Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến bất cứ ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh có cảm giác đau xót, mệt mỏi, gây ảnh hưởng lớn đến ăn uống và giao tiếp. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 10 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày vô cùng hiệu quả và đã được nhiều người áp dụng.
Mục lục
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (hay còn gọi là loét miệng, lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ, xuất hiện ở niêm mạc bên trong miệng như lợi, bên trong má, môi. Các vết loét nhiệt miệng thường có màu trắng hoặc vàng và viền xung quanh màu đỏ, hình dạng tròn hoặc hình oval.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nhiệt miệng. Các nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Căng thẳng, stress kéo dài
- Hệ miễn dịch kém, sức đề kháng suy giảm
- Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa natri lauryl sulfate
- Cơ địa nhạy cảm với các thực phẩm như cà phê, dâu tây, trứng, phô mai, chocolate…
- Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12, C, kẽm, acid folic, sắt…
- Thay đổi nội tiết tố do phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt
- Tổn thương khoang miệng do các thủ thuật nha khoa, đánh răng quá mạnh, vô tình cắn vào má trong lúc ăn uống, nói chuyện…
- Nhiễm vi khuẩn gây loét dạ dày Helicobacter pylori hoặc một số vi khuẩn gây bệnh tại khoang miệng
- Mắc các bệnh lý như viêm ruột Crohn, bệnh tự miễn Celiac, Behcet, HIV/AIDS…
Tìm hiểu thêm: Thường xuyên bị nhiệt miệng là của bệnh gì?
10 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày nhanh nhất – hiệu quả nhất
Thông thường, các vết nhiệt miệng sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, cảm khác đau rát, khó chịu khi bị nhiệt miệng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Để các vết viêm loét nhiệt miệng nhanh chóng biến mất, bạn có thể áp dụng các phương pháp trị nhiệt miệng nhanh nhất và hiệu quả nhất sau đây:
➤ Biện pháp trị nhiệt miệng nhanh có thể tác động trực tiếp trên bề mặt vết viêm loét
Dùng nước oxy già
Oxy già là dung dịch sát khuẩn thông dụng được sử dụng với nhiều mục đích như rửa vết thương, vết trầy xước, sát trùng dao kéo, rửa tay… Dùng oxy già để thấm lên vết loét nhiệt miệng là phương pháp trị bệnh hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Bạn hãy pha loãng oxy già 3% với nước, dùng tăm bông thấm dung dịch này thoa vào vết loét nhiệt miệng nhiều lần trong ngày. Thêm vào đó, bạn có thể pha loãng oxy già để súc miệng nhằm làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
Dùng baking soda
Baking soda (còn gọi là thuốc muối) là loại nguyên liệu thường dùng trong gia đình để làm bánh, làm đẹp, tẩy trắng quần áo… Dùng baking soda chữa nhiệt miệng là phương pháp được nhiều người tin dùng vì hợp chất này giúp cân bằng pH trong khoang miệng, ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy pha 5g baking soda với 230ml nước, hòa tan hoàn toàn. Dùng 15 – 20ml hỗn hợp vừa pha để súc miệng trong 30 giây, thực hiện mỗi ngày 2 -3 lần.
Dùng mật ong
Mật ong là loại thực phẩm quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình. Không chỉ là một loại thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng, mật ong còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp cho vết nhiệt miệng không bị sưng đỏ, đau rát.
Bạn hãy bôi trực tiếp mật ong lên vết loét miệng miệng rồi để cho mật ong thấm từ từ. Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với tinh bột nghệ rồi bôi lên vết loét nhiệt miệng.
Súc miệng với nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả mà lại an toàn và lành tính. Khi bị nhiệt miệng, súc miệng với nước muối sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau rát lại vị trí viêm loét.
Bạn có thể tự pha nước muối để súc miệng bằng cách hòa tan 5g muối tinh với 250ml nước ấm, súc miệng bằng dung dịch vừa pha trong khoảng 20 – 30 giây, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Dùng thuốc bôi gel, thuốc mỡ
Một trong số những phương pháp trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả là sử dụng thuốc bôi dạng gel hoặc thuốc mỡ với tác dụng giảm đau tức thời, thúc đẩy tế bào mới phát triển. Các dạng thuốc bôi gel, thuốc mỡ có thành phần đa dạng khác nhau như Lidocain, Chlorhexidine, Triamcinolon acetonide…
Một số loại thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến trên thị trường có Oracortia, Kamistad Gel N, Mouthpaste, Orrepaste, Gengigel…
Khi sử dụng thuốc bôi trị nhiệt miệng, bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Tham khảo thông tin: Thuốc nhiệt miệng nên dùng loại nào?
Ngoài những biện pháp tác động trực tiếp trên bề mặt, bạn có thể áp dụng kết hợp thêm các mẹo chữa nhiệt miệng sau đây giúp làm mát từ trong cơ thể như sau:
Uống bột sắn dây
Sắn dây là cây dây leo quen thuộc với người dân Việt Nam. Theo Y học cổ truyền, bột sắn dây có vị ngọt cay, tính mát, quy kinh vào tỳ, phế, bàng quang với các tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Bột sắn dây thường được sử dụng cho người bệnh bị cảm sốt, khát nước, mụn nhọt, nhức đầu…
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể pha một thìa một sắn dây (khoảng 15 – 20g) với nước đun sôi để nguội, thêm một thìa nhỏ đường, hòa tan rồi uống. Nước sắn dây sẽ có tác dụng làm mát cơ thể và giúp nhiệt miệng nhanh chóng biến mất.
Bạn cũng có thể nấu chè bột sắn dây bằng cách cho bột sắn dây vào nồi, thêm một chút đường theo sở thích. Thêm vào 2 bát con nước ấm, khuấy để hỗn hợp tan đều. Đun hỗn hợp đến khi chuyển màu trong suốt, quánh đặc thì tắt bếp và dùng khi nóng hoặc để nguội.
Nước nước khế chua
Khế chua chứa lượng lớn acid oxalic giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng miễn dịch. Không chỉ vậy, trong khế chua còn chứa vitamin C, K, A, canxi, sắt, natri… giúp giải nhiệt, trị nhiệt miệng từ bên trong.
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 2 – 3 quả khế chua và nửa lít nước lọc. Khế đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi cắt thành múi. Cho khế vào nồi với nửa lít nước rồi đun sôi ở lửa nhỏ trong vòng 5 phút. Chờ cho nước khế nguội thì lọc lấy phần nước, bảo quản trong bình cho nắp đậy. Dùng nước khế để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày, kiên trì thực hiện sẽ giúp vết loét nhiệt miệng dần biến mất.
Uống nước rau má
Rau má là vị thuốc có vị ngọt hơi đắng và tác dụng giải nhiệt, thải độc, lợi sữa… Y học hiện đại đã chỉ ra trong rau má có chứa triterpenoids có công dụng làm lành vết thương, giúp vết nhiệt miệng nhanh hồi phục…
Để chữa nhiệt miệng, bạn hãy chuẩn bị một nắm lá rau má, đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Giã rau má rồi lọc lấy nước cốt để uống và súc miệng hằng ngày, vết loét sẽ dần biến mất.
Uống nước cam, chanh
Cam, chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa… cần thiết cho cơ thể. Uống nước cam, chanh không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể mà còn có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả.
Bạn hãy uống nước cam, chanh pha loãng với nước để trị nhiệt miệng, nên sử dụng nước ấm để cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất hơn. Hoặc bạn cũng có thể pha nước chanh muối, nước chanh mật ong để uống nhằm trị nhiệt miệng, giảm cân, làm đẹp da…
Uống nước rau diếp cá
Rau diếp cá có vị cay và tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, kích thích tiêu hóa. Gần đây, Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy rau má có chứa decanoyl acetaldyhyd mang tính kháng sinh, giúp ức chế vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, xoắn khuẩn… Nhờ đó, rau diếp cá có thể được sử dụng để lọc máu, giải độc, tăng cường sức đề kháng, trị viêm loét nhiệt miệng…
Bài thuốc chữa nhiệt miệng từ rau diếp cá rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị 100g rau diếp cá, nhặt bỏ phần lá già và rửa sạch, để ráo nước. Xay nhuyễn rau diếp cá rồi gạn bỏ phần bã, lấy phần nước pha thêm một chút đường rồi uống 2 – 3 lần trong ngày. Nếu rau diếp cá tươi khó uống, bạn có thể đem sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày với hiệu quả tương tự.
Xem đầy đủ: Cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em
Xịt họng AFree – hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Bên cạnh 10 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn sản phẩm xịt họng AFree giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp vô cùng hiệu quả. Sản phẩm này được sản xuất và phân phối bởi Công ty Dược phẩm Thái Minh, công ty dược phẩm đã hoạt động 10 năm tại thị trường Việt Nam với nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tiếng như Khương Thảo Đan, Vương Bảo, Tràng Phục Linh, Bình Vị Thái Minh…
Xịt họng AFree được cho sản xuất từ nghiên cứu về sự kết hợp trong việc ứng dụng kẽm iod được nano hóa trong dung môi hữu cơ để diệt khuẩn. Theo đó, kẽm ion nano hóa có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, nấm, virus, lao…
Dung dịch xịt họng AFree được khuyên dùng cho các đối tượng gồm:
- Người bị ho có đờm, sưng viêm, đau rát cổ họng
- Người đang mắc bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra
- Người có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm VA…
- Người nhiệt miệng lâu ngày không khỏi
Cách sử dụng sản phẩm này cũng rất đơn giản, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt, từ từ xoay đầu xịt một góc thích hợp để dễ dàng đưa thuốc tới vị trí cần điều trị trong khoang miệng, họng.
- Bước 2: Tiếp tục mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Cầm lọ xịt trong bàn tay, ngón trỏ đặt lên nút xịt. Đưa đầu xịt hướng đến vị trí mong muốn rồi nhấn nhẹ 4 – 6 nhịp liền nhau.
- Bước 4: Vệ sinh đầu xịt cho sạch sẽ rồi đóng nắp như ban đầu.
Với việc sử dụng xịt họng AFree 4 – 6 lần/ngày tác động vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương, chỉ sau ít ngày các bệnh đường hô hấp sẽ dần biến mất. Trường hợp bệnh nặng hơn, các bạn có thể xịt đến 15 lần/ngày để đạt được tác dụng tối đa. Ngoài ra, người bệnh nhiệt miệng, ho… có thể pha AFree với nước theo tỷ lệ 1:15 rồi dùng dung dịch này để súc miệng mỗi ngày, mỗi lần 25 – 30ml.
Lưu ý: Không được dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Những lưu ý cho người nhiệt miệng tránh tái phát
Có một số người thường xuyên bị nhiệt miệng hơn những người khác. Để giảm tần suất của các vết loét khó chịu này, bạn có thể làm theo các mẹo sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ
- Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám dính trên răng
- Đi kiểm tra răng miệng và lấy cao răng ít nhất 6 tháng một lần
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, chải răng đúng cách để không gây tổn thương niêm mạc miệng
- Không dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate
- Hạn chế ăn những loại thức ăn giòn có thể gây tổn thương khoang miệng như bim bim, bánh quy giòn, một số loại hạt…
- Tránh các loại thức ăn mà bạn nhạy cảm hoặc dị ứng (như chocolate, đậu phộng, dâu tây, phô mai…)
- Đảm bảo chế độ ăn hằng ngày đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi có lợi cho sức khỏe
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng, stress
- Hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Lời kết:
Bài viết trên đây của chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng bệnh nhiệt miệng và 10 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày. Mong rằng các bạn đã lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và đừng quên chia sẻ với bạn bè, người thân để cùng nhau giữ gìn sức khỏe khỏe mạnh nhé.
☛ Đọc thêm: Bị nhiệt miệng quanh năm mãi không khỏi?