Ho có đờm là triệu chứng phổ biến mà người bị mắc Covid thường gặp phải. Sự tích tụ đờm có thể khiến cổ họng của chúng ta cảm thấy rát và khó chịu. Vậy cách làm giảm đờm khi bị Covid như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây đờm khi bị Covid
Đờm là chất đặc dính bám quanh cổ họng được sản xuất bởi hệ hô hấp. Đó là một phần thiết yếu trong việc bảo vệ và hỗ trợ hệ thống hô hấp của bạn giúp giữ lại các bụi mịn, chất gây dị ứng, chất ô nhiễm và vi rút. Đối với bệnh nhân mắc Covid-19, virus trong người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh cảm giác dẫn tới những cơn ho có đờm. Sau một thời gian, lượng đờm tích tụ quá nhiều hoặc quá đặc khiến cổ họng của bạn cảm thấy đau rát và khó chịu.
Cách làm giảm đờm khi bị Covid
Với những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát và làm giảm đờm khi bị Covid một cách dễ dàng và hiệu quả.
Cách giảm đờm tại nhà
- Uống đủ nước: Đây là điều cần thiết vì trong nước có hydrat giúp làm mềm đờm trong cổ họng, giúp đào thải ra khỏi cơ thể dễ dàng. Tránh sử dụng đồ uống lạnh, thay vào đó nên chọn các đồ uống ấm như trà, cà phê,… Cố gắng nên giữ đủ nước trong cơ thể mỗi ngày. Tránh xa các thức uống có tính axit, những thực phẩm có đường như bánh, kẹo,… có thể gây thêm kích ứng cổ họng
- Súc miệng bằng nước muối: Sử dụng nước muối giúp làm giảm đờm bám trong cổ họng đơn giản mà hiệu quả. Nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm kích ứng cổ họng và ngăn chặn nguy cơ tăng sinh đờm. Cách súc miệng bằng nước muối đơn giản: Lấy một thìa muối hoàn tan trong nước ấm, ngậm dung dịch và hơi ngửa đầu ra sau để dung dịch rửa sạch cổ họng, sau đó nhổ đi và súc miệng lại bằng nước trắng
- Tạo độ ẩm không khí: Môi trường khô có thể dẫn đến kích ứng cổ họng, vì vậy giữ độ ẩm trong không khí xung quanh có thể giúp làm loãng chất đờm. Thông thường xông hơi là một trong những phương pháp nhiều người lựa chọn vì đây là cách đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Những phương pháp này không mang lại nhiều lợi ích trong việc làm giảm đờm. Thay vào đó bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm, bật máy tạo độ ẩm trong ngày hoặc qua đêm có thể làm tăng độ ẩm trong nhà, giảm kích ứng và giảm đờm trong cổ họng
- Sử dụng các bài tập thở: Các bài tập thở sử dụng hơi thở để giúp tăng cường chức năng phổi và đẩy chất đờm ra ngoài, dễ dàng thực hành tại nhà. Một số bài tập như tập thở sâu, bài tập xếp chồng bằng hơi thở, bài tập nằm ngửa khá đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà
Không chỉ với bệnh nhân bị đờm do Covid, người bình thường cũng nên áp dụng các cách làm này thường xuyên để phòng ngừa cách bệnh liên quan tới hệ hô hấp.
☛ Tham khảo: 10 cách làm tan đờm trong cổ họng không cần dùng thuốc
Giảm đờm bằng dược liệu
- Sử dụng mật ong và chanh: Mật ong và chanh đều giúp làm dịu cổ họng, làm cho đờm lỏng hơn dễ dàng đẩy ra ngoài và giảm kích ứng. Cách làm: Chuẩn bị 1 cốc nước sôi cho vào 1 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh, sau đó khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày. Đọc đầy đủ: Cách giảm đờm bằng chanh
- Sử dụng gừng: Gừng là dược liệu có công dụng sát khuẩn tốt và giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, gừng còn giúp kháng khuẩn và giảm đờm tốt. Cách làm: Chuẩn bị gừng tươi đã được rửa sạch và thái mỏng, cho vào cốc nước sôi. Ngâm gừng khoảng một vài phút sau đó uống khi còn ấm. Ngoài ra, có thể ngậm gừng trực tiếp hoặc dùng gừng trong các món ăn. Xem đầy đủ: Cách trị đờm bằng gừng
- Sử dụng trà thảo mộc: Trà thảo mộc giúp làm dịu mát cổ họng, giúp giảm đờm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bạn có thể lựa chọn trà hoa cúc, cam thảo để uống sẽ giúp làm sạch họng, giảm đờm và các triệu chứng ho.
Sử dụng thuốc không kê đơn
- Uống thuốc làm loãng đờm: Những thuốc có các hoạt chất như Terpineol, Guaifenesin,… giúp làm loãng đờm, giảm độ bám dính và cách đặc tính của đờm. Bạn có thể dễ dàng tìm được các thuốc giảm đờm ở các hiệu thuốc, uống thuốc theo chỉ dẫn trên hộp đựng
- Dùng sản phẩm xịt mũi, xịt họng: Thuốc xịt mũi, xịt họng có thể dùng tại nhà mà không cần kê đơn, sản phẩm này giúp làm sạch đờm và các chất kích ứng gây ngứa trong cổ họng
- Thuốc trị ho có đờm dưới dạng siro: Các thuốc dưới dạng siro có thành phần như Bromhexine hydrochloride giúp làm tiêu đờm, giảm độ đặc quánh của đờm, tăng cường vận chuyển chất nhầy ra khỏi cơ thể. Sản phẩm dạng siro phù hợp sử dụng với trẻ nhỏ. Liều lượng sử dụng sản phẩm theo chỉ dẫn trên hộp đựng
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc có thành phần như Amoxicillin, Azithromycin, Clarithromycin,… được dùng trong các trường hợp bị ho có đờm do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm ho có đờm nhanh chóng và hiệu quả
Uống thuốc theo đơn
Khi có đờm trong cổ họng, sử dụng thuốc Tây y là cách hiệu quả nhất mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc được kê đơn cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc uống làm giảm đờm thường được bác sĩ kê đơn:
- Acemuc: Thành phần chính là Acetylcystein, có tác dụng làm ức chế dịch ở cổ họng, hạn chế các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho do viêm phổi. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng điều trị rối loạn dịch đường hô hấp.
- Eprazinon: Thuốc chứa Eprazinon dihydroclorid 50g và một số thành phần khác như Ethanol 96%, Lactose,…. Eprazinon là một loại thuốc giảm đờm tốt nhất cho người lớn, giúp làm loãng đờm gây khó chịu ở cổ họng.
- Exomuc: Thành phần chính là Acetylcysteine giúp làm loãng đờm, loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng. Ngoài ra, thuốc được chỉ định điều trị cho các vấn đề về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.
- Bromhexin: Thuốc có chứa hoạt chất Bromhexin 8mg, có tác dụng làm loãng và đánh tan chất nhầy bám dính ở đường hô hấp, làm cho đờm bớt đặc và dễ dàng đưa ra ngoài.
Đờm nhiều có nguy hiểm không?
Không chỉ bệnh nhân Covid mà người khoẻ mạnh cũng có khả năng xuất hiện đờm để hỗ trợ trong việc giữ lại các vi khuẩn, các hạt bụi trong mũi và cổ họng. Tuy nhiên, lượng đờm lâu ngày tích tụ quá nhiều cũng là điều cảnh báo về sức khỏe của bạn.
Bị đờm trong cổ họng lâu ngày không khỏi ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như dấu hiệu của một số bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan,… Vì vậy, người bệnh cần chủ động khám bệnh khi cảm thấy thấy khó chịu, tăng cường chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thế trước những tác nhân gây bệnh cho hệ hô hấp.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Đờm là một chất nhầy được tiết ra từ trong cơ thể mỗi người. Đa phần đờm sẽ xuất hiện khi gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc cảm lạnh. Đặc biệt khi bị mắc Covid-19, các triệu chứng phổ biến gặp phải là ho có đờm, đờm tích tụ trong cơ thể. Khi lượng đờm trở lên đặc, gây cảm giác khó chịu, đau rát và khó thở, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Ngoài ra, bạn cần phải chú ý khi có những triệu chứng dưới đây:
- Ho ra máu, đau, tức ngực.
- Khó thở, thở hụt hơi, thở khò khè.
- Đau rát cổ họng.
- Chất nhầy đặc, lượng đờm nhiều, có màu sắc khác thường.
Xịt họng AFree – Hỗ trợ giảm đờm khi bị Covid nhanh chóng, hiệu quả
Xịt họng AFree được phân phối bởi Dược phẩm Thái Minh, là cách trị đờm do bị Covid được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm có tác dụng tốt trên các bệnh về đường hô hấp, giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và làm giảm đờm do Covid.
Sản phẩm sản xuất trên nguyên lý kết hợp hai thành phần ZnI2 ( Kẽm lod) và DMSO (Dimethyl sulfoxide), có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn và giảm sưng, viêm nhanh chóng.
Các công dụng của sản phẩm AFree gồm:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
- Làm giảm đờm, tan đờm do Covid.
Hướng dẫn sử dụng xịt họng AFree:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt. Sau đó xoay đầu xịt nằm ngang và mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 2: Cầm lọ xịt, ngón trỏ để lên nút xịt. Đưa đầu xịt vào họng và ấn xịt từ 4-5 nhịp liền nhau.
- Bước 3: Sau khi xịt xong vệ sinh sạch đầu xịt và đóng nắp.
Với những trường hợp có lượng đờm ít do bị Covid bạn có thể dùng xịt họng AFree mỗi ngày khoảng 5-6 lần. Người triệu chứng nặng hơn xịt khoảng 15 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Trên đây là cách làm giảm đờm khi bị Covid bạn có thể áp dụng tại nhà. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh đường hô hấp, các triệu chứng do Covid và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng