Thời tiết giao mùa, trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về hô hấp, trong đó có viêm họng. Viêm họng ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Do đó, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến phương pháp điều trị viêm họng hiệu quả cho bé. Hiểu được tâm lý trên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số phương pháp điều trị viêm họng cho trẻ mỗi khi thay đổi thời tiết.
Mục lục
Viêm họng ở trẻ là gì, có nguy hiểm không?
Viêm họng ở trẻ là bệnh do niêm mạc họng và hầu bị viêm. Các tổn thương xuất hiện do vi khuẩn, nấm mốc hoặc virus tấn công. Chúng thường xuất phát từ môi trường ô nhiễm, hoá chất độc hại, khói bụi xung quanh bé. Do sức đề kháng non nớt, khả năng chống lại bệnh còn yếu, viêm họng thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, viêm họng được chia thành 2 loại là viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính.
Nhìn chung, các bệnh đường hô hấp là các bệnh thường gặp, không gây ra nhiều biến chứng, dễ nhận biết và có thể được điều trị khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến các hiện tượng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy tim, suy hô hấp,…
Khi nào trẻ cần khám bác sĩ
Việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám là điều nên làm. Dù nhiều trường hợp, bé khỏi sau 3 – 5 ngày điều trị ở nhà nhưng bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ và diễn biến khó lường. Nếu như bé gặp các tình trạng sau, ba mẹ nên cho bé đi khám ngay:
- Sốt cao trên 39 độ, trẻ có hiện tượng co giật, mất thăng bằng
- Khó thở, thở khò khè, thở rít
- Xuất hiện phát ban, sưng viêm
- Bé quấy khóc, bỏ bữa, mệt mỏi
Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ quan sát và chỉ định làm các xét nghiệm để xác định bệnh. Thông thường khi bị viêm họng, trẻ có các dấu hiệu như sốt, nổi hạch, quan sát vòm họng thất niêm mạc đỏ, có xuất tiết, mao mạch nổi rõ. Hai amidan khẩu cái sưng to, có thể kèm theo dịch hoặc mủ bao phủ lên. Đây là một số biểu hiện đặc trưng của bệnh giúp bác sĩ chẩn đoán.
Ngoài ra, một số loại xét nghiệm như phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn hay xác định công thức máu sẽ giúp bác sĩ phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.
☛ Tham khảo thêm bài viết: Viêm họng có nguy hiểm không?
Chăm sóc trẻ bị viêm họng
Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần chú ý chăm sóc cẩn thận. Nếu trẻ có dấu hiệu bị ngạt mũi, dịch mũi còn lỏng có thể sử dụng khăn giấy mềm để lau mũi. Trong trường hợp dịch quá nhiều, đặc quánh, cha mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên, chờ nước muối thấm vào có thể dùng công cụ hút để lấy dịch ra ngoài.
Khi bé bị sốt, cần hạ sốt cho bé bằng cách hạ nhiệt độ phòng xuống, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Dùng khăn ấm lau cơ thể cho bé, đặc biệt là vùng nách, bẹn. Ba mẹ cần chú ý thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể xem bé có hạ sốt không. Vệ sinh tắm rửa cho bé cần dùng nước ấm, tránh gió lạnh gây cảm cho trẻ.
Đồng thời, ba mẹ nên cho bé uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải, cho bé ăn nhiều bữa trong ngày để tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, với trẻ nhỏ cho bé bú thường xuyên, tránh để thiếu nước.
Dùng phương pháp dân gian để chữa viêm họng cho bé
Với ưu điểm là các nguyên liệu từ thiên nhiên, phương pháp không quá phức tạp, sử dụng các bài thuốc dân gian được nhiều người lựa chọn để điều trị cho con em mình. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh được tin dùng:
Quất hấp mật ong
Phương pháp này được ví là tuyệt chiêu của các mẹ giúp con khỏi ho, viêm họng. Theo Đông y, mật ong là một loại thực phẩm quý, có vị ngọt, phù hợp dùng cho trẻ nhỏ. Mật ong có công dụng nhuận phế, giải độc kết hợp cùng quất xanh chứa nhiều vitamin giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Cách tiến hành hết sức đơn giản, ba mẹ thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 10 quất xanh cắt đôi, một lượng mật ong vừa đủ
- Quất sau khi rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ráo
- Cho quất vào bát cùng mật ong đem đi đun cách thuỷ khoảng 20 phút
- Cho bé dùng khi còn ấm, ngày 1 – 2 lần để đạt hiệu quả tốt
☛ Xem thêm chi tiết tại: Cách trị viêm họng bằng mật ong
Lá hẹ đường phèn
Cách trị bệnh bằng lá hẹ đường phèn không còn xa lạ với nhiều người. Hẹ không chỉ là gia vị hằng ngày của nhiều gia đình mà còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong hẹ có nhiều chất kháng sinh an toàn cho bé, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Bài thuốc lá hẹ đường phèn có thể thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ cùng đường phèn giã nhỏ
- Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ
- Cho lá hẹ sau khi cắt vào tô cùng đường phèn, hấp cách thuỷ khoảng 10 phút
- Tương tự như quất hấp đường phèn, cho bé dùng khi còn ấm, ngày 1 – 2 lần.
Trà gừng
Từ lâu, gừng được coi là một loại dược liệu chữa bệnh. Gừng có vị cay, tính ấm giúp loại bỏ nhiều tác nhân gây bệnh, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Phương pháp làm trà gừng như sau:
- Chuẩn bị 4 – 6 lát gừng đã rửa sạch, cạo vỏ
- Đun sôi nước, cho gừng vào tiếp tục đun sôi trong vòng 10 phút rồi tắt bếp.
- Bạn cho bé dùng trong ngày, ủ ấm khi sử dụng
Trà gừng có vị hơi cay nhẹ, do đó bạn có thể kết hợp cùng mật ong hoặc đường phèn để bé dễ uống hơn. Trà gừng mang lại nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe của cả trẻ con và người lớn. Bạn và trẻ nên dùng thường xuyên để tăng sức đề kháng.
Củ cải trắng
Mẹo trị bệnh hô hấp bằng củ cải trắng đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Theo Đông y, củ cải trắng với tên gọi lai phục tử có công dụng bổ phế, kiện tỳ, hoá đờm. Vì vậy, bạn hãy lưu ngày bài thuốc này với các bước thực hiện sau:
- Chuẩn bị củ cải tươi cùng đường phèn
- Củ cải sau khi cạo vỏ, rửa sạch để ráo nước
- Cho củ cải cùng đường phèn vào hũ, để qua đêm
- Chắt lấy nước cho bé dùng ngày 1 – 2 lần sẽ mang lại hiệu quả đáng kể
Sử dụng lá tía tô
Cách trị ho này vô cùng đơn giản và hiệu quả. Công dụng của tía tô đã được khoa học chứng nhận có tác dụng diệt khuẩn, giãn mạch, thoát mồ hôi, hạ sốt, giảm ho. Sử dụng tía tô hoàn toàn phù hợp khi điều trị các triệu chứng của viêm họng.
Cha mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị khoảng 2 nắm tía tô đã rửa sạch
- Mang tía tô đi sao vàng, đun với nước sôi khoảng 10 phút
- Chia phần nước đã đun thành nhiều lần uống trong ngày, có thể kết hợp với đường phèn để bé dễ uống.
Sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm họng
Điều trị viêm họng bằng thuốc với trẻ sẽ giúp tránh các biến chứng có thể gặp. Khi trẻ mắc bệnh trên 5 ngày không giảm, cha mẹ không nên tiếp tục sử dụng các biện pháp dân gian hay thảo dược mà cần đưa bé đi khám để bác sĩ kê đơn. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau.
Thuốc kháng viêm
Viêm là phản ứng thường thấy khi cơ thể bị nhiễm khuẩn. Nếu có dấu hiệu sưng, phù nề, các bác sĩ có thể cho bé dùng các thuốc chống viêm.
Các thuốc chống viêm hiện nay thường chứa hoạt chất như betamethasone, hydrocortisone, dexamethasone,…
Sử dụng thuốc kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng khi nguyên nhân gây bệnh được xác định là do vi khuẩn. Các loại thuốc kháng sinh hay dùng cho trẻ là Amoxicilin, Augmentin, Erythromycin,…
Kháng sinh có công dụng diệt khuẩn tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ. Kháng sinh nếu dùng sai cách sẽ làm giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến cơ thể, gây khó khăn trong điều trị sau này. Do đó, cha mẹ không nên tự ý sử dụng hay tự ý ngưng thuốc khi chưa tham khảo bác sĩ.
Siro ho
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp đẩy vi khuẩn, các tác nhân kích thích cổ họng. Tuy nhiên, ho liên tục sẽ khiến bé mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ.
Các loại siro ho chứa thành phần như codein, guaifenesin hay dextromethorphan có công dụng giảm ho cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng siro ho có chiết xuất từ các loại thảo dược, dược liệu, tác dụng cắt cơn ho.
Thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị sốt, để tránh gây ra các nguy hiểm, cha mẹ nên hạ sốt nhanh cho bé. Do đó, các thuốc hạ sốt thường được kê cho bé. Paracetamol dạng bột pha hoặc viên đạn đặt hậu môn là các dạng bào chế ưu tiên dùng cho trẻ. Chúng giúp trẻ nhanh chóng cắt lui cơn sốt, hạ thân nhiệt nhanh chóng.
☛ Xem chi tiết thông tin: Ho viêm họng uống thuốc gì?
Phòng ngừa viêm họng cho trẻ
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị bệnh, bạn nên có những biện pháp giúp bé tránh xa bệnh. Đối với các bệnh hô hấp, điều quan trọng nhất là phòng bệnh cho trẻ hàng ngày. Ba mẹ chú ý dạy bé các cách phòng tránh bệnh, bảo vệ bản thân.
Cải thiện môi trường sống là cách phòng bệnh hiệu quả. Bạn có thể thực hiện một số cách để cải thiện không gian xung quanh như:
- Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa, phòng ở
- Bạn có thể trang bị máy lọc không khí trong nhà để hạn chế khói bụi, vi khuẩn
- Có biện pháp giữ ấm cho trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi, trở lạnh: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũ kín tai, ăn uống đồ nóng, ấm.
- Vệ sinh đồ chơi cho trẻ, đồ dùng hàng ngày tránh để bé nhiễm bệnh.
Trẻ có sức khỏe tốt sẽ giúp chống lại vi khuẩn. Mẹ nên cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm. Bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng như: cam, táo, bưởi, đu đủ,…
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách tiêm các loại vacxin. Ngoài các loại vacxin thông thường, có thể cho bé tiêm bổ sung ngăn ngừa bệnh hô hấp.
Sản phẩm AFree hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp
Vệ sinh sạch sẽ cổ họng là điều cần thiết giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật có hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn Dung dịch Xịt họng AFree giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm các bệnh đường hô hấp do virus và vi khuẩn. Đây là một sản phẩm đến từ Công ty Dược phẩm Thái Minh, một công ty dược phẩm đã có nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tiếng như Khương Thảo Đan, Tràng Phục Linh, Bình Vị Thái Minh, Vương Bảo…
Sản phẩm Xịt họng AFree được bào chế dựa trên ứng dụng kẽm iod được nano hóa trong dung môi hữu cơ để diệt khuẩn. Theo nguyên cứu này, kẽm iod nano hóa có tác dụng hiệu quả trên bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, nấm, lao… Sản phẩm có những công dụng ưu Việt như:
- Phòng bệnh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu nhẹ triệu chứng viêm và đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho mạn tính lâu ngày
Xịt họng AFree được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, phần vòi xịt có thể quay 360 độ dễ dàng sử dụng cho trẻ nhỏ.
Cách sử dụng xịt họng AFree rất đơn giản như sau:
- Khi gặp các bệnh đường hô hấp thông thường như viêm họng, ngứa họng, đau rát họng, nhiều đờm, ho tức ngực bạn xịt họng ngày 4 – 6 lần, mỗi lần 5 – 6 nhịp.
- Khi các bệnh đường hô hấp tăng nặng, bạn có thể xịt 15 lần/ngày để sản phẩm đạt tác dụng trị bệnh tốt nhất.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể pha dung dịch thuốc với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng mỗi ngày, mỗi lần 25 – 30ml.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
Lời kết
Viêm họng là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào đặc biệt là trẻ nhỏ. Do vậy, trang bị cho bản thân các kiến thức về điều trị viêm họng cho bé là điều cần thiết. Hy vọng rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điệu trị và có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như cách xử lý khi trẻ nhỏ mắc các bệnh lý về hô hấp nói chung.