Nhiệt miệng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi. Nhiều người còn hay bị nhiệt tái tới tái lui mà không biết làm sao để trị dứt điểm. Tuy nhiên, nhiệt miệng không phải cũng giống ai bởi có tới 3 thể nhiệt miệng khác nhau. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết mình bị nhiệt miệng loại nào, hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Nhiệt miệng là gì?
- 2. Có mấy loại nhiệt miệng? Cách phân biệt
- 3. Hình ảnh nhận biết từng loại nhiệt miệng
- 4. Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
- 5. Chẩn đoán nhiệt miệng bằng cách nào
- 6. Các phương pháp điều trị nhiệt miệng
- 7. Lưu ý để đẩy lùi chứng nhiệt miệng hiệu quả
- 8. Xịt họng AFree – “cứu tinh” giúp bạn đẩy lùi nhiệt miệng nhanh chóng
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng, loét miệng) là dạng loét miệng thường gặp nhất, đặc trưng bởi các vết loét hình tròn, hình trứng trên niêm mạc miệng thường xuyên tái phát nhiều lần. Bệnh tuy lành tính, không có khả năng lây lan nhưng nếu tình trạng nhiệt miệng nặng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp hoặc thậm chí luôn cảm thấy đau ngay cả khi không làm gì.
Do căn nguyên bệnh sinh chưa rõ ràng nên việc điều trị nhiệt miệng chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm giảm đau, chống viêm, thúc đẩy quá trình làm lành nhanh niêm mạc miệng, kết hợp với mục tiêu ngăn ngừa bội nhiễm và phòng bệnh tái phát.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh nhiệt miệng ở người lớn là gì?
Có mấy loại nhiệt miệng? Cách phân biệt
Về mặt lâm sàng, nhiệt miệng được chia thành ba loại, bao gồm nhiệt miệng thể nhỏ, nhiệt miệng thể lớn và nhiệt miệng thể herpes.
Nhiệt miệng thể nhỏ
Đây là loại phổ biến nhất, chiếm tới 85% các trường hợp nhiệt miệng. Nhiệt miệng thể nhỏ xảy ra ở niêm mạc không sừng hóa phía trước miệng bao gồm môi, má trong và hai bên lưỡi. Các vết loét trong nhiệt miệng thể nhỏ có đường kính từ 3mm đến 10 mm. Tổn thương thường bắt đầu từ một nốt ban đỏ kèm theo cảm giác nóng xót hoặc châm chích trong vài giờ đến 1-2 ngày. Sau đó, vết loét xuất hiện và được bao phủ bởi một lớp giả mạc xơ màu trắng vàng. Nó có thể tự lành sau 7-14 ngày mà không để lại sẹo. Mặc dù tổn thương do nhiệt miệng thể nhỏ gây ra không lớn, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị đau ít hơn!
Nhiệt miệng thể lớn
Nhiệt miệng thể lớn ít phổ biến hơn, chiếm khoảng 10% các trường hợp. Các vết loét chủ yếu xuất hiện trên môi, vòm miệng mềm và hạch amidan. Thông thường, dạng nhiệt miệng này chỉ xuất hiện sau tuổi dậy thì. So với nhiệt miệng thể nhỏ, vết loét của nhiệt miệng thể lớn nhiều hơn, sâu hơn và lớn hơn (có đường kính từ 1 cm đến 3 cm). Do đó, chúng cũng cần một thời gian dài hơn để chữa lành, thông thường mất khoảng 2-6 tuần, tuy nhiên, vẫn có nguy cơ để lại sẹo.
Nhiệt miệng thể Herpes
Nhiệt miệng dạng herpes (triệu chứng giống nhưng không liên quan đến herpesvirus) là loại ít phổ biến nhất, chỉ chiếm 5% các trường hợp. Dạng nhiệt miệng này khởi phát muộn hơn hai dạng trước, chúng thường xuất hiện từ tuổi trưởng thành và có xu hướng phổ biến hơn ở nữ giới. Nhiệt miệng herpes gây tổn thương miệng nhiều nhất và cũng tái phát thường xuyên nhất. Các vết loét miệng có đường kính từ 1-3mm, chúng thường liên kết lại thành các đám loét lớn trên một nền ban đỏ. Phải mất 2 đến 4 tuần, các nốt nhiệt miệng herpes mới có thể lành, chúng có thể để lại sẹo, đặc biệt là ở các vết loét liên kết lại.
Nhiệt miệng thể herpes có thể bị nhầm lẫn với tổn thương do nhiễm virus herpes simplex loại 1 (HSV-1). Tuy nhiên, tổn thương của nhiệt miệng thể lớn thường thấy trên niêm mạc miệng không bị sừng hóa bao gồm sàn miệng và bề mặt bụng của lưỡi, trong khi tổn thương do virus herpes HSV-1 thường xuất hiện trên niêm mạc miệng bị sừng hóa như nướu và vòm miệng cứng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Biểu hiện của nhiệt miệng và cách chữa trị hiệu quả
Hình ảnh nhận biết từng loại nhiệt miệng
Nhiệt miệng thể nhỏ
Nhiệt miệng thể lớn
Nhiệt miệng thể herpes
☛ Tham khảo thêm tại: Hình ảnh chi tiết về bệnh nhiệt miệng
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Cho đến nay, căn nguyên bệnh sinh của chứng nhiệt miệng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, những rối loạn chức năng của hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch mắc phải đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác có thể kích hoạt hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển của loét miệng bao gồm:
- Khuynh hướng di truyền: số bệnh nhân có tiền sử gia đình dương tính với nhiệt miệng chiếm tới 46% các trường hợp nhiệt miệng. Chưa hết, những bệnh nhân này còn bị tái phát chứng nhiệt miệng thường xuyên hơn và diễn biến nặng hơn so với những bệnh nhân khác.
- Nhiễm trùng: vi khuẩn H.pylori, virus herpes có thể là những yếu tố tiềm ẩn làm thay đổi phản ứng miễn dịch và sau đó làm khởi phát chứng nhiệt miệng tái phát ở những đối tượng dễ mắc bệnh.
- Chấn thương cơ học: chẳng hạn tổn thương từ vết cắn, răng giả, chải răng quá mạnh hay tổn thương do nhiệt hoặc hóa chất có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm tình trạng này. Đặc biệt là Natri lauryl sulfat – một chất hoạt động bề mặt có trong nhiều loại kem đánh răng có thể gây kích ứng và ảnh hưởng nếu bạn đang nhiệt miệng.
- Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất: các báo cáo đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt sắt, kẽm, axit folic và vitamin B12 làm gia tăng đáng kể nguy cơ nhiệt miệng.
- Thay đổi nội tiết tố: sự mất cân bằng hormone cũng là yếu tố có liên quan với chứng nhiệt miệng. Đối với những chị em có tiền sử nhiệt miệng, trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh, họ dễ bị tái phát, ngược lại, khi mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai, chứng nhiệt miệng lại thường thuyên giảm rõ rệt. Điều này cho thấy vai trò không thể phủ định của mất cân bằng nội tiết tố trong sự phát triển của nhiệt miệng.
- Căng thẳng: căng thẳng cũng được coi là một trong các yếu tố kích hoạt những đợt cấp của nhiệt miệng. Nguyên nhân là do căng thẳng có thể gây ra rối loạn chức năng miễn dịch, từ đó gián tiếp gây khởi phát chứng nhiệt miệng.
- Một số bệnh lý: bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn miễn dịch, đặc biệt là bệnh Behcet, bệnh viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng), bệnh Celiac và bệnh suy giảm miễn dịch (HIV) rất dễ bị nhiệt miệng thường xuyên.
☛ Tìm hiểu tại: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Chẩn đoán nhiệt miệng bằng cách nào
Chẩn đoán chính xác nhiệt miệng là điều cần thiết để quản lý hiệu quả tình trạng này. Để chẩn đoán, bác sĩ luôn căn cứ trên cả biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Điều quan trọng là họ sẽ xác định xem tình trạng nhiệt miệng của bạn có liên quan đến các nguyên nhân bệnh lý khác không để đề xuất phương pháp điều trị cần thiết một cách kịp thời (ví dụ: bệnh Behcet, bệnh Celiac, bệnh viêm ruột, suy giảm miễn dịch HIV – những bệnh này thường biểu hiện ra các triệu chứng và dấu hiệu toàn thân khác ngoài nhiệt miệng).
Với các trường hợp nhiệt miệng được nghi ngờ là liên quan đến các bệnh phức tạp khác, ngoài khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác, chẳng hạn như xét nghiệm máu, sinh thiết, …
Các phương pháp điều trị nhiệt miệng
Mục tiêu khi điều trị nhiệt miệng là giảm triệu chứng loét, thúc đẩy làm lành tổn thương kết hợp với ngăn ngừa các yếu tố có thể gây khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Điều này yêu cầu bệnh nhân thực hiện tích cực các biện pháp không dùng thuốc và kết hợp cả thuốc khi cần thiết.
Biện pháp chung
Các biện pháp không dùng thuốc dưới đây hữu ích với tất cả các loại nhiệt miệng, chúng bao gồm:
Vệ sinh răng miệng
Điều quan trọng là bạn phải giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát, đồng thời cũng cần chú ý thực hiện vệ sinh một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương thêm các nốt nhiệt. Bàn chải đánh răng nên chọn loại đầu chải mềm. Bên cạnh đó, nước súc miệng cũng rất cần thiết để ngăn ngừa tối đa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm. Với nước súc miệng, bạn nên chọn loại không chứa cồn để giảm nguy cơ kích ứng.
Tránh các yếu tố làm trầm trọng thêm
Chú ý tránh các thói quen xấu hoặc các loại thực phẩm cứng có thể gây tổn thương niêm mạc miệng, ví dụ như thói quen cắn má hoặc môi. Nếu có thể, bạn hãy tạm thời dừng một số phương pháp chỉnh nha như niềng răng nếu dụng cụ chỉnh nha này có chất liệu cứng và sắc.
Giảm căng thẳng tâm lý
Như đã biết, căng thẳng là một yếu tố quan trọng có thể gây khởi phát nhiệt miệng, do dó, bệnh nhân cần cố gắng điều chỉnh tâm trí để tránh xa tình trạng này. Bạn có thể dành thời gian cho một số hoạt động thể lực như yoga, đạp xe, đi bộ, hoặc đơn giản nhất là nghỉ ngơi, tán gẫu với bạn bè, chắc hắn tâm lý bạn sẽ bớt căng thẳng và thư giãn hơn rất nhiều đấy!
Thuốc Tây y
Tùy vào tình trạng và mức độ nặng của các vết loét, bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân sử dụng một số thuốc Tây y khi cần thiết:
Corticosteroid
- Nếu nhiệt miệng thể nhỏ với các vết loét nhẹ, bạn có thể được chỉ định thuốc bôi mỡ corticosteroid (Clobetasol 0,05% hoặc Triamcinolone acetonide 0,1%) để giảm đau và chống viêm. Khi sử dụng, bệnh nhân nên bôi lớp mỏng lên miệng vết loét, thuốc sẽ phát huy hiệu quả hơn nếu bạn làm khô niêm mạc miệng bằng gạc y tế trước khi bôi. Chú ý không súc miệng cũng như tránh ăn uống ít nhất 30 phút sau khi bôi thuốc.
- Nếu nhiệt miệng thể lớn và triệu chứng loét ở miệng nghiêm trọng, bột corticosteroid xịt tại chỗ (beclomethasone dipropionate) có thể được chỉ định.
- Đối với nhiệt miệng herpes nặng với những vùng loét rộng, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng prednisolon toàn thân với thuốc dạng viên uống (40 mg prednisolon một lần mỗi ngày trong 5 ngày đầu, sau đó là 10–20 mg prednisolon một lần mỗi ngày trong 7–10 ngày tiếp theo).
Thuốc bôi bảo vệ niêm mạc
Thuốc bôi Sucralfate chứa polysaccharide sulfate phức với nhôm hydroxit có thể giúp bảo vệ và thúc đẩy làm lành niêm mạc miệng. Cách thức hoạt động của thuốc là hình thành một lớp màng bảo vệ ở đáy vết loét, giúp giảm đau và rút ngắn thời gian chữa lành.
Thuốc bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết
Nếu bệnh nhân mắc nhiệt miệng có ghi nhận tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng (ví dụ: vitamin B12, folate, sắt, kẽm), bạn có thể được yêu cầu bổ sung các vitamin và khoáng chất này thông qua một số thuốc hoặc sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều này giúp bạn nâng cao miễn dịch và giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất của chứng nhiệt miệng
☛ Xem thêm: Bật mí 8 cách làm giảm đau nhiệt miệng tại nhà đơn giản
Lưu ý để đẩy lùi chứng nhiệt miệng hiệu quả
Để điều trị nhiệt miệng mau khỏi, cũng như phòng tránh bệnh thường xuyên tái phát, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Luôn duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đặc biệt là các vị trí loét, đây là mấu chốt để rút ngắn thời gian chữa lành nhiệt miệng.
- Bạn nên hạn chế tối đa những đồ ăn cay nóng, mặn, chua trong thời gian điều trị để tránh bị đau xót và kích ứng vết loét.
- Tránh việc làm việc quá sức và mất ngủ thường xuyên vì tình trạng này khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, dễ tạo điều kiện cho chứng nhiệt miệng bùng phát trở lại.
- Uống đủ nước, đồng thời tăng cường ăn những thực phẩm có tính mát như dưa leo, bí đao, khổ qua để giúp cơ thể thanh nhiệt.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng kết hợp với tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ giúp hạn chế đáng kể nguy cơ tái phát nhiệt miệng.
- Nếu chứng nhiệt miệng của bạn có liên quan đến các bệnh lý như Celiac, Behcet hoặc bệnh viêm ruột, thì việc điều trị nhiệt miệng phải kết hợp song song với điều trị các bệnh lý trên thì mới có thể đẩy lùi triệt để.
Đọc thêm: Bị nhiệt miệng ăn gì, uống gì cho nhanh khỏi?
Xịt họng AFree – “cứu tinh” giúp bạn đẩy lùi nhiệt miệng nhanh chóng
Như đã biết, vệ sinh miệng sạch sẽ là mấu chốt để đẩy lùi triệt để chứng nhiệt miệng. Nếu bạn còn đang tìm kiếm một sản phẩm vệ sinh miệng vừa tiện lợi, vừa hiệu quả thì xịt họng AFree chính là đáp án hoàn hảo cho bạn. AFree được bảo hộ độc quyền tại Nhật trước khi chuyển giao cho Công ty Thái Minh làm đơn vị trực tiếp phân phối tại Việt Nam – với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm!
AFree được sản xuất dựa trên công thức kết hợp tỷ lệ hoàn hảo các thành phần: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- ZnI2: có công dụng kìm hãm sự phát triển của virus bằng cách ngăn chặn quá trình nhân lên, đồng thời giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn với độc tính thấp. Chưa hết, hoạt chất này còn thúc đẩy chức năng miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm và tạo điều kiện để tăng cường làm lành vết loét miệng.
- Dimethyl sulfoxide (DMSO): là hợp chất có nguồn gốc tự nhiên chiết xuất từ phần thịt gỗ. Không chỉ đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tiềm năng, DMSO còn có thể mang theo các chất khác cùng xuyên thấm qua các màng sinh học mà không gây ra hư hại nhờ tính hoà tan và khả năng thẩm thấu siêu việt của mình.
Một điểm sáng nữa của xịt họng AFree là sản phẩm hoàn toàn không có cồn nên vô cùng an toàn cho niêm mạc miệng đang tổn thương. Để sử dụng xịt họng AFree hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn.
- Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Xoay đầu vòi phun sương vào các nốt nhiệt miệng, ấn nhẹ từ 2-3 nhịp.
Ngoài cách xịt trực tiếp trên, bạn có thể pha dung dịch xịt họng AFree với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng hàng ngày.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các loại nhiệt miệng và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này, mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc của mình. Để được tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ hotline 18009068. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!