Cúm A và cảm cúm thông thường là những bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp có các triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Vậy có cách nào để phân biệt 2 bệnh này với nhau không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Cảm cúm thông thường và cúm A là gì?
- 2. Cúm A và cảm cúm thông thường có phải do cùng một loại virus?
- 3. Dấu hiệu phân biệt cảm cúm thường và cúm A?
- 4. Cúm A và cảm lạnh thông thường có nguy hiểm không?
- 5. Điều trị cảm cúm thông thường và cúm A như thế nào?
- 6. 6. Ngăn ngừa cúm A và cảm cúm thông thường như thế nào?
- 7. 7. Xịt họng AFree – Hỗ trợ làm giảm triệu chứng cảm cúm thường và cúm A
Cảm cúm thông thường và cúm A là gì?
Cảm cúm thông thường hay còn được gọi là cảm lạnh, cảm cúm và thường gặp vào mùa đông. Cúm A có tỷ lệ lây lan có nguy cơ thành đại dịch, thường xảy ra trong giai đoạn giao mùa nên hay được gọi là cúm mùa.
Cúm A và cảm cúm thông thường đều là bệnh đường hô hấp do virus gây ra. Tuy nhiên cúm A có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm cúm thông thường và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Người lớn bị cảm lạnh trung bình 2 – 3 lần/năm, trẻ do khả năng phòng vệ chưa hoàn thiện có thể bị 8 – 12 lần/năm. Trong khi đó cúm A thì ít phổ biến hơn.
☛ Xem đầy đủ: Bệnh cúm a từ A đến Z
Cúm A và cảm cúm thông thường có phải do cùng một loại virus?
Hai bệnh cúm A và cảm cúm thông thường đều do virus gây ra tuy nhiên chúng lại là những loại khác nhau.
Cúm A |
Cảm cúm thông thường |
|
Nguyên nhân | Virus cúm A với nhiều loại khác nhau không ngừng biến đổi và phát triển. Một số chủng đang lưu hành trên toàn cầu như A/H1N1, A/H5N1, A/H3N3, A/H7N9. | Có hơn 200 loại virus khác nhau gây ra cảm lạnh như rhinovirus, enterovirus… |
Thời gian thường gặp | Thường kéo dài từ mùa thu sang mùa đông khi giao mùa. Tuy nhiên với thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay, cúm A có thể gặp bất cứ thời điểm nào trong năm. | Thường gặp vào mùa đông đến đầu mùa xuân, đỉnh điểm vào mùa đông do hầu hết các chủng virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường mùa này. |
Tuy là nguyên nhân do các chủng virus khác nhau gây ra, nhưng chúng đều là những bệnh rất dễ lây nhiễm cho người khác bằng các cách như:
- Khi người bệnh hắt hơi, ho sẽ làm bay các giọt chứa virus trong không khí. Người khỏe mạnh tiếp xúc phải có thể nhiễm bệnh.
- Người khỏe mạnh có thể bị bệnh khi chạm vào bề mặt như bàn, tay nắm của… chứa virus rồi sau đó chạm vào mũi, miệng hoặc mắt.
Bệnh có thể lây lan từ 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và kéo dài trong 7 ngày sau khi hết bệnh. Những đối tượng như trẻ nhỏ, người đi làm công sở do môi trường tiếp xúc với nhiều người nên có mức độ lây nhiễm cao cần được chú ý.
Dấu hiệu phân biệt cảm cúm thường và cúm A?
Hai bệnh cảm cúm thường và cúm A có các biểu hiện tương tự nhau nên rất khó để phân biệt chúng nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Tuy nhiên có một số yếu tố như mức độ, cách khởi phát giúp phân biệt 2 bệnh này với nhau. Các biểu hiện của cúm A thường nặng và nghiêm trọng hơn. Đồng thời khởi phát cảm cúm với các triệu chứng thường xảy ra đột ngột và kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong khi đó cảm lạnh khởi phát từ từ trong vài ngày, nhẹ hơn cảm cúm và bệnh thuyên giảm sau 7 – 10 ngày dù các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.
Triệu chứng |
Cúm A |
Cảm cúm thông thường |
Sốt |
Thường gặp nhưng không phải ai bị cúm cũng bị sốt
Có thể sốt cao (39 – 40oC) Đôi khi kèm ớn lạnh, run rẩy (đặc biệt ở trẻ nhỏ) |
Ít gặp |
Đau đầu |
Thường gặp | Hiếm gặp |
Đau cơ |
Thường gặp, nặng | Ít gặp, thường nhẹ |
Suy nhược cơ thể |
Thường gặp, có thể kéo dài và nặng |
Ít gặp |
Tắc mũi |
Ít gặp hơn |
Thường gặp |
Hắt hơi |
Đôi khi |
Thường gặp |
Chảy nước mũi |
Đôi khi |
Thường gặp |
Tiêu chảy / Nôn mửa |
Đôi khi, đặc biệt hay gặp ở trẻ em |
Không |
Đau họng |
Ít gặp |
Thường gặp |
Ho / Đau ngực | Thường gặp, có thể rất nặng | Ho khan, nhẹ đến trung bình |
Như vậy, người bị cảm lạnh dễ bị sổ mũi, chảy nước mũi và nghẹt mũi hơn cúm A.
Ở trẻ em, cúm A còn thường thấy các triệu chứng khác như tiêu chảy, nôn mửa, bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, gan bàn chân, bàn tay lạnh… mà cúm thông thường ít gặp.
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng khó phân biệt với nhau, hai bệnh nhiễm khuẩn này chỉ có thể phân biệt chính xác bằng các xét nghiệm chuyên biệt như phản ứng chuỗi men RT-PCR, nuôi cấy virus, chẩn đoán huyết thanh học…
Cúm A và cảm lạnh thông thường có nguy hiểm không?
Cả hai bệnh đều có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần ở những người sức đề kháng tốt. Cảm lạnh thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cúm A nếu không được điều trị kịp thời nó có nguy cơ để lại những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng |
Cúm A |
Cảm cúm thông thường |
Biến chứng vừa | Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản | Viêm tai, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản |
Biến chứng nặng | Viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát…
Nghiêm trọng là biến chứng suy hô hấp với các biểu hiện như thở gấp, khó thở thiếu oxy, đờm dính máu… gây viêm phổi, có trường hợp đã tử vong. Với phụ nữ mang thai, bệnh cúm A có thể gây nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ như sảy thai, mắc các bệnh lý thai nhi. |
Thường không có |
Ảnh hưởng tới các bệnh mãn tính khác | Làm nặng hơn triệu chứng bệnh hen suyễn, tim mạch… | Thường không ảnh hưởng |
Những đối tượng nguy cơ mắc các biến chứng của cả hai bệnh thường là:
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Người già trên 65 tuổi.
- Phụ nữ mang thai. (Đọc thêm: Những nguy hiểm khi bà bầu bị cúm)
- Những người gặp tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, bệnh phổi mãn tính…
Điều trị cảm cúm thông thường và cúm A như thế nào?
Do cảm cúm thường và cúm A đều do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả. Vì vậy nguyên tắc trong điều trị cả hai bệnh bao gồm:
- Chăm sóc tại nhà bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe…
- Sử dụng thuốc không kê đơn điều trị triệu chứng.
- Sử dụng thuốc kháng virus hay can thiệp y tế trong những trường hợp nặng có các biến chứng nguy hiểm.
5.1. Chăm sóc tại nhà
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Khi bị bệnh cơ thể cần thời gian để hồi phục tế bào, nâng cao thể trạng do đó bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ để cải thiện bệnh nhanh chóng.
- Uống nhiều nước: Sốt gây mất nước khiến cơ thể mệt mỏi do đó bạn cần uống nhiều nước, khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đồng thời nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu hóa, loãng như cháo gà, nước ép hoa quả…
5.2. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc điều trị triệu chứng thường được bác sĩ, dược sĩ kê khi bị cảm cúm thường và cúm A bao gồm:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen hay các thuốc NSAIDs khác giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc giảm ho: codein, pholcodin, dextromethorphan… Nếu ho có đờm thì không nên sử dụng dạng này do gây đặc dịch tiết, khó tống đờm ra ngoài gây tắc nghẽn.
- Thuốc long đờm: guaifenesin để tăng tiết dịch đường thở, tăng thể tích và giảm độ nhớt của đờm giúp dễ tống đờm ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn.
- Thuốc điều trị sổ mũi, chảy nước mũi: pseudoephedrine, ephedrine, phenylephrine… Những người mắc bệnh lý tăng nhãn áp, huyết áp áp cần thận trọng khi sử dụng thuốc này.
- Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số sản phẩm chứa kẽm, vitamin C, echinacea (tinh dầu hoa cúc tím) để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh.
5.3. Điều trị y tế cần thiết
Cảm cúm thông thường không gây ra những biến chứng quá nặng nề do đó chủ yếu không cần phải tiến hành điều trị y tế tại các bệnh viện. Tuy nhiên, cúm A có thể gặp triệu chứng nặng hay nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng cần sự can thiệp kịp thời của nhân viên y tế:
- Cúm A trường hợp nặng phải uống thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza) hoặc peramivir (Rapivab) để rút ngăn thời gian điều trị xuống còn 1 – 3 ngày. Do nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nên chỉ sử dụng thuốc kháng virus khi được bác sĩ kê đơn. Thuốc được khuyến cáo dùng trong vòng 48 giờ, tốt nhất là 24 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện. Bạn cần lưu ý rằng những thuốc này chỉ là thuốc hỗ trợ điều trị, không phải thuốc đặc trị cúm A nên chỉ phát huy tác dụng trong khoảng thời gian này. Mặt khác, nếu có các biến chứng cần điều trị kết hợp với các thuốc thích hợp khác.
- Trong những ca biến chứng nặng như suy hô hấp gây khó thở, thở gấp… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và thực hiện những phương pháp cần thiết.
6. Ngăn ngừa cúm A và cảm cúm thông thường như thế nào?
Do cảm cúm thông thường và cúm A đều rất dễ lây lan và nguy cơ tái nhiễm cao nên dự phòng là điều vô cùng cần thiết. Cách ngăn ngừa tốt nhất là thực hiện các biện pháp vật lý tránh khỏi các tác nhân gây ra bệnh. Chúng bao gồm:
- Hạn chế tiếp xúc hay giữ khoảng cách an toàn với người mắc bệnh, nếu cùng một nhà có thể ở phòng riêng biệt. Đặc biệt là không sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng.
- Vệ sinh phòng ở, nơi làm việc sạch sẽ.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ những vi sinh vật bám vào, bạn có thể sử dụng dung dịch nước rửa tay khô có chứa cồn.
Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng cho mình một sức khỏe tốt từ bên trong như ngủ đủ giấc, tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát căng thẳng và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn nhiều trái cây, rau quả).
Các nghiên cứu chưa phát hiện ra vacxin để ngăn ngừa cảm lạnh, tuy nhiên cúm A có thể được dự phòng hiệu quả bằng vaccin. Đây cũng được coi là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh cúm và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, nhất là viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên và giảm cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen. Vaccin cúm có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên. Đặc biệt cần thiết ở những đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính.
7. Xịt họng AFree – Hỗ trợ làm giảm triệu chứng cảm cúm thường và cúm A
Một trong những giải pháp an toàn được các chuyên gia đánh giá cao trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cúm A là sử dụng xịt họng AFree. Sản phẩm được phát minh từ bằng sáng chế của Invenmed – Hoa kỳ với tác dụng diệt khuẩn, virus hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Thành phần của AFree bao gồm: Kẽm iod (ZnI2), Dimethyl sulfoxide (DMSO), chiết xuất keo ong, tinh dầu gừng, tinh dầu khuynh diệp…
1. Kẽm (Zn): Là nguyên tố vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng, chuyển hóa và miễn dịch. Nó giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự bùng phát của tế bào miễn dịch khỏi phản ứng viêm và hoạt hóa.
Kẽm và các ionophores là những chất ức chế hàng đầu đối với nhiều loại virus RNA khác nhau. Tổ hợp này giúp làm suy yếu tốc độ nhân lên của các loại virus như virus cúm, herpes, mengovirus, thậm chí là covid-19.
2. Iod (I): Có tác dụng kháng khuẩn giúp diệt khuẩn phổ rộng mà không gây kháng thuốc, nhờn thuốc mà lại an toàn cho mọi người.
3. Dimethyl sulfoxide (DMSO): Nó như một dung môi siêu thấm giúp kẽm và iod xuyên thấm qua da và màng sinh học. DMSO giúp vận chuyển ion Kẽm vào nội bào, tác động hiệp đồng giúp tiêu diệt mạnh mẽ các virus, vi khuẩn, từ đó giảm viêm, sưng nhanh chóng.
Bạn chỉ cần xịt 4 – 6 lần/ngày vào họng hoặc khoang miệng bị tổn thương. Trường hợp nặng xịt khoảng 15 lần/ngày. Ngoài ra với người ho nặng có thể pha AFree với nước theo tỉ lệ 1:15 rồi dùng dung dịch này để súc miệng 3 lần/ngày, mỗi lần 25 – 30 ml giúp sát khuẩn tốt. Chỉ với cách sử dụng đơn giản này sản phẩm giúp:
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng ho có đờm, đau họng hiệu quả.
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Sản phẩm an toàn sử dụng cho trẻ em trên 1 tuổi và người lớn.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng