Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Nếu cha mẹ chủ quan, không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ, đồng thời đề xuất cách phòng ngừa các bệnh về hô hấp cho bé.
Mục lục
Biểu hiện các bệnh đường hô hấp ở trẻ em
Hệ hô hấp là cơ quan có nhiệm vụ trao đổi khí trên toàn bộ cơ thể. Hệ hô hấp được chia thành hệ hô hấp trên (gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản) và hệ hô hấp dưới (gồm khí quản, phế quản, phế nang, phổi). Do chức năng trao đổi khí với môi trường nên hệ hô hấp thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài
Bệnh đường hô hấp bao gồm các bệnh lý liên quan đến các bộ phận của đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh thường phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất. Theo thống kê, một đứa trẻ bình thường mắc các bệnh về đường hô hấp từ 5 – 7 lần trong 1 năm.
Bệnh hô hấp ở trẻ có đặc trưng là thời gian ủ bệnh ngắn, các dấu hiệu của bệnh thường là các triệu chứng cấp tính, biểu hiện rầm rộ và dễ nhận biết như:
- Sốt cao, thường sốt theo cơn, thân nhiệt nằm trong khoảng 39 – 40 độ C. Do sốt cao nên trẻ có thể xuất hiện tình trạng co giật.
- Hắt hơi, sổ mũi, dịch mũi nhiều, thường trong và không có mùi hôi.
- Đau rát họng, ho, niêm mạc vòm họng sưng đỏ.
- Trẻ chán ăn, thể trạng mệt mỏi, trẻ nhỏ bỏ bú, quấy khóc.
- Ngoài ra, bệnh có một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như khó thở, thở rít, thở khò khè,…
Top 10 bệnh về đường hô hấp ở trẻ em thường gặp nhất
Cúm
Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Bệnh có khả năng lây lan cao thông qua đường hô hấp. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và có khả năng hồi phục sau 2 – 7 ngày.
Tuy nhiên, trẻ em có sức đề kháng còn yếu, nên bệnh có thể diễn biến phức tạp, gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi,… Trẻ em khi bị cúm thường sốt cao hơn và các triệu chứng tiêu hoá cũng thường nặng hơn so với người lớn.
Bệnh cảm cúm hầu hết chỉ cần điều trị triệu chứng kết hợp với sử dụng các thuốc kháng virus như oseltamivir. Nguyên nhân gây cúm là virus nên hầu như kháng sinh sẽ không được sử dụng trong việc điều trị cúm. Kháng sinh chỉ được sử dụng nhằm đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát trong các trường hợp cúm nặng và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong các bệnh do virus gây ra và thường gặp ở trẻ nhỏ. Trung bình một năm, trẻ bị cảm lạnh khoảng 10 lần và đến lứa tuổi thanh thiếu niên thì là từ 2 đến 4 lần/năm. Có khoảng hơn 200 loại virus gây bệnh cảm lạnh.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây cảm lạnh là rhinovirus. Virus này thường gây hại cho xoang, họng, tai và phế quản của trẻ. Do đó, dấu hiệu của bệnh thường là ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi. Cảm lạnh ít nghiêm trọng và ít nguy cơ dẫn đến viêm phổi thứ phát.
Tương tự như cúm, tác nhân gây bệnh là virus nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Đa số các trường hợp trẻ bị cảm lạnh chỉ cần điều trị triệu chứng kết hợp với chăm sóc, bệnh sẽ khỏi sau khoảng vài ngày. Việc sử dụng thuốc cho trẻ cần theo tư vấn của bác sĩ, hạn chế tự ý cho trẻ sử dụng các thuốc cảm không kê đơn, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
☛ Xem thêm: Tổng quan về viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Viêm họng
Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị sưng, phù nề. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng ở trẻ như: thời tiết thay đổi, khói bụi và do nhiễm khuẩn virus, vi khuẩn và nấm. Trong đó, nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh ở trẻ.
Trẻ em khi bị viêm họng thường kèm ho, sốt nên để điều trị bệnh có thể sử dụng thuốc ho, hạ sốt. Bệnh cạnh đó, khoảng 10% bệnh do vi khuẩn gây ra nên trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc chống viêm, kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
Viêm mũi dị ứng
Khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ bắt đầu bằng hắt hơi liên tục, ngứa mũi, sổ mũi, nhiều dịch mũi (đa số là dịch trong, loãng).
Đúng như tên gọi, tác nhân gây bệnh là do cơ chế dị ứng. Khi có một tác nhân kích thích niêm mạc hoặc một tác nhân dị ứng tấn công hệ miễn dịch, niêm mạc sẽ bị sưng lên, tiết nhiều chất nhầy, gây ra nghẹt mũi.
Việc điều trị viêm mũi dị ứng tuỳ thuộc vào tình trạng của trẻ, độ tuổi và cân nặng. Các loại thuốc dạng xịt chứa corticoid là loại thuốc chính được sử dụng. Bệnh sẽ khỏi sau 3-5 ngày điều trị khi đã loại bỏ được tác nhân gây dị ứng. Nếu sau khoảng thời gian trên bệnh không giảm, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Viêm amidan cấp
Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng gồm những tế bào lympho có chức năng bảo vệ cơ thể, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi vi khuẩn tấn công mạnh mẽ và vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng amidan bị sưng đỏ. Đây là biểu hiện rõ rệt và đặc trưng của viêm amidan cấp. Viêm amidan cấp chiếm tỷ lệ cao ở trẻ và thường do vi khuẩn gây ra.
Điều trị viêm amidan cấp tính ở trẻ chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng. Chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc bị đe dọa biến chứng. Việc vệ sinh sạch vẽ, chăm sóc và nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
Viêm VA
Viêm VA là một bệnh nằm trong nhóm bệnh liên quan đến tai, mũi, họng. VA là các tế bào lympho, có chức năng tương tự như amidan nhưng nằm ở vòm mũi họng. Khi bị viêm VA, tổ chức này sẽ sưng lên (hay còn gọi là sùi vòm họng) gây cản trở tới việc trao đổi khí. VA phát triển và hoàn thiện cho đến khi trẻ lên 6 tuổi. Do đó, viêm VA gặp chủ yếu ở trẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 7 tuổi.
Viêm VA thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc). Thuốc được sử dụng là các thuốc chống viêm, dị ứng và thuốc kháng sinh. Nếu trẻ thường xuyên bị VA, trẻ có triệu chứng khó thở, bác sĩ có thể cân nhắc đến phẫu thuật nạo VA cho bé.
Viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm thanh khí phế quản cấp hay còn gọi là croup là bệnh do virus gây ra. Khí phế quản và thanh quản bị sưng, cản trở không khí vào phổi tạo ra các tiếng rít khi thở sâu. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 4 tuổi và có các triệu chứng đặc trưng là ho khan, suy hô hấp.
Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp thường được điều trị bằng cách cho bé nghỉ ngơi kết hợp truyền dịch và dùng các thuốc chống viêm, giảm đau.
Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh về phổi và có thể tiến triển nhanh và nặng nếu không được điều trị sớm. Nguyên nhân khiến bé lên cơn hen suyễn là bụi bẩn, phấn hoa hoặc các chất dị ứng như thực phẩm, lông động vật.
Bệnh hen suyễn có khả năng làm tăng nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi, khiến cho trẻ phải nhập viện. Khi trẻ có các biểu hiện sau bạn nên cho con đi khám sớm:
- Ho nhiều, nhất là khi vận động
- Thở hụt hơi, thở gấp
- Thở khò khè, thở rít
- Trẻ hay bị viêm phế quản
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý nhiễm virus cấp tính của đường hô hấp dưới ở trẻ dưới 24 tháng. Thống kê tại Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 40 – 50% nguyên nhân trẻ em nhập viện điều trị tại khoa hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus hợp bào đường hô hấp (RSV), Rhinovirus, virus á cúm type 3. Virus lan từ đường hô hấp trên xuống tiểu phế quản, gây viêm, hoại tử mô. Các tế bào bị sưng, phù nề, tăng tiết dịch dẫn đến tắc nghẽn đường thở.
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng suy hô hấp, thở khò khè và có rales nổ. Các dấu hiệu suy hô hấp bao gồm tím, rút lõm lồng ngực mạnh và thở khò khè.
Đôi khi, bệnh hen suyễn và viêm phế quản có thể bị nhầm lẫn với nhau nên khi bé có triệu chứng, bạn hãy đưa bé đi khám sớm để xác định đúng bệnh. Đánh giá lâm sàng kết hợp với đo SpO2, chụp X-quang ngực, và test nhanh RSV để chẩn đoán chính xác viêm tiểu phế quản. Việc điều trị viêm phế quản thường tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng.
Viêm phổi
Viêm phổi là một căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn, virus nằm trong phổi, sinh sôi và phát triển tạo nên các ổ nhiễm trùng. Viêm phổi ở trẻ thường khởi đầu bằng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp). Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng.
Viêm phổi là căn bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu trẻ có một vài trong các triệu chứng như ho kèm đau ngực, sốt, thở nhanh, thở gắng sức thì nhiều khả năng trẻ đã bị viêm phổi. Khi thấy trẻ có các triệu chứng như trên cha mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, và điều trị kháng sinh kịp thời.
☛ Có thể bạn muốn biết: Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em – Những điều cha mẹ nên biết
Các bệnh đường hô hấp có nguy hiểm không?
Nhìn chung, các bệnh đường hô hấp là các bệnh thường gặp, không gây ra nhiều biến thường, dễ nhận biết và điều trị khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, không điều trị sớm cho bé dẫn đến bệnh tiến triển nặng dẫn đến hiện tượng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy tim, suy hô hấp,…
Trẻ nhỏ có hệ thống đề kháng còn yếu, chưa hoàn chỉnh nên cha mẹ cần phải lưu ý hơn. Khi trẻ có dấu hiệu như sốt cao, khó thở, bỏ ăn, điều trị từ 3-5 ngày mà bệnh không giảm thì bạn nên cho bé đi khám để được tư vấn điều trị hợp lý.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm đường hô hấp trên có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Cách phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ em
Đối với các bệnh hô hấp, điều quan trọng nhất là phòng bệnh cho trẻ hàng ngày. Ba mẹ chú ý dạy bé các cách phòng tránh bệnh, bảo vệ bản thân.
Cải thiện môi trường sống
Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến bầu không khí bé hít vào mỗi ngày. Vì vậy cải thiện môi trường sống là cách phòng bệnh hiệu quả. Bạn có thể thực hiện một số cách để cải thiện không gian xung quanh như:
- Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa; hạn chế bụi bẩn, nấm mốc tích tụ và phát tán…
- Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nhà phù hợp.
- Bạn có thể trang bị máy lọc không khí trong nhà để hạn chế khói bụi, vi khuẩn…
- Có biện pháp giữ ấm cho trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi, trở lạnh. Ba mẹ nên giữ ấm đường thở cho bé trong mùa đông bằng các biện pháp: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũ kín tai, ăn uống đồ nóng, ấm…
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Trẻ có sức khỏe tốt sẽ chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn. Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cho trẻ phát triển toàn diện, nâng cao thể trạng. Các chuyên gia khuyến cáo với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn để có khả năng phòng bệnh tốt nhất.
Với bé ở độ tuổi lớn hơn, mẹ nên cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh các bữa chính, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các bữa phụ từ cá loại trái cây như cam, đu đủ, bơ,… Mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu khoáng kẽm trong bữa chính của bé như hải sản, thịt bò, các loại nấm, rau chân vịt, đậu,…
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non nớt nên ba mẹ có thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách:
- Tiêm các loại vacxin: Ngoài các loại vacxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, có một số loại mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp như vacxin phòng cúm mỗi năm một lần, vacxin phế cầu phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, nhất là viêm phổi.
- Tập thể dục đều đặn, hàng ngày giúp bé phát triển tốt, nâng cao sức khỏe.
- Tuy chưa có báo cáo nào cho thấy các loại vitamin có thể điều trị các bệnh hô hấp nhưng bổ sung đầy đủ vitamin cho thấy trẻ ít mắc bệnh nói chung trong đó có các bệnh về hô hấp. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bố sung cho con các loại vitamin một cách phù hợp.
- Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ, thường xuyên. Dạy cho bé cách giữ bản thân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ẩm mốc.
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc kháng sinh đường hô hấp cho trẻ em và nguyên tắc sử dụng
Dung dịch xịt họng AFree – sản phẩm bảo vệ đường hô hấp của trẻ
Vệ sinh sạch sẽ cổ họng là điều cần thiết giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật có hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn Dung dịch Xịt họng AFree giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm các bệnh đường hô hấp do virus và vi khuẩn. Đây là một sản phẩm đến từ Công ty Dược phẩm Thái Minh, một công ty dược phẩm đã có nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tiếng như Khương Thảo Đan, Tràng Phục Linh, Bình Vị Thái Minh, Vương Bảo…
Sản phẩm Xịt họng AFree được bào chế dựa trên ứng dụng kẽm iod được nano hóa trong dung môi hữu cơ để diệt khuẩn. Theo nguyên cứu này, kẽm iod nano hóa có tác dụng hiệu quả trên bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, nấm, lao… Sản phẩm có những công dụng ưu Việt như:
- Phòng bệnh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu nhẹ triệu chứng viêm và đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho mạn tính lâu ngày
Cách sử dụng xịt họng AFree rất đơn giản như sau:
- Khi gặp các bệnh đường hô hấp thông thường như viêm họng, ngứa họng, đau rát họng, nhiều đờm, ho tức ngực bạn xịt họng ngày 4 – 6 lần, mỗi lần 5 – 6 nhịp.
- Khi các bệnh đường hô hấp tăng nặng, bạn có thể xịt 15 lần/ngày để sản phẩm đạt tác dụng trị bệnh tốt nhất.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể pha dung dịch thuốc với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng mỗi ngày, mỗi lần 25 – 30ml.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên toàn quốc
Lời kết
Các bệnh hô hấp ở trẻ thường dễ phát hiện và không khó phòng ngừa nếu ba mẹ đã tìm hiểu về tác nhân gây bệnh và các triệu chứng bệnh. Hi vọng bài viết trên cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn cùng con có các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bé.