Gừng tươi là một trong những vị thuốc thảo dược thiên nhiên có tính ấm và khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Dân gian sử dụng gừng để chữa các bệnh liên quan đến phế như ho, đau rát họng, viêm họng… Trong đó, cách trị ho bằng gừng được rất nhiều người bệnh áp dụng bởi vừa dễ thực hiện, vừa đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là tổng hợp các cách trị ho bằng gừng, bạn có thể tham khảo thực hiện tại nhà.
Mục lục
Gừng – vị thuốc thiên nhiên giúp trị ho hiệu quả
Gừng từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của gia đình. Đồng thời, đây cũng là vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc trị viêm nhiễm đường hô hấp, nhất là ho.
Trong Đông y, gừng còn được gọi là sinh khương, là vị dược liệu có vị cay, tính ấm, thường được dùng để làm ấm cơ thể, giảm ho, tiêu đờm… Đồng thời, gừng còn giúp làm dịu cơn đau rát cổ họng nhanh chóng. Vì thể, trong các bài thuốc dân gian, gừng là vị thuốc không thể thiếu, giúp cải thiện cảm lạnh, cảm cúm, ho, viêm họng hiệu quả.
Không chỉ trong Đông y, các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chứng minh gừng có rất nhiều tác dụng tốt với bệnh ho, giúp kiểm soát cơn ho tốt. Cụ thể:
- Hoạt chất Gingerol trong củ gừng có công dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Đây cũng được coi là hoạt chất có đặc tính kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, vi nấm, virus gây ho.
- Tinh dầu gừng, zingiberene, citral, phellandrene… có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế co thắt đường thở, làm giảm tiết dịch nhầy, đờm và thông cổ họng, giảm đau rát…
Ngoài ra, gừng còn có khả năng kháng Histamin – chất trung gian tế bào gây viêm. Nhờ đó, gừng còn giúp làm giảm triệu chứng ho, giảm sưng đau họng, khó thở… do dị ứng thời tiết.
Chính vì thế, cách trị ho bằng gừng là phương pháp được rất nhiều người bệnh áp dụng thực hiện tại nhà, đem lại hiệu quả trị bệnh rất tốt. Nhưng bạn cũng cần lưu ý, cách này chỉ nên áp dụng cho trường hợp ho ở mức độ nhẹ, ho mới khởi phát trong thời gian ngắn. Với trường hợp ho do các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, viêm phổi… sử dụng gừng chỉ giúp giảm triệu chứng ho, giảm khó chịu cho bệnh nhân mà không điều trị ho tận gốc. Lúc này, việc bạn cần làm là đi thăm khám để điều trị bệnh lý nền. Khi bệnh lý nền được kiểm soát, tình trạng ho cũng sẽ được cải thiện.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách chữa đau rát họng bằng gừng
Các cách trị ho bằng gừng hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
Dưới đây là 6 cách trị ho bằng gừng hiệu quả, bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà:
Trà gừng giúp giảm ho do cảm lạnh
Thời tiết giao mùa có thể dẫn tới bệnh cảm lạnh, gây triệu chứng ho, ho có đờm khiến bạn khó chịu. Bạn có thể tham khảo bài thuốc trị ho nhờ trà gừng dưới đây.
Các hoạt chất trong gừng có tác dụng ức chế sự phát triển và gây hại của vi khuẩn, virus… Bên cạnh đó, gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm nóng cơ thể, làm tan đờm dịch và long đờm và giúp tống chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch một củ gừng, cạo vỏ, cắt thành lát mỏng hoặc giã nhuyễn.
- Cho gừng vào bình, đổ 300ml nước sôi nóng và hãm trong khoảng 15 – 20 phút.
- Uống trực tiếp trà gừng khi còn ấm.
Bạn nên uống chậm từng ngụm một để các tinh chất trong trà gừng thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc họng. Cách này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày giúp đẩy lùi ho nhanh chóng.
Phối hợp gừng và củ cải trắng giảm ho khan
Củ cải trắng là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Nhưng ít ai biết rằng, phối hợp gừng và củ cải trắng sẽ đem lại tác dụng trị ho hiệu quả.
Theo đông y, củ cải trắng có công dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn, long đờm và giảm ho hiệu quả. Không chỉ vậy, đây còn là một vị thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất và glucid, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, làm tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi tác nhân gây ho.
Cách thực hiện bài thuốc này cũng rất đơn giản như sau:
- Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng.
- Củ cải trắng đem gọt bỏ vỏ, rửa và ngâm trong nước muối loãng, vớt ra và cắt thành miếng nhỏ.
- Các nguyên liệu trên cho vào cối, giã nát cùng một chút muối ăn.
- Lọc hỗn hợp trên lấy phần nước cốt để uống vào sáng và tối mỗi ngày.
- Phần bã có thể dùng để ngậm trong miệng khoảng 5 phút.
- Súc miệng lại với nước ấm.
Phương pháp này nên được kiên trì thực hiện từ 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả trị ho. Ngoài ra, cách này cũng giúp làm giảm đau rát họng, khản tiếng, cảm lạnh khá tốt.
Sử dụng gừng và muối
Muối là gia vị không thể thiếu trong căn bếp mọi nhà. Muối vẫn luôn được biết đến với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó, muối còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, ho khan kéo dài, ho có đờm khá hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này theo các cách sau:
Cách 1: Ngậm muối gừng
- Chuẩn bị 1 củ gừng, rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng và giã nhuyễn cùng một chút muối ăn.
- Ngậm hỗn hợp trên trong khoảng 3 phút.
- Súc miệng lại với nước ấm.
Cách này nên được thực hiện 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi ngủ.
Cách 2: Trà gừng muối
- Chuẩn bị 1 củ gừng, rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng và giã nhuyễn cùng một chút muối ăn.
- Cho hỗn hợp trên vào ấm cùng 100ml nước sôi hãm trong khoảng 10 phút.
- Uống từng ngụm nhỏ khi trà còn ấm.
Cách này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Bạn nên kiên trì áp dụng cách này trong nhiều ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.
☛ Tham khảo thêm: Cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực
Gừng mật ong – khắc tinh của ho
Mật ong có vị ngọt, chứa rất nhiều acid amin, khoáng chất và vitamin có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, các acid amin trong mật ong được xem là các chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt tác nhân gây ho như vi khuẩn, virus, nấm… Ngoài ra, mật ong cũng giúp giảm đau rát họng, khản tiếng hiệu quả.
Kết hợp gừng và mật ong giúp điều trị ho, giảm tình trạng sưng, viêm, phục hồi tổn thương niêm mạc họng khá tốt.
Bạn có thể áp dụng mẹo trị ho bằng gừng và mật ong theo các cách sau:
Cách 1: Trà gừng mật ong
- Chuẩn bị 1 củ gừng, rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng và giã nhuyễn.
- Cho vào ly cùng 300ml nước sôi nóng và hãm trong khoảng 10 – 15 phút.
- Để nước nguội bớt, bạn thêm 4 – 5 thìa mật ong, khuấy đều.
- Ngậm và nuốt chậm trực tiếp khi trà còn ấm.
Cách 2: Mật ong + Gừng tươi + Trần bì
- Trần bì (vỏ cam, quýt khô) đem rửa sạch.
- Gừng tươi đem rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng và giã nhuyễn.
- Cho các nguyên liệu trên vào bát cùng mật ong và đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút.
- Khi chín, lấy khoảng 2 thìa cafe hỗn hợp khuấy cùng 100ml nước ấm để uống.
Cách này nên áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để đem lại công dụng giảm ho, đau rát họng tốt nhất.
Cách 3: Gừng ngâm mật ong
- Chuẩn bị gừng tươi, rửa sạch, thái thành lát mỏng và giã nhuyễn.
- Cho gừng tươi vào lọ thủy tinh, thêm mật ong đến ngập gừng, đậy nắp và để trong khoảng 1 tháng.
- Mỗi lần bị ho, bạn có thể ngậm trực tiếp hỗn hợp trên hoặc pha với nước ấm để uống.
Gừng ngâm mật ong có thể để trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc… Bạn có thể chuẩn bị trước để phòng mỗi khi gia đình có người bị ho.
Cách trị ho bằng lê và gừng
Lê là loại quả giàu dinh dưỡng, đồng thời cũng là bài thuốc trị ho được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Các hoạt chất trong lê giúp làm dịu phản ứng ho, làm dịu cơn đau rát họng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, bài thuốc kết hợp gừng và lê được xem là bài thuốc trị ho rất hiệu quả, được nhiều người áp dụng để trị ho tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
- Gừng tươi đem rửa sạch, gọt vỏ và thái thành lát mỏng.
- Lê rửa sạch, gọt vỏ, nạo thành sợi nhỏ.
- Cho các nguyên liệu trên vào bát, thêm đường phèn và đem chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Để nguội và ăn trực tiếp.
Cách này có thể áp dụng cho mọi thành viên trong gia đình, kể cả trẻ nhỏ. Bạn nên thực hiện nhiều lần cho đến khi tình trạng ho hết hẳn.
Gừng và lá hẹ giảm ho đờm
Theo những ghi chép của đông y, lá hẹ có tác dụng điều hòa khí huyết, thải độc làm ấm cơ thể và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, các thành phần hoạt chất của lá hẹ là các chất kháng sinh tự nhiên có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây ho, đờm, đau rát họng. Đồng thời, lá hẹ cũng giúp làm lành các tế bào bị tổn thương ở đường hô hấp.
Bạn có thể áp dụng mẹo trị ho nhờ gừng và hành tím theo các bước sau:
- Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn.
- Lá hẹ rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút.
- Trộn đều các nguyên liệu trên cùng một ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong 20 phút.
- Khi hỗn hợp nguội, bạn chắt nước uống khoảng 3 lần/ ngày.
Cách này nên được được áp dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện ho hiệu quả.
☛ Xem thêm tác dụng của lá hẹ: Cách trị đờm bằng lá hẹ
Lưu ý khi áp dụng cách trị ho bằng gừng
Cách trị ho bằng gừng được đánh giá là phương pháp khá an toàn, dễ áp dụng tại nhà do phương pháp này sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên và cách thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đem lại tác dụng tốt với người vừa chớm bị ho, hay bị ho mức độ nhẹ. Hiệu quả đem lại cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Bạn nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại tác dụng trị ho tốt.
Khi áp dụng cách này, bạn cũng cần hết sức lưu ý khâu chọn lựa nguyên liệu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gừng, bạn nên chọn loại gừng Việt Nam có củ nhỏ, vỏ da sần sùi, chia thành nhiều nhánh, có nhiều đường vân, màu tối. Khi bẻ, bạn sẽ nhìn thấy lõi gừng ta có nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét và màu vàng tươi. Loại gừng này thường cho lượng tinh dầu và hoạt chất cao hơn các loại gừng khác trên thị trường.
Ngoài ra, để sử dụng gừng an toàn, bạn cần lưu ý:
- Không nên lạm dụng gừng trong thời gian quá dài, chỉ nên dùng với liều lượng phù hợp.
- Không nên dùng gừng cho người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid.
- Không dùng gừng cho người bệnh mới mổ, chuẩn bị mổ, người đang bị chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam…
- Không nên dùng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng cho các đối tượng: bệnh nhân tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai…
Bên cạnh việc trị ho bằng gừng, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi và phòng ho tái phát:
- Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng, rửa tay trước khi ăn và sau khi ăn.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, khi phải tiếp xúc với khói bụi…
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng.
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm gây kích ứng họng như: đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, các chất kích thích như bia, rượu…
Xịt họng AFree – Giải pháp hữu hiệu giảm ho do viêm đường hô hấp
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ là biện pháp giúp bạn chủ động đẩy lùi tình trạng ho, rát họng và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm vệ sinh miệng hiệu quả, tiện lợi và dễ sử dụng thì xịt họng AFree chính là cái tên bạn không nên bỏ qua.
Xịt họng AFree được sản xuất theo công nghệ hiện đại, từ hai thành phần DMSO (dimethyl Sulfoxide) và Kẽm clorua có tác dụng hiệu quả với các vấn đề về đường hô hấp:
- Kẽm Clorua: có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm và tạo điều kiện để tăng cường làm lành vết loét.
- DMSO: là hợp chất tự nhiên chiết xuất từ phần thịt gỗ. DMSO không chỉ là chất chống oxy hóa mà còn có tác dụng làm tăng thấm thuốc qua màng sinh học mà không hề gây tình trạng kích ứng vết loét hay hư hại niêm mạc.
Sản phẩm xịt họng AFree đem lại công dụng vượt trội như:
- Giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đau rát họng chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng.
- Giảm tình trạng ho.
- Giúp phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn hay virus gây ra.
Sản phẩm được thiết kế dưới dạng vòi xịt phun sương giúp bạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.