Khi mang thai, sức đề kháng suy giảm khiến mẹ bầu rất dễ mắc các vấn đề về sức khỏe như đờm trong cổ họng. Tình trạng này kéo dài khiến bạn khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc để giảm đờm lại có thể gây nhiều tác hại đối với mẹ và thai nhi. Vậy, mẹ bầu cần làm gì lúc này? Hãy tìm hiểu ngay các cách làm giảm đờm cho bà bầu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Ho đờm là gì?
Đờm là các chất tiết của hệ hô hấp, khác với nhầy được tiết ra chủ yếu ở xoang mũi, đờm đặc hơn, được tại ra ở đường hô hấp dưới và phổi.
Đờm chứa thành phần chính là nước, kháng thể, enzym, protein và muối. Ngoài ra, đờm còn chứa các tế bào chết, bụi hay các chất lạ được hít vào phổi và mảnh vụn khác từ phổi. Đây được coi là một phần của hệ miễn dịch, có chức năng ngăn ngừa nhiễm trùng và ngăn cản sự mất nước của các mô bên trong cơ thể.
Khi cơ thể khỏe mạnh, đờm nhầy loãng hầu như không gây khó chịu nên nhiều người không chú ý đến. Nhưng khi cơ thể gặp bất thường, cơ thể sẽ sản xuất ra lượng đờm lớn, đặc lại và khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đờm trong cổ họng ở đối tượng phụ nữ có thai:
- Môi trường sống ô nhiễm, thời tiết thay đổi.
- Thói quen hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc bị động.
- Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do sức đề kháng suy giảm.
- Căng thẳng, stress.
- Mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, ho có đờm, trào ngược dạ dày thực quản…
Đờm trong cổ họng là tình trạng thường gặp trong cuộc sống, tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, đặc biệt với phụ nữ có thai.
Nhiều trường hợp đờm tích tụ nhiều mà không thể tống ra ngoài có thể gây tắc nghẽn hô hấp, khó thở thậm chí là tử vong. Đây còn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân vi khuẩn, virus… phát triển gây nhiều bệnh lý như viêm phổi, lao, ung thư… ảnh hưởng nghiêm trọng đến của cả mẹ và thai nhi.
Vì vậy, mẹ bầu không nên chủ quan, cần chủ động điều trị giảm đờm càng sớm càng tốt để tránh những tác hại nguy hiểm.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị ho đờm ra máu là bệnh gì?
Các cách làm giảm đờm cho bà bầu tại nhà
Đối với những bệnh nhân không mang thai, việc làm giảm đờm, tiêu đờm dứt điểm là điều vô cùng đơn giản. Người bệnh chỉ cần sử dụng các loại thuốc Tây y giúp long đờm. Tuy nhiên, đối với đối tượng phụ nữ có thai, có rất ít thuốc Tây y được chứng minh tính an toàn và thích hợp sử dụng. Mẹ bầu cần đi thăm khám để có đơn thuốc và chỉ định liều dùng, cách dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Tuy vậy, việc sử dụng thuốc vẫn có thể gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, trong trường hợp đờm ở mức độ nhẹ, bạn có thể không cần sử dụng thuốc. Do vậy, lời khuyên từ các chuyên gia là bà bầu nên áp dụng các cách tiêu đờm tại nhà vừa an toàn, vừa đem lại hiệu quả giảm đờm khá tốt.
Dưới đây là các cách làm giảm đờm cho bà bầu tại nhà, bạn có thể tham khảo áp dụng:
Uống nhiều nước
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày là điều đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích tốt với sức khỏe. Đây cũng là cách làm loãng đờm, giảm đờm rất hiệu quả.
Mẹ bầu hãy uống 6 – 8 ly nước ấm mỗi ngày. Khi uống, bạn nên chia ra uống từ từ thành ngụm nhỏ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm các loại thức ăn loãng, nóng, ấm như suốt, cháo, canh để làm ẩm niêm mạc hô hấp, tăng khả năng long đờm.
Súc miệng với nước muối
Nước muối vẫn luôn được biết đến là dung dịch có tính sát khuẩn tốt, giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời làm dịu họng, giảm cảm giác đau rát khó chịu và giảm tiết đờm.
Bạn có thể súc học bằng nước muối mỗi ngày theo cách sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn hoặc pha một muỗng canh muối với một cốc nước ấm, dùng thìa khuấy đều cho đến khi muối tan hết.
- Cho một lượng nước muối vừa đủ vào miệng, ngửa cổ về sau sao cho nước muối chạm vào thành cổ họng. Sau đó súc miệng từ 20 – 30 giây để làm sạch tối đa các kẽ răng, cổ họng, khoang miệng.
- Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ lượng nước muối còn sót lại.
Bạn nên áp dụng cách này 2 lần/ ngày vào sáng và tối để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Xông hơi
Hơi nóng khi xông hơi sẽ đi vào cổ họng bao bọc lấy các lớp đờm, làm loãng và tách chúng ra khỏi cuống họng dễ dàng.
Các bước thực hiện như sau:
- Bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm và một chiếc khăn to.
- Trùm khăn lên đầu rồi ghé mặt sát chậu nước nóng, các khoảng 15 đến 20cm. Không nên ghé quá sát có thể gây bỏng
- Hít thở sâu, đều trong thời gian 10 – 15 phút để hơi nóng đi vào vào đường hô hấp và làm tan đờm.
Bạn cũng có thể nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, bạch đàn để tăng hiệu quả làm tan đờm, tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng và giúp tinh thần được thư giãn.
Mẹo dân gian làm giảm đờm cho bà bầu
Ngoài các mẹo trên, các bài thuốc dân gian cũng là phương pháp giúp loại bỏ đờm được nhiều mẹ bầu áp dụng thành công. Các cách này sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính đối với phụ nữ có thai. Bên cạnh đó, các dược liệu thiên nhiên chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên vừa làm giảm đờm, vừa hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp tốt.
Dưới đây là các mẹo dân gian làm giảm đờm cho bà bầu, bạn có thể áp dụng tại nhà:
Bắp cải giúp giảm đờm hiệu quả
Bắp cải là loại rau quen thuộc trong bữa cơm, đồng thời cũng là vị thuốc giúp giảm đờm trong cổ họng. Bắp cải chứa nhiều hoạt chất Sulfur có tác dụng làm loãng đờm, khơi thông đường thở.
Bên cạnh đó, bắp cải còn rất giàu vitamin A, B, chất xơ, sắt… là những yếu tố vi lượng cần thiết giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, béo phì ở phụ nữ có thai.
Mẹo làm giảm đờm nhờ bắp cải rất đơn giản:
- Bạn chuẩn bị 80 – 100g bắp cải tươi, rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi cùng 0,5 lít nước.
- Nấu đến khi nước bay hơi còn 1/3 thì lọc bỏ bã, chắt lấy nước uống.
Bạn có thể pha cùng một chút mật ong để tăng hương vị cho nước bắp cải. Ngoài ra, bạn có thể ăn bắp cải sống mỗi ngày để làm tan đờm nhanh chóng hơn.
Sử dụng mật ong và chanh
Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, mật ong còn có tác dụng kháng viêm, sát trùng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương ở niêm mạc họng, giảm ho, tiêu đờm và một số vấn đề liên quan đến đường hô hấp khác. Bên cạnh đó, các loại vitamin, acid amin có trong mật ong có tác dụng làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu.
Bạn nên pha một ly nước mật ong ấm để uống vào mỗi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm với nước cốt chanh để làm tăng hiệu quả chữa đờm. Chanh chứa nhiều hóa chất tốt cho sức khỏe như tinh dầu, vitamin A, vitamin B1, acid citric… có tác dụng trị ho, long đờm và kháng viêm hiệu quả.
Áp dụng các ngày đều đặn 2 – 3 lần/ ngày, sau khoảng 3 ngày, tình trạng đờm trong cổ họng sẽ thuyên giảm đáng kể.
☛ Xem chi tiết: Cách chữa ho có đờm bằng mật ong
Đường và hành tây giúp tiêu đờm
Hành tây không chỉ là một trong những loại rau củ quen thuộc trong căn bếp của gia đình mà còn có tác dụng giảm đờm được sử dụng rộng rãi. Trong đông y, hành tây là vị thuốc có tính ấm, vị cay nồng, chứa nhiều hoạt chất như Flavonoid, Quercetin… giúp kháng viêm kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các tác nhân gây ho, đờm, đau rát họng.
Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhuyễn và cho vào bình thủy tinh có nắp đậy.
- Thêm đường phèn và để qua đêm.
- Cứ khoảng 2 giờ, mẹ bầu dùng một thìa cà phê hỗn hợp hành tây đường phèn.
Cách này nên được áp dụng đều đặn trong khoảng 3 ngày, tình trạng đờm trong cổ họng sẽ được cải thiện đáng kể.
Giảm đờm nhờ quất chưng đường phèn
Quả quất là loại quả có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe bà bầu như chất xơ, khoáng chất, vitamin… Bên cạnh đó, quất còn chứa lượng tinh dầu cao có khả năng nâng cao sức khỏe và giảm tình trạng ứ đọng đờm trong cổ họng.
Mẹ bầu có thể thực hiện phương pháp quất chưng đường phèn để làm tiêu đờm hiệu quả tại nhà:
- Chuẩn bị quất đem rửa sạch, bổ đôi bỏ hạt và cho vào chén.
- Thêm đường phèn vào cùng và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Để nguội bớt, chắt lấy nước và uống ngay khi còn ấm.
- Phần bã quả quất dùng để ngậm, nhai và nuốt từ từ.
Cách này áp dụng 3 lần mỗi ngày trong khoảng 3 ngày, tình trạng đờm, ho, đau rát họng sẽ được cải thiện đáng kể.
Sử dụng lá tía tô giúp giảm đờm
Theo y học của truyền, lá hẹ có vị cay, tính ấm, có khả năng ôn trung, tiêu đờm, giải độc. Dân gian thường sử dụng loại thảo dược này giúp trị đờm, ho, sưng họng, giảm đau rát họng hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng cách này theo các bước sau:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ đem rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ.
- Thêm đường phèn hoặc mật ong vào bát sứ và đem đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Sau khi hấp, bạn để nguội một chút rồi ăn ngay khi còn nóng.
Sử dụng gừng
Gừng là vị thảo dược có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, đào thải độc tố. Tính ấm của gừng có khả năng khử phong tán hàn, làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng giúp tiêu đờm, tiêu viêm, cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp.
Mẹ bầu có thể áp dụng cách tiêu đờm từ gừng tươi theo các bước sau:
- Củ gừng đem cạo vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng hoặc giã nát.
- Thêm nước đun sôi và hãm trong khoảng 20 phút.
- Uống ngay khi còn ấm.
- Bạn có thể thêm mật ong và nước cốt chanh để tăng hiệu quả giảm đờm.
Cách này áp dụng 2 lần trên ngày đến khi tình trạng đờm thuyên giảm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng gừng quá mức vì có thể gây hại cho sức khỏe phụ nữ có thai.
Bài thuốc sử dụng tỏi và mật ong
Theo các ghi chép của đông y, tỏi là dược liệu có vị cay, tính ấm, mùi hơi hăng, có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn cao. Do vậy, tỏi thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh lý liên quan để hô hấp và các vấn đề như ho, đờm trong cổ họng, đau rát họng, ho có đờm, viêm amidan…
Mẹ bầu có thể áp dụng cách sử dụng tỏi và mật ong giúp giảm đờm như sau:
Cách 1: Tỏi chưng mật ong
- Chuẩn bị 3 nhánh tỏi bóc vỏ, rửa sạch và đập dập cho vào chén.
- Thêm khoảng 20ml mật ong nguyên chất.
- Thực hiện chưng cách thủy với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
- Khi hỗn hợp nguội bớt, bạn chắt lấy phần nước và chia ra uống 3 lần trong ngày.
Cách này áp dụng 2- 3 lần mỗi ngày để giảm đờm hiệu quả.
Cách 2: Tỏi ngâm mật ong
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc giã nhuyễn rồi cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy.
- Thêm mật ong nguyên chất vào đến sấp mặt tỏi.
- Đậy kín nắp và bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được.
- Khi sử dụng, mẹ bầu lấy 2 muỗng hỗn hợp cho vào 200ml nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng.
Mật ong ngâm tỏi có thể bảo quản lâu ngày. Bạn nên sử dụng liên tục đến khi tình trạng đờm trong cổ họng được cải thiện.
Mẹo dùng nghệ tươi giảm đờm
Nghệ có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có trong đường hô hấp. Nhờ vậy, sử dụng nghệ có thể giảm đờm, loại bỏ chất nhầy và cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bạn có thể áp dụng cách giảm đờm bằng nghệ như sau:
- Pha bột nghệ cùng sữa hoặc nước ấm
- Chia ra uể uống hai lần mỗi ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
Áp dụng mẹo này trong khoảng 3 ngày, lượng đờm ở cổ họng sẽ thuyên giảm đáng kể.
☛ Đọc thêm: Top 10 thực phẩm giúp tiêu đờm, tan đờm
Lưu ý khi áp dụng cách tiêu đờm cho bà bầu
Các cách làm giảm đơn cho bà bầu tại nhà tương đối an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng các cách này, bà bầu cần lưu ý những điều sau đây:
- Cách này chỉ đem lại hiệu quả cao với trường hợp bị đờm trong cổ họng từ nhẹ đến trung bình, bệnh vừa khởi phát. Với trường hợp đờm do các bệnh lý mãn tính hoặc là triệu chứng của các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi, viêm phế quản… các mẹo này thường không đem lại hiệu quả cao.
- Các mẹo dân gian cần thời gian để phát huy công dụng, do đó, bạn nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu vẫn không thấy thuyên giảm, mẹ bầu nên ngưng sử dụng và đi thăm khám bác sĩ.
- Với trường hợp ho đờm có màu vàng, đỏ, xanh sẫm… kèm theo các triệu chứng đau rát nghiêm trọng, ho dữ dội… mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám xác định chính xác bệnh lý mà bạn đang gặp phải cũng như tìm ra cách điều trị phù hợp hơn.