Nhiệt miệng là bệnh thường gặp mà ai cũng có thể mắc phải, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và giao tiếp hàng ngày của bạn. Vậy có những cách chữa nhiệt miệng nào hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục lục
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét ở trong khoang miệng như: môi. lưỡi, nướu,… Chúng có kích thước khá nhỏ, đường kính khoảng 2-8mm và có hình tròn hoặc oval. Các vết loét thường có màu trắng hoặc màu vàng, viền xung quanh của chúng có màu đỏ. Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau xót, khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng như do có địa thường xuyên bị nóng trong, do chế độ ăn uống nhiều chất cay và kích thích hoặc cũng có thể do các yếu tố như virus, vi khuẩn xâm nhập vào gây làm tổn thương niêm mạc miệng… Ngoài ra, bệnh nhiệt miệng cũng có thể xuất phát bởi các yếu tố như thiếu hụt chất dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố hoặc tâm lý bị stress…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biểu hiện của nhiệt miệng
Nhiệt miệng có tự khỏi được không?
Bệnh thường kéo dài từ 8-15 ngày và sẽ tự khỏi nếu ở thể nhẹ là do nóng, viêm nhiễm khoang miệng. Còn đối với các trường hợp do bệnh lý, do nướu răng bị tổn thương lâu ngày… thì bệnh không thể tự khỏi ngay được mà cần phải can thiệp thêm một số biện pháp để giúp hỗ trợ khỏi nhanh hơn.
Nhiệt miệng dù là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng và lây lan cho mọi người. Thế nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra một số ảnh hưởng như khó chịu, ăn uống không được thoải mái và đau nhức. Vì vậy, người bệnh khi bị nhiệt miệng không nên chủ quan và coi thường, nên gặp các Bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời tránh gây những ảnh hưởng cho sức khỏe.
Người bệnh nhiệt miệng sau khi được Bác sĩ thăm khám, sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý mà có phác đồ điều trị khác nhau như cần phải uống thuốc kháng sinh để kháng viêm hoặc cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp dưới đây để kết hợp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
☛ Xem thêm tại: Thường xuyên bị nhiệt miệng là bệnh gì?
Chữa nhiệt miệng không dùng thuốc
Thay đổi lối sống sinh hoạt cũng là cách để chữa lành nhanh các vết loét do nhiệt miệng gây ra, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Việc vệ sinh răng miệng là điều quan trọng nhất để vi khuẩn không phát triển trong khoang miệng. Bạn cần đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày vào buổi sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn nên tạo thói quen súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch súc miệng để làm sạch khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên thay bàn chải thường xuyên 3-4 tháng/ lần, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm.
Bổ sung dinh dưỡng
Cơ thể thiếu hụt vitamin và khoàng chất sẽ làm hệ miễn dịch suy giảm, từ đó dễ dàng cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế, bạn cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Những thực phẩm có nhiều vitamin C, B,… và chất xơ như: các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu, thịt, cá,… Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp cơ thể đào thải các độc tố ra ngoài.
Nên hạn chế uống rượu bia, thuốc là và các thực phẩm có nhiều dầu mỡ gia vị cay nóng: tiêu, ớt, tỏi,.. để tránh kích thích những vết nhiệt khiến người bệnh càng thêm đau nhức.
☛ Tham khảo thêm tại: Nhiệt miệng uống vitamin gì?
Tránh tổn thương khoang miệng
Nhiệt miệng thường được hình thành từ vết thương trong khoang miệng. Vì vậy, bạn cần lưu ý không nên ăn đồ ăn quá cứng, có góc cạnh để tránh làm xước mô mềm trong miệng. Đồng thời cũng nên cẩn thận khi ăn uống hoặc nói chuyện để tránh cắn vào má gây tổn thương.
Giảm căng thẳng, stress
Tinh thần căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng bởi người bệnh chán ăn, mệt mỏi làm suy giảm hệ miễn dịch. Vậy nên bạn cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya hay làm việc quá sức. Thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp nâng cao sức khỏe và cũng là cách để giải tỏa stress cho người bệnh.
Cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc Đông y
Bài thuốc chữa nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh
Những vết nhiệt xuất hiện ở trong khoang miệng sẽ gây đau xót, vì thế mà người bệnh thường hay bỏ ăn vì sợ đau và chỉ uống nước. Nhiệt miệng kèm theo đau đầu, sốt, táo bón, mất ngủ (trong trường hợp là nam giới thì dễ bị di hoạt tinh, suy nhược cơ thể). Cách chữa trị chính là tà tâm hỏa, bổ thận thủy, chồng viêm thanh nhiệt. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Hoàng liên, trúc điệp, hoàng bá: 10g. Cỏ mực, rau má: 20g. Tang diệp, cam thảo đất: 16g, sài hồ, thục địa: 12g. Trúc điệp: 10g. Người bệnh đem tất cả các dược liệu trên đi sắc nước để uống. Ngày uống 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Cỏ màn trầu, bồ công anh, sâm đại hành: 16g. Rau diếp cá: 20g. Ngân hoa, nhân sâm, mơ muối: 10g. Liên kiều,chi tử, sinh địa, đương quy, huyền sâm: 12g. Người bệnh sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Bài thuốc chữa nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt
Người bệnh bị nhiệt miệng không ăn uống được đi kèm với đó là những triệu chứng táo bón, bụng đầy hơi, hơi thở có mùi, nóng trong người,… Cách chữa trị là thanh nhiệt lương huyết, chống viêm, dưỡng tâm tỳ. Bạn tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Ngân hoa, hồng hoa, đại táo, trúc diệp: 10g. Liên kiều, hoàng bá, bạch thược, sinh địa: 12g. Cỏ mực, cát căn: 20g. Người bệnh sử dụng những nguyên liệu trên sắc lấy thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Cát căn: 20g. Chi tử, liên kiều, sinh địa, huyền sâm: 12g. Sâm đại hành, mạch môn, thiên môn: 16g. Đào nhân, hồng hoa, trần bì: 10g. Các dược liệu trên đem sắc nước uống, ngày 1 thang chia 3 lần.
Sử dụng thuốc Tây y chữa nhiệt miệng
Một số loại thuốc phổ biến được bác sĩ kê đơn chữa nhiệt miệng.
Thuốc bôi tại chỗ
Một số loại thuốc được dùng để làm giảm các triệu chứng đau nhức, xót của nhiệt miệng gây ra như: benzocaine, lidocain,… bôi trực tiếp lên vết nhiệt. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm các loại thuốc bôi có tác dụng chống viêm như: aceronide triamcinolone, fluocinonide.
Thuốc kháng sinh
Trong các trường hợp người bệnh được chuẩn đoán nhiệt miệng do vi khuẩn, vi nấm thì sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiệt miệng do bội nhiễm vi khuẩn thường là: biseptol (cotrimoxazol), doxycicllin, cloxacillin. Ngoài ra, nếu nhiệt miệng do được chẩn đoán là bội nhiễm nấm thì các loại thuốc được sử dụng như: fluconazol, itracinazol, nistatin.
Thuốc giảm đau
Loại thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen, acetaminophen, naproxen được dùng để làm giảm những cơn đau khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
☛ Có thể bạn muốn biết: Uống kháng sinh có gây nhiệt miệng?
Mẹo dân gian chữa nhiệt miệng
Bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây để chữa nhiệt miệng.
Sử dụng mật ong
Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành các vết thương rất hiệu quả. Chính vì thế, mật ong được nhiều người sử dụng để chữa lành các vết nhiệt miệng.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn cần chuẩn bị mật ong nguyên chất.
- Lấy tăm bông chấm vào mật ong rồi bôi lên vết nhiệt.
- Để mật ong thẩm thấu khoảng 3-5 phút rồi bạn súc miệng lại bằng nước ấm.
- Nên bôi mật ong khoảng 2-3 lần/ ngày và bôi sau khi ăn là tốt nhất.
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong thì người bệnh cần lưu ý: Không nên pha nước bằng mật ong để uống bởi mật ong có tính nóng, sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Uống bột sắn dây
Trong Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, tính hàn. Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan nên thường được sử dụng để chữa các bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, nhiệt miệng… Bột sắn dây dùng để chữa nhiệt miệng là phương pháp an toàn mà không tốn quá nhiều chi phí.
Cách thục hiện như sau:
- Cho khoảng 10-15g bột sắn dây vào cốc rồi đổ nước lọc vào.
- Khuấy đều cho bột sắn tan hết và sử dụng.
- Người bệnh nên thực hiện kiên trì cách này, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần đều pha mới và uống hết trong một lần.
- Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nấu bột sắn với nước sôi cho đến khi hỗn hợp sánh mịn thì cho bé sử dụng.
Người bệnh nên lưu ý: Khi áp dụng cách này, không nên cho thêm đường vào hỗn hợp bởi sẽ khiến cách chữa không hiệu quả.
Nước rau diếp cá
Theo Đông y, rau diếp cá có vị cay, tình hàn, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Không những thế, trong Y học hiện đại đã chỉ ra rằng thành phần của rau diếp cá có chứa chất kháng sinh decanoyl-acetaldehyd. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt kí sinh trùng và nấm gây hại cho cơ thể. Chính vì điều đó mà rau diếp cá có tác dụng tuyệt vời trong điều trị nhiệt miệng.
Cách làm như sau:
- Bạn chuẩn bị khoảng 100g rau diếp cá tươi, đã rửa sạch và để ráo nước.
- Đem rau đi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tốt.
- Lọc bỏ bã và lấy nước cốt để uống 2-3 lần/ ngày.
- Hoặc bạn có thể đun 2-6g rau diếp cá để lấy nước uống. Chia nước ra và uống nhiều lần trong ngày.
- Thực hiện cách này kiên trì sẽ thấy vết nhiệt mau lành hơn.
Dầu dừa chữa nhiệt miệng
Người ta thường biết dầu dừa với công dụng làm đẹp, nhưng ít ai biết rằng chúng còn có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Trong thành phần của dầu dừa có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp chữa lành các vết thương, đặc biệt là vết nhiệt miệng.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn cần chuẩn bị dầu dừa nguyên chất.
- Lấy tăm bông chấm vào dầu dừa rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt.
- Bạn nên thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/ngày sau ăn và tối trước khi đi ngủ.
- Thực hiện cách này nhiều lần sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.
Chữa nhiệt miệng bằng tinh dầu trà xanh
Theo chuyên gia y tế, trong tinh dầu trà xanh có chứa hợp chất terpinen-4-ol có đặc tính kháng viêm và chống lại nấm miệng. Ngoài ra còn có tinh chất kháng khuẩn, khử trùng giúp bạn làm giảm triệu chứng của nhiệt miệng.
Bạn chỉ cần sử dụng 3-4 giọt tinh dầu trà xanh cho vào trong cốc nước ấm để súc miệng. Bạn nên súc miệng 3-4 lần/ ngày sau khi ăn. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy bệnh tiến triển tốt.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách chữa khỏi nhiệt miệng nhanh nhất
Xịt họng AFree – chữa nhiệt miệng được nhiều người tin dùng
Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed-Hoa Kỳ. Dựa trên nguyên lý sử dụng các công dụng của 2 nguyên tố chính là Iod và Kẽm, được bào chế phù hợp, xịt họng .
AFree có thể giúp bạn cải thiện chứng đau rát, sưng viêm do nhiệt miệng gây ra, tác dụng đem lại của xịt họng AFree rất nhanh chóng, chỉ trong khoảng 1 đến 2 ngày sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề nhiệt miệng. Đồng thời sản phẩm xịt họng AFree còn có tác dụng hỗ trợ giảm đau rát họng, ho, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn hiệu quả.
Với thành phần: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), đường kính, natri benzoat, tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,.. trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng
thuốc rất thấp. - DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ
oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Cách sử dụng AFree để điều trị nhiệt miệng hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn quốc
Lời kết
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thể biết thêm một số cách để áp dụng khi bị mắc nhiệt miệng. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc thì bạn hãy gọi đến tổng đài miễn cước 18009068 để được các chuyên giải đáp, hỗ trợ.