chưa? Hãy đi tìm lời giải ngay nhé.
Mục lục
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Thông thường vết nhiệt ở miệng có màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval.
Các vết loét mặc dù không ảnh hưởng đến toàn thân nhưng gây đau, khó chịu, ăn uống khó. Một vài trường hợp, nhiệt miệng tái diễn làm người bệnh sụt cân, lo lắng, giảm chất lượng cuộc sống.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng
Theo quan niệm dân gian thì nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng là do nóng trong người. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, tình trạng nhiệt miệng thường do các nguyên nhân sau gây nên:
- Không may cắn vào má gây nên tổn thương, dần dần phát triển thành vết loét miệng.
- Thói quen ăn đồ cay, nóng với tần suất nhiều lần. Bởi tính cay nóng quá mức gây bỏng miệng và kích ứng tổn thương vùng niêm mạc miệng.
- Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng mạnh gây xước chảy máu, sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate.
- Thiếu hụt vitamin gây ra tình trạng miệng, môi lở loét và vi khuẩn dễ xâm nhập.
- Rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai, căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng là do thiếu chất gì?
Như đã chia sẻ ở trên, một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng đó là do thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết. Vậy cụ thể tên các chất đó là gì? Câu trả lời là:
Vitamin C
Vitamin C nổi tiếng với công dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu để bạn bị thiếu hụt vitamin C, cơ thể bạn sẽ dần suy nhược, mệt mỏi, hàng rào phòng thủ của hệ miễn dịch trở nên lỏng lẻo.
Khi sức đề kháng giảm, cơ thể không thể ngăn chặn sự tấn công của tác nhân bên ngoài. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong khoang miệng, phát triển và tấn công các tế bào lành lặn trong niêm mạc gây ra vết loét.
Chính vì vậy, người bị nhiệt miệng nên tăng cường bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Đồng thời giúp cho vết loét mau chóng lành lại hơn và hạn chế bệnh tái phát.
Vitamin B2
Vitamin B2 hay còn gọi với tên khác là Riboflavin là một loại vitamin tan trong nước. Vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển cũng như phục hồi các mô của cơ thể gồm: da, màng nhầy, mô liên kết, hệ thống miễn dịch và thần kinh.
Tình trạng thiếu hụt vitamin B2 có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng (nhiệt miệng, đau răng, viêm lợi), với những biểu hiện như là chán ăn, ăn không ngon miệng.
Với người bị nhiệt miệng, nếu cơ thể bị thiếu vitamin B2 sẽ khiến cho tình trạng lở loét miệng, nhiệt miệng thêm nặng hơn. Do đó, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2 chữa nhiệt miệng là một cách hiệu quả được rất nhiều người áp dụng.
Vitamin PP
Vitamin PP hay còn được gọi với cái tên là vitamin B3. Nó đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tổng hợp hoặc chuyển hoá các chất như carbohydrate, protein, acid béo, glucid từ thực phẩm thành năng lượng.
Vì vậy, cơ thể thiếu vitamin PP dễ rơi vào tình trạng suy nhược, dễ viêm da, viêm lưỡi, đặc biệt là nhiệt miệng. Ở mức độ nặng hơn thì có thể bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần,…
Vitamin B7
Vitamin B7 là một loại vitamin tan trong nước, có nhiều vai trò đối với hoạt động sinh lý của cơ thể. Vitamin này cần thiết cho sự phát triển của tế bào, sản xuất acid béo và sự trao đổi chất của các acid amin…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin B7 có thể dẫn đến tác động xấu trên nhiều bộ phận cơ thể. Đặc biệt, những người bị thiếu hụt vitamin B7 sẽ làm cho các vết loét gần hoặc quanh miệng thêm đau nhức và tình trạng viêm trầm trọng hơn theo thời gian.
Vitamin B12
Các nghiên cứu cho thấy, một phần nguyên nhân gây ra nhiệt miệng trên nhiều bệnh nhân là do thiếu hụt vitamin B12, còn được gọi là cobalamin. Bình thường mức vitamin B12 trong máu dao động khoảng 200 – 500 pg/ml (người lớn).
Khi cơ thể bạn thiếu vitamin B12 so với mức cần thiết thì sẽ có nhiều biểu hiện như: da nhợt nhạt hoặc vàng da, chóng mặt, viêm lưỡi và loét miệng… Chính vì vậy, khi mắc nhiệt miệng bạn cần bổ sung thêm vitamin B12.
Thiếu kẽm
Thiếu hụt kẽm cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra nhiệt miệng. Bởi kẽm là một loại khoáng chất vi lượng quan trọng của cơ thể, nó có vai trò tổng hợp collagen, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Khi thiếu kẽm, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như: loét miệng, răng kém sáng bóng, rụng tóc, móng giòn, dễ gãy, có đốm trắng, xương yếu…
Xem thêm: Thường xuyên bị nhiệt miệng là bệnh gì?
Bổ sung vitamin chữa nhiệt miệng bằng cách nào?
Khi đã biết được nhiệt miệng do thiếu vitamin gì rồi thì việc bạn cần phải làm tiếp theo đó chính là có kế hoạch để bổ sung kịp thời. Bạn có thể tham khảo các cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết khi bị nhiệt miệng dưới đây:
Bổ sung vitamin thông qua thực đơn hằng ngày
Bổ sung vitamin bị thiếu hụt thông qua những bữa ăn hằng ngày là cách đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng và có lợi ích lâu dài nhất. Chúng không chỉ giúp bạn làm lành vết loét, giảm tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại mà còn cực kỳ có ích cho sức khỏe.
Bạn có thể nạp thêm vitamin còn thiếu thông qua những loại thực phẩm như:
- Vitamin C: có nhiều trong các loại trái cây mọng nước như cam, bưởi, kiwi, đu đủ, dâu tây, dứa… Ngoài ra còn có nhiều trong các loại rau củ như ớt chuông, súp lơ xanh, cải xoăn…
- Vitamin B2: có hàm lượng cao trong các loại thịt, cá, trứng… Không chỉ vậy còn có nhiều ở các loại hạt như hạnh nhân, hạt mè, yến mạch… và rau bina, súp lơ xanh, nấm, pho mát, sữa chua,…
- Vitamin B3: Các loại cá như cá ngừ, cá cơm, cá hồi… thường có hàm lượng vitamin B3 cao, trung bình từ 15-30mg/ 100g cá. Ngoài ra, các loại thịt gà, thịt bò và củ quả như lạc, quả bơ, đậu hà Lan, khoai tây… cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho ai muốn bổ sung thêm loại vitamin này.
- Vitamin B7: thường có trong cà rốt, ngũ cốc, quả óc chó, rau chân vịt, thịt, bánh mì, trứng, đậu nành… Đặc biệt có hàm lượng cao trong các loại cá nước lạnh như cá trích, cá mòi, cá ngừ…
- Vitamin B12: được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và sữa… Tuy nhiên, nó cũng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm từ thực vật chẳng hạn như một số loại bánh mì và sữa thực vật.
Bổ sung vitamin thông qua thực phẩm chức năng
Mặc dù việc bổ sung vitamin bị thiếu hụt thông qua ăn uống là cách rất lành mạnh và có tác dụng lâu dài, tích cực. Tuy nhiên, lượng vitamin trong thực phẩm thường nhỏ và rất dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến và không phải cơ thể ai cũng có khả năng hấp thu được hết vitamin trong thực đơn ăn uống.
Trong trường hợp đó, bạn có thể bổ sung vitamin thông qua các sản phẩm thực phẩm chức năng, các loại vitamin tổng hợp. Nếu như bạn bị thiếu vitamin thì bạn có thể bổ sung được bằng cách uống các loại viên bổ sung vitamin có bán tại các nhà thuốc. Viên thuốc uống có thể ở dạng viên nén, sủi, dạng viên hoặc ở dạng siro.
Một số loại sản phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin được đông đảo người tin dùng mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Vitamin C: Vitamin C 1000mg Kirkland 500 viên của Mỹ, viên uống DHC 120 viên 60 ngày của Nhật, Blackmores Vitamin C 500mg Cold Relief…
- Vitamin B2: Viên uống F1-Care Complex, Nature’s Own 100 mg Vitamin B2,…
- Vitamin B3: Traphaco Vitamin PP 50mg, Vitamin PP Puritan’s Pride Niacin 100mg…
- Vitamin B7: Biotin 21st Century Bổ Sung Vitamin B7, Natrol Biotin 10000 Mcg (Mỹ)…
- Vitamin B12: Nature Made Vitamin B12 1000 mcg hộp 400 viên (Mỹ), Vitamin B12 5000 mcg Kirkland 300 viên (Mỹ)…
Một số giải pháp hiệu quả khác cho người bị nhiệt miệng
Bên cạnh cách bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể thì bạn cũng có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây để giúp các vết nhiệt miệng mau khỏi hơn.
Súc miệng bằng nước muối loãng
Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Không chỉ vậy muối lại dễ pha chế và dễ mua, bạn có thể tìm mua những chai nước muối pha sẵn ở các nhà thuốc.
Nếu không, bạn có thể thực hiện pha nhanh theo các bước sau:
- Lấy một đến hai thìa cà phê muối tinh vào ly nước lọc, có thể cho thêm 2 muỗng nước ép nha đam rồi khuấy đều cho muối tan hết.
- Ngậm một ngụm trong miệng khoảng 10s, lặp lại vài lần, ngậm cuối cùng có thể ngửa cổ lên cao vừa phải để súc vùng cổ, không được nuốt.
- Thực hiện ngày 2 – 3 lần bạn sẽ thấy hiệu quả cực kỳ nhanh chóng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Các loại nước súc miệng chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất
Uống nước bột sắn
Trong y học cổ truyền sắn dây còn có tên gọi là cát căn. Loại củ quen thuộc này có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng…
Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ sung bột sắn dây là một trong những cách giúp trị bệnh rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội. Cách này thường giúp điều trị tận gốc không tái phát trở lại.
Uống nước rau diếp cá
Diếp cá là một loại cây phổ biến trong đời sống hằng ngày bởi có nhiều công dụng trong nấu ăn cũng như trong điều trị một số bệnh trong đó có nhiệt miệng.
Do diếp cá có vị cay, hơi lạnh, tác dụng tốt trong thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra trong diếp cá còn chứa nhiều alkaloid và flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, công dụng rất tốt trong điều trị vết loét miệng.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 100g diếp cá, rửa sạch, bỏ phần cuống già.
- Đem giã nhuyễn hoặc xay sinh tố thành hỗn hợp sệt.
- Lọc lấy nước rồi uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp những triệu chứng của nhiệt miệng nhanh chóng được đẩy lùi.
Bôi mật ong làm dịu nhiệt miệng
Mật ong chữa nhiệt miệng cũng là một phương pháp hữu ích mà bạn nên sử dụng. Bởi mật ong có tính chất kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.
Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi lên tổn thương nhiệt miệng lở miệng và để vậy khoảng vài giờ thì súc miệng lại. Bạn nên chọn mua loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý nhiều để đạt hiệu quả chữa lành vết thương tốt hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách giảm đau khi bị nhiệt miệng
Dùng thuốc chữa nhiệt miệng
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng được bày bán trên thị trường với các dạng bào chế khác nhau như mỡ, kem, uống, xịt, thuốc súc miệng… Nhìn chung chúng đều chứa thành phần chống viêm corticoid là triamcinolon, betamethason… có tác dụng giảm triệu chứng đau, hàn gắn sớm thương tổn.
Nếu bạn chưa biết nhiệt miệng nên bôi gì thì hãy tham khảo ngay một số cái tên như: thuốc nhiệt miệng PV, Oracortia, Kamistad-Gel,…
Xem thêm: Review các loại thuốc bôi nhiệt miệng
Sử dụng xịt họng AFree
Bên cạnh cách bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể hoặc dùng thuốc bôi thì bạn cũng có thể sử dụng xịt họng AFree để chữa nhiệt miệng. Sản phẩm do TS.BS Hoàng Xuân Ba cùng cộng sự xây dựng dựa trên nguyên lý sự kết hợp công dụng 2 hợp chất Kẽm iod (ZnI2) và Dimethyl sulfoxide (DMSO).
Ngoài công dụng giảm nhiệt miệng thì AFree còn có ưu điểm nổi bật trong việc chống viêm nhiễm, giảm ho, sưng viêm, phòng ngừa bệnh đường hô hấp.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn
- Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ vào vị trí thích hợp trong khoang miệng, ấn nhẹ từ 2-3 nhịp. Với bệnh nhiệt miệng, hướng thẳng đầu vòi phun sương vào các nốt nhiệt và ấn nhẹ dứt khoát để dung dịch đi tới vị trí mong muốn.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị nhiệt miệng là thiếu chất gì và cách bổ sung hiệu quả. Khi bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt, tuỳ vào tình trạng cơ thể và mức độ mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp. Chúc các bạn áp dụng thành công.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc