Ho ra máu là tín hiệu cảnh báo đường hô hấp của bạn đang gặp rắc rối. Nếu không được xử lý kịp thời, ho ra máu sẽ càng ngày càng nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu này, bạn hãy tìm hiểu và sử dụng ngay các cây thuốc nam trị ho ra máu từ dân gian truyền lại để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng này nhé!
Mục lục
Nguyên nhân nào dẫn đến ho ra máu?
Ho ra máu là tình trạng máu từ các cơ quan hô hấp như họng, phế quản, phổi được ho, khạc ra ngoài theo đường miệng hoặc mũi.
Tình trạng ho ra máu là dấu hiệu đường hô hấp trên bị tổn thương do các bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường như: viêm amidan, viêm họng… Nguyên nhân này thường chiếm đa số, với số lượng chảy máu rất ít, có lẫn với đờm, xảy ra không liên tục.
Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân trên thì ho ra máu cũng có thể là dấu hiệu của đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, như là:
- Bệnh lao phổi – lao màng phổi: Viêm họng khạc ra đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu kèm theo dấu hiệu cơ thể như sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau họng có nổi hạch, ù tai, đau đầu…
- Bệnh phù phổi cấp, phổi tắc nghẹn mạn tính: Ho khạc ra đờm lẫn máu hoặc ho ra máu có màu đen hoặc dạng đờm bọt có máu.
- Bệnh viêm phổi giai đoạn đầu – bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: Người bệnh ho khạc ra nhiều đờm không màu, hoặc có màu trắng nhạt hơi dính, trong suốt và có lẫn máu.
- Bệnh ung thư phổi: Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong giai đoạn đầu, bệnh diễn biến âm thầm nên khó phát hiện. Ở giai đoạn sau, các mạch máu bị tổn thương do khối u chèn ép hay tế bào bị vỡ gây triệu chứng ho ra máu. Người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như: đau tức ngực, thở khò khè, khàn tiếng, sụt cân không rõ nguyên do…
Trường hợp này người bệnh ho ra máu với số lượng nhiều, kéo dài trong nhiều ngày không khỏi. Bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị và xử lý kịp thời.
Tổng hợp 8 cây thuốc nam trị ho ra máu
Máu khi ho có thể là máu tươi hoặc kèm theo đờm, có màu đỏ tươi, đỏ sẫm… Dựa vào lượng máu, màu sắc và tần suất chảy máu, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán đây có phải tình trạng nguy hiểm cần can thiệp y tế hay không. Với nguyên nhân ho ra máu số lượng ít, không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tìm đến các các dùng cây thuốc nam trị ho ra máu dưới đây để hỗ trợ đẩy lùi tình trạng bệnh.
Sử dụng mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng còn được gọi là ngân nhĩ, bạch nhĩ tử, bạch mộc nhĩ, tuyết nhĩ là vị thuốc đông y có tính bình, vị ngọt nhạt, lợi về các kinh tỳ, vị, phế.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, loại thực phẩm này rất giàu albumin, chất đường, chất béo, các chất muối vô cơ và sinh tố B. Nhờ vậy, mộc nhĩ trắng đem lại công dụng giảm ho ra máu rất tốt, đặc biệt là các trường hợp ho ra máu do bệnh lao hoặc viêm phế quản. Nhưng với trường hợp ho ra máu do cảm lạnh, phong hàn thì bạn không nên áp dụng mẹo này nhé!
Bạn có thể áp dụng mẹo này tại nhà như sau:
Cách 1: Cháo mộc nhĩ trắng nấu với táo tàu
Táo tàu lại là vị thuốc Đông y rất giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sự kết hợp của hai vị thuốc này giúp tăng cường hiệu quả giảm ho ra máu, đồng thời tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể và tăng tái tạo tế bào máu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mộc nhĩ trắng: 10g.
- Gạo tẻ: 100gr.
- Táo tàu: 5 – 6 quả.
- Đường phèn: Tùy khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Mộc nhĩ trắng đem rửa sạch, ngâm trong nước lạnh khoảng 2 – 3 tiếng cho nở hết rồi rửa sạch, cắt bỏ chân.
- Gạo tẻ vo sạch đen nấu cùng táo tàu đến khi sôi rồi cho mộc nhĩ trắng và đường phèn vào và nấu thành cháo.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Cách 2: Mộc nhĩ trắng chưng đường phèn
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mộc nhĩ trắng: 30 gram.
- Đường phèn: 30 gram.
Cách thực hiện:
- Mộc nhĩ trắng đem rửa sạch, ngâm trong nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, cắt bỏ chân và cắt nhỏ.
- Cho mộc nhĩ trắng và bát cùng đường phèn và nước rồi đem chưng cách thủy trong khoảng 30 phút.
- Chia ra ăn nhiều lần trong ngày.
Sử dụng cây mỏ quạ
Cây mỏ quạ, (có nơi gọi là móc câu, mỏ diều, hoàng lồ, vàng lồ) là loại cây thuộc họ dâu tằm mọc hoang tại các vùng núi nước ta. Theo Đông y, cây mỏ quạ có tính mát, vị hơi đắng, có nhiều công dụng tốt như hoạt huyết phá ứ, giảm sưng đau, làm mát phổi. Dân gian thường sử dụng loại cây này dể chữa các bệnh lý như viêm họng, cảm lạnh, đặc biệt là ho ra máu do bệnh lao phổi hay nóng ở phổi.
Bạn có thể áp dụng cách này như sau:
- Chuẩn bị khoảng 60 gram rễ mỏ quạ, cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, rửa sạch với nước.
- Sau đó, bạn đem thái rễ thành các lát mỏng, sao xém cạnh và phơi khô.
- Đem sắc phần rễ với nước trong khoảng 30 phút.
- Khuấy cùng đường phèn và uống 2 lần mỗi ngày.
Cần lưu ý, bài thuốc này không nên áp dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng hoa cây lẻ bạn
Cây lẻ bạn (có tên khoa học là Tradescantia discolor), còn được gọi với cái tên cây sò huyết, cây lão bạng… Trong dân gian, phần hoa lẻ bạn có vị ngọt, nhạt, tính mát, tác dụng vào phần phổi và huyết nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc làm mát huyết, giải độc, chữa các chứng ho ra máu, do nguyên nhân huyết bị nhiệt. Ngoài ra, loại thảo mộc này cũng đem lại tác dụng tốt với người bệnh bị viêm họng, viêm phế quản, viêm khí quản cấp và mạn tính, ho có đờm…
Bạn có thể sử dụng hoa lẻ bạn theo các cách sau:
Cách 1:
Chuẩn bị:
- Hoa lẻ bạn: 15gram.
- Vỏ núc nác: 5gram.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước muối loãng.
- Cho nguyên liệu vào nồi và thêm khoảng 600ml, sắc đến khi còn 100ml.
- Chia ra uống 2 lần trong ngày.
Cách 2:
Chuẩn bị:
- Hoa lẻ bạn: 15gram.
- Mật ong hoặc đường phèn.
Cách thực hiện:
- Hoa lẻ bạn rửa sạch với nước muối loãng, thái nhỏ.
- Trộn cùng mật ong hoặc đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
- Chắt lấy phần nước và chia ra uống 2 lần mỗi ngày.
Hoa lẻ bạn có tính mát, vì vậy những người bị ho ra máu do cảm lạnh, trong người suy nhược, thường xuyên bị lạnh, ăn uống khó tiêu hóa thì không nên áp dụng cách này.
Sử dụng vị thuốc bạch cập
Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là một trong những vị thuốc Đông y chữa ho ra máu được sử dụng phổ biến trong dân gian. Theo Đông y, đây là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy kinh phế. Dân gian thường thu hái phần rễ bạch cập, đem về hấp, thái phiến phơi khô hoặc tán thành bột mịn để dùng làm thuốc.
Vị thuốc này có đặc tính cầm máu, sát khuẩn, giải độc tốt, đồng thời còn hỗ trợ làm lành nhanh các vết thương và tăng cường chức năng của phế.
Bạn có thể sử dụng bạch cập theo các cách sau đây:
Cách 1: Áp dụng cho trường hợp ho ra máu có lẫn đờm, chất nhầy
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bạch cập: 15gram.
- Thị bính thái phiến mỏng: 50gram.
- Gạo tẻ: 50gram.
- Mật ong vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Gạo tẻ vo sạch đem nấu cùng thị bính thành cháo loãng.
- Thêm bột bạch cập và mật ong vào, khuấy đều và ăn khi còn nóng.
Bạn nên áp dụng mẹo này 2 lần/ ngày để giảm ho ra máu nhanh nhất.
Cách 2: Áp dụng cho trường hợp ho ra máu nặng, cấp tính
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bạch cập: 12gram.
- Bạch mao căn: 30gram.
- Tử thảo: 30gram.
- Bột tam thất: 8gram.
- Bột đại hoàng: 2gram.
Cách thực hiện:
- Sắc nước tử thảo, bạch mao căn rồi khuấy đều cùng các bột dược liệu còn lại.
- Chia ra uống 2 lần mỗi ngày, uống khi còn ấm.
Sử dụng rau ngổ
Là loại rau gia vị quen thuộc nhưng ít ai biết rằng, rau ngổ cũng là vị thuốc dân gian chữa ho ra máu rất hiệu quả.
Theo các nghiên cứu khoa học, rau ngổ chứa nhiều thành phần tốt như coumarine và flavonoid có khả năng sát khuẩn, cầm máu, kháng viêm. Ngoài ra, vitamin B, C, glucid, protid, caroten, các tinh dầu trong rau ngổ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phục hồi niêm mạc.
Mẹo này thường được áp dụng cho người bị ho ra máu do các bệnh như viêm phế quản mãn tính, viêm họng… gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Nếu cũng đang bị ho ra máu do các bệnh lý này thì bạn có thể áp dụng mẹo này như sau:
- Chuẩn bị khoảng 50 gram rau ngổ, đem rửa sạch với nước muối loãng.
- Giã nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt, thêm vài hạt muối vào khuấy đều cho tan.
- Uống vào mỗi sáng khi thức dậy.
Cách này nên được áp dụng đều đặn hằng ngày trong khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm ho ra máu tốt.
Sử dụng hoa hồng bạch
Mẹo chữa ho ra máu từ ho hồng bạch là một trong những cách chữa ho khá phổ biến trong dân gian cho đối tượng trẻ nhỏ. Theo y học cổ truyền, hoa hồng bạch có vị ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ, không độc có tác dụng chữa ho có đờm, ho ra máu.
Nếu như bé nhà mình đang gặp phải tình trạng này thì phụ huynh hãy tìm hiểu ngay các bước chữa ho từ hoa hồng bạch dưới đây nhé:
Chuẩn bị:
- Hoa hồng bạch: 5 – 7 cánh hoa.
- Mật ong hoặc đường phèn.
Cách thực hiện:
- Hoa hồng bạch đem rửa sạch với nước muối loãng.
- Cắt nhỏ và đem hấp cách thủy cùng mật ong hoặc đường phèn.
- Mỗi lần dùng, bạn uống 1 thìa nhỏ, nuốt từ từ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm quất để tăng hiệu quả chữa ho
Sử dụng rễ cỏ tranh và ngó sen
Với trường hợp ho ra máu do phế nhiệt, ho do lao lực, làm việc quá sức, người bệnh có thể tham khảo cách chữa ho từ rễ cỏ tranh và nước ngó sen. Theo đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết sinh tân dịch, thanh nhiệt. Nước ngó sen lại có công dụng cầm máu, điều khí, an thần. Kết hợp hai vị dược liệu này có tác dụng làm mát cơ thể, giảm ho ra máu hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng mẹo này theo các bước dưới đây:
Chuẩn bị:
- Rễ cỏ tranh tươi: 150gram.
- Ngó sen: 200gram.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu trên đem rửa sạch để loại bỏ các chất bẩn. Sau đó đem thái thành các lát mỏng.
- Cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước đến khi còn khoảng 600ml thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước để nguội bớt rồi chia ra uống nhiều lần trong ngày.
Bạn cần kiên trì thực hiện mẹo này để đem lại hiệu quả giảm ho ra máu nhanh chóng. Ngoài ra, với trường hợp ho ra máu nhiều, bạn có thể bổ sung thêm 100 gram rễ cây đại kế để tăng hiệu quả cầm máu, phục hồi tổn thương.
Lưu ý: Với trường hợp ho ra máu kèm theo đau bụng đi ngoài, bạn nên giảm lượng rễ cỏ tranh.
Sử dụng vỏ rễ cây dâu ta
Vỏ rễ cây dâu ta (còn gọi là tang bạch bì) là vị thuốc y học cổ truyền có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt trong trường hợp ho đờm có lẫn máu.
Theo đông y, vỏ rễ dâu là vị thuốc ngọt, tính bình, không độc, quy kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, có công dụng thanh phế chỉ khái, giảm ho đờm, ho ra máu.
Bạn có thể áp dụng mẹo này như sau:
- Tang bạch bì sau khi sao cùng mật ong và phơi khô thì đem tán thành bột mịn.
- Mỗi ngày, bạn pha khoảng 10 – 20g bột tang bạch bì với nước cơm, uống trong 1 – 2 tuần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu cùng phổi lợn để ăn hằng ngày cũng đem lại hiệu quả chữa ho ra máu tốt.
Có nên dùng cây thuốc nam trị ho ra máu?
Sử dụng các loại cây thuốc nam chữa ho ra máu vẫn luôn được đánh giá là biện pháp an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ với người sử dụng mà vẫn đem lại hiệu quả chữa ho ra máu khả quan.
Tuy nhiên, các bài thuốc này sử dụng nguồn thảo dược thiên nhiên nên đem lại tác dụng khá chậm, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả chữa ho ra máu tốt. Tác dụng giảm ho, cầm máu cũng không nhanh chóng, mạnh mẽ như sử dụng các thuốc Tây y thông thường.
Do vậy, bạn chỉ nên áp dụng cách này cho các trường hợp bị ho ra máu do tổn thương niêm mạc như viêm họng, viêm phế quản, ho nhiều do cảm lạnh… Nhưng nếu áp dụng trong thời gian dài không đem lại hiệu quả tốt, bạn cũng nên ngừng áp dụng và chuyển sang phương pháp khác hoặc đi thăm khám bác sĩ.
Với trường hợp ho ra máu nghiêm trọng hơn như ho ra máu với số lượng nhiều, dai dẳng, ho ra máu do bệnh lao phổi, ung thư đường hô hấp thì các mẹo trên chỉ có tác dụng giảm ho ra máu tạm thời. Bạn cần đến các trung tâm y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách, kịp thời. Nhờ vậy, tình trạng ho ra máu mới có thể được loại bỏ triệt để, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/chua-ho-ra-mau-bang-bach-cap-169101584.htm
- https://suckhoedoisong.vn/re-cay-dau-vi-thuoc-chong-ho-tru-dom-16932666.htm
- https://youmed.vn/tin-tuc/le-ban-loai-cay-dep-va-mat-chua-benh-ho-ra-mau/
- https://hieubenh.com/tri-ho-ra-mau-tu-nhung-bai-thuoc-dan-gian-truyen-lai/