Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các dị vật ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng. Trẻ sơ sinh thường xuyên bị ho, do hệ thống hô hấp của chúng chưa được phát triển toàn diện. Ho kéo dài lâu ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến trẻ ngủ không ngon và thường xuyên quấy khóc. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho? Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh các cách trị ho cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho hiệu quả.
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ sơ sinh bị ho khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì không biết tại sao con bị ho. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yêu khiến trẻ sơ sinh bị ho:
- Do hệ miễn dịch: Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển toàn diện nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp gây ho.
- Do thay đổi nhiệt độ thời tiết (hay nhiệt độ phòng): Nhiệt độ thay đổi thất thường hoặc từ nóng chuyển sang lạnh khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, ho. Cơ chế là khi trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, các mạch máu ở niêm mạc mũi, họng và đường hô hấp trên sẽ co lại, làm giảm máu đến các khu vực này, giảm cung cấp dưỡng chất và giảm các tế bào chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Do không khí môi trường: Khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc… phản xạ cơ thể sẽ gây ho để tống các yếu tố kích thích ra ngoài. Ngoài ra, trẻ sơ sinh tiếp xúc lâu ngày với môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, khiến trẻ mắc các bệnh mạn tính về đường hô hấp và gây ho.
- Do bệnh lý (hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản, ho gà…): Các bệnh lý này đều có triệu chứng là ho. Tuy nhiên, mỗi bệnh lý khác nhau thường đi kèm với các triệu chứng khác nữa.
- Do trào ngược: Nếu cơn ho của trẻ xảy ra ngay sau khi ăn, trào ngược có thể là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho. Khi bị trào ngược, trẻ sẽ trớ thức ăn và sữa ra ngoài, điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc và ho.
- Do sặc hoặc mắc dị vật: Bố mẹ thường xuyên cho bé chơi đồ chơi khi ăn để kích thích bé ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, đôi khi trẻ hay cho những đồ chơi này vào miệng và gặm. Điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị hóc, khó thở và ho.
Các giải pháp áp dụng cho trẻ sơ sinh bị ho là gì?
Khi trẻ sơ sinh bị ho khiến các ông bố bà mẹ mệt mỏi vì không biết nên xử lý như thế nào. Mỗi nguyên nhân gây ho khác nhau sẽ có các cách xử lý khác nhau. Dưới đây là một số giải pháp hữu hiệu giảm ho cho bé hiệu quả, bố mẹ nên lưu lại nhé:
- Khi trẻ bị ho do thay đổi thời tiết: Khi trời lạnh, bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ trong thời gian này bằng cách cho trẻ mặc quần áo ấm, không cho trẻ ăn đồ lạnh, không tắm lâu…
- Ho do môi trường không khí: Phụ huynh nên thay đổi môi trường không khí thoáng mát hay có thể sử dụng máy lọc không khi trong phòng trẻ.
- Ho do dị ứng: Khi trẻ có tiền sử ho do dị ứng, bố mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa hay lông động vật.
- Ho do trào ngược: Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn cho trẻ hoặc có thể chia nhỏ bữa ăn. Khi trẻ bú xong, mẹ hãy giữ trẻ đứng thẳng trong khoảng 20-30 phút giúp trẻ đỡ trào ngược ngay sau khi ăn.
- Ho do mắc dị vật: Phụ huynh lưu ý không nên cho trẻ chơi với đồ chơi có kích thước quá bé và chơi khi không có sự giám sát của người lớn.
Các cách trị ho cho trẻ tại nhà bằng phương pháp dân gian
Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt, vì vậy, khi trẻ ho bố mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho. Bố mẹ có thể chữa ho tại nhà cho bé bằng biện pháp dân gian vừa an toàn vừa giảm ho hiệu quả. Phương pháp chữa ho cho bé bằng quả quất được các bậc phụ huynh sử dụng khá phổ biến. Cụ thể của phương pháp như sau:
Qủa quất (hay quả tắc) là một loại quả có tác dụng chữa ho rất tốt. Theo Đông y, quất có vị chua nhưng không quá gắt, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm và giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Còn theo Tây y, quả quất có chứa lượng lớn tinh dầu, các chất chống oxy hóa, nhiều loại vitamin nên có công dụng kháng viêm, long đờm, giảm ho.
Bên cạnh đó, quất còn là loại quả quen thuộc, an toàn, lành tính mà còn dễ kiếm và dễ chế biến. Dưới đây là một số phương pháp chế biến quất để giảm ho cho trẻ:
Quất hấp đường phèn
Theo Đông y, đường phèn có tính mát, vị ngọt thanh, tác dụng bổ phế, thanh nhiệt, giải độc, giảm các cơn ho nhanh chóng. Quất xanh kết hợp với đường phèn đem đi hấp cách thủy có tác dụng giúp cải thiện ho do thời tiết lạnh rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2-3 quả quất xanh, 1 chút đường phèn.
- Quất đem đi rửa sạch, cắt lát, để nguyên cả vỏ và hạt.
- Trộn quất đã sơ chế với đường phèn vào bát rồi đem đi hấp cách thủy cho đến khi quất chín.
- Sau khi hấp xong, dằm cả vỏ và hạt, để nguội rồi chắt lấy nước cho bé uống.
Quất kết hợp với lá húng chanh, đường phèn
Lá húng chanh không chỉ được dùng làm các món ăn kèm trong các bữa ăn mà còn là vị thuốc Nam được dùng phổ biến để trị ho, viêm họng, giải cảm rất tốt.
Lá húng chanh kết hợp quất, đường phèn là một bài thuốc được dùng để chữa ho và các bệnh đường hô hấp cho trẻ em.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 15-20 lá húng chanh, 5 quả quất xanh, 2 muỗng cà phê đường phèn.
- Lá húng chanh đem đi rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5 phút rồi để ráo nước.
- Quất rửa sạch, bổ đôi và bỏ hạt. Đường phèn giã nhỏ.
- Trộn đều hỗn hợp lá húng chanh, quất, đường phèn đã được sơ chế.
- Đem hỗn hợp trên đi cách thủy trong 20 phút.
- Để nguội, chắt lấy nước, cho bé uống 2 lần mỗi ngày, sau 5 ngày sẽ thấy tình trạng ho giảm dần.
☛ Tham khảo đầy đủ: Cách trị ho, tiêu đờm cho bé
Trẻ sơ sinh bị ho khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đối với những trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm amidan…) thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản..) thường khá nghiêm trọng, bởi vì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp nặng và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị ho mà bố mẹ cần mang trẻ đi khám gấp. Cụ thể là:
Đối với những trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:
- Trẻ bị sốt cao, co giật.
- Hơi thở bất thường.
- Ho kéo dài lâu ngày không khỏi.
- Chảy nhiều nước mũi, quấy khóc thường xuyên, bú kém hoặc bỏ bú
Đối với những trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:
- Trẻ bỏ bú hoặc bú kém.
- Sốt cao liên tục hoặc hạ thân nhiệt đột ngột.
- Khò khè, khó thở, thở rít.
- Ngủ li bì, khó đánh thức trẻ dậy.
- Trẻ nôn, trớ, mệt mỏi, quấy khóc nhiều.
- Ho kéo dài, đặc biệt ho nhiều về đêm và sáng sớm.
- Da xanh hoặc tím tái.
- Khi thở, thấy rút lõm lồng ngực.
Những lưu ý dành cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho
Ngoài điều trị bệnh, bố mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc bé khi bị ho giúp rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời tránh tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ có thể tham khảo nhé:
Rửa mũi thường xuyên
Với những trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết dịch mũi gây khó thở, khiến trẻ ngủ không ngon, quấy khóc. Không những thế, trẻ sơ sinh không có khả năng tự khạc đờm hoặc hỉ mũi. Ngoài ra, đờm tích tụ lâu ngày trong khoang mũi có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến bệnh nặng thêm.
Vì vậy, bố mẹ cần rửa mũi thường xuyên cho trẻ giúp làm loãng dịch nhày, giúp trẻ dễ ho để tống đờm nhớt ra khỏi mũi dễ dàng hơn. Việc này giúp làm thông thoáng đường thở, khiến bé dễ chịu hơn.
Uống nhiều nước
Bổ sung nước có thể giúp làm loãng các chất nhầy ở họng và mũi trẻ, trẻ sẽ đỡ khó thở và ho loại bỏ đờm dễ dàng hơn. Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé bú sữa mẹ. Còn với những bé trên 6 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm nước cho bé qua các loại đồ uống sau: nước trái cây, sữa mẹ, nước thường.
Nâng cao đầu trẻ khi nằm
Nâng cao đầu trẻ khi nằm giúp bé thở dễ dàng hơn và giảm ho hơn. Mẹ có thể cho bé nằm gối cao hơn hoặc kê thêm 1 cái khăn ở dưới gối của bé khi nằm giúp đầu nâng cao hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên nâng cao quá vì điều này có thể khiến bé bị ngạt thở, bong gân cổ ở trẻ…
Tăng cường cữ bú
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi vì, sữa mẹ không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện mà còn chứa lượng lớn kháng thể. Những kháng thể này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé, ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn gây hại.
Vì vậy, khi bé bị ho, mẹ nên tăng cường cữ bú cho bé. Nếu bé không chịu ti, mẹ nên chia nhỏ các lần ti trong ngày cho bé.
Sử dụng máy làm ẩm không khí
Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát sẽ giúp đường mũi co lại và dễ thở hơn. Bố mẹ không nên sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát vì nó có thể khiến mũi bị sưng và thở khó hơn. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ vào ban đêm khi bé đã ngủ.
Chế biến thức ăn dễ nuốt
Khi bị ho, họng của bé có thể bị sưng đau và xước, khiến bé khó chịu, biếng ăn. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn các món ăn mềm, mịn, dễ nuốt, không gây khó chịu cho trẻ khi ăn nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.