Đau họng trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho bà bầu vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống. Vì thế chữa đau họng cho bà bầu cần thận trọng để không ảnh hưởng đến thai nhi là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa đau họng an toàn, hiệu quả cho bà bầu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây đau họng cho bà bầu
Để chữa và phòng ngừa tình trạng đau họng cho bà bầu thì cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau họng khi mang thai như:
- Nhiễm vi khuẩn, virus.
- Hệ miễn dịch suy giảm.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau.
- Hormone thay đổi trong thai kỳ.
- Trào ngược axit trong dạ dày.
- Tác nhân kích thích từ môi trường.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây đau họng, rát họng và cách điều trị
Triệu chứng đau họng khi mang thai
Tình trạng đau họng của mẹ bầu có thể đi kèm với những triệu chứng sau:
- Họng đỏ tấy.
- Nuốt khó.
- Sưng đỏ amidan một hoặc hai bên.
- Khàn tiếng, mất tiếng.
- Đau tai.
- Sốt.
- Đau âm ỉ trong họng.
Không phải lúc nào mẹ bầu cũng mắc tất cả các triệu chứng trên cùng một lần. Nếu tình trạng đau họng kéo dài quá 7 ngày thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Khi nào cần thăm khám?
Bà bầu nên theo dõi sức khoẻ của mình thường xuyên và cần phải đến bệnh viện ngay nếu có những biểu hiện như:
- Đau rát họng kèm theo đau lan sang vùng tai, xoang hàm.
- Đau họng kèm theo khó thở, khó nuốt nước bọt hoặc đau khi nuốt.
- Ho có đờm lẫn máu.
- Sốt trên 38 độ hơn 1 ngày.
- Đã áp dụng các cách chữa đau họng tại nhà những không thuyên giảm.
☛ Tham khảo thêm: Các dấu hiệu đau họng là gì? Cách điều trị hiệu quả
Cách chữa đau họng cho bà bầu an toàn
Bà bầu có thể tham khảo một số cách chữa đau họng dưới đây:
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Để làm giảm đau rát họng an toàn và hiệu quả thì nên áp dụng phương pháp súc miệng bằng nước muối. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng và tiêu diệt được vi khuẩn gây hại ở niêm mạc họng. Ngoài ra, nước muối còn giúp làm tan đờm, làm dịu niêm mạc họng giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Pha nước muối loãng theo tỉ lệ 5g muối tinh và 600ml nước ấm. Hoặc bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc.
- Ngậm từng ngụm nước nhỏ và súc miệng khoảng 15-30 giây rồi nhổ đi.
- Khi súc miệng bạn có thể ngửa cổ lên để nước muối làm sạch sâu trong cổ họng.
- Súc miệng khoảng 3-4 lần, không còn súc miệng lại với nước sạch.
- Áp dụng cách này khoảng 2-3 lần/ ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm nhanh chóng.
Chanh muối chữa đau họng
Thành phần của chanh có chứa rất nhiều vitamin C và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Khi kết hợp với muối sẽ có tính sát khuẩn cao, ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp làm giảm triệu chứng đau họng, ngứa rát họng rất hiệu quả.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chanh sau khi rửa sạch thì đem thái lát mỏng.
- Loại bỏ hết hạt chanh và rắc thêm chút muối tinh lên bề mặt chanh vừa cắt.
- Khi muối đã ngấm hết vào chanh thì mẹ bầu nên ngậm trực tiếp miệng chanh để tinh chất thẩm thấu vào họng.
- Ngậm khoảng 15 phút thì mẹ bầu có thể nhai nuốt từ từ.
- Thực hiện cách này thường xuyên sẽ thấy triệu chứng đau họng được cải thiện.
Uống trà gừng, chanh, mật ong
Theo nghiên cứu, trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất gingerol có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau tốt, ức chế được sự phát triển của vi khuẩn gây đau họng.
Cách thực hiện như sau:
- Mẹ bầu cần chuẩn bị: 1 thìa nước cốt gừng, 1 thừa mật ong. 3 thìa nước chanh.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào một cốc nước ấm và khuấy đều.
- Bà bầu uống trực tiếp từng hụm nhỏ khi nước còn ấm.
- Thực hiện cách này 3 lần/ ngày sẽ làm giảm đau họng nhanh chóng.
Hoặc mẹ bầu có thể tham khảo thêm cách sau:
- Lấy 1 thìa nước cốt gừng và 1 thìa mật ong trộn đều vào nhau.
- Mẹ bầu uống hỗn hợp trên rồi uống thêm một cốc sữa nóng.
Cách này có thể giúp các mẹ bầu giảm ho, giảm đau họng và các vấn đề liên quan đến họng.
☛ Tham khảo thêm: Top 8 cách trị đau họng tại nhà bạn nên biết
Xông hơi miệng họng
Mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp xông hơi miệng họng để làm giảm đau rát cổ họng. Cách làm này giúp đưa hơi nước nóng cùng với những hạt nước li ti vào sâu mũi họng giúp làm giảm đau họng, kích thích tăng tuần hoàn máu ở vùng họng, thư giãn thần kinh. Ngoài ra, các hạt nước còn làm ẩm niêm mạc, làm loãng đờm ở họng và thông mũi. Đây là cách rất an toàn và thích hợp nhất với các mẹ bầu.
Cách làm như sau:
- Sử dụng một nồi nước sôi để thực hiện xông, bạn có thể cho thêm chanh, gừng, xả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp để làm tăng hiệu quả.
- Khi nước còn nóng thì cúi mặt hướng về nồi nước.
- Mẹ bầu há miệng để hơi nước nóng đi sâu vào trong cổ họng.
- Chùm một chiếc khăn to qua đầu và bao quanh nồi nước để hơi nước không bay ra ngoài.
- Xông cho đến khi không còn nước bốc lên thì dừng lại.
- Thực hiện cách này 2 lần/ ngày sáng và tối.
Lá húng chanh làm giảm đau họng
Trong Đông y, lá húng chanh có vị cay, tính ấm nên thường được sử dụng để chữa đau họng, viêm họng cho bà bầu. Còn đối với y học hiện đại, thành phần chủ yếu trong lá húng chanh là cavaron giúp làm tan đờm, giảm viêm họng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá húng chanh đã rửa sạch rồi đem đi giã nát.
- Trộn đều cùng với 10ml nước sôi kèm theo vài hạt muối.
- Khuấy đều rồi chắt lấy phần nước cốt và uống trực tiếp khi còn ấm.
- Áp dụng cách này 2 lần/ ngày thường xuyên sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Giấm táo giảm đau rát họng
Trong giấm táo có chứa lượng axit hữu cơ lớn, chúng có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ được vi khuẩn gây đau họng, làm giảm sưng viêm. Bên cạnh đó, vị chua nhẹ của giấm táo sẽ không làm kích ứng niêm mạc họng, làm dịu nhanh cảm giác đau họng ở bà bầu.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Hoà tan 2 muỗng giấm táo với 200ml nước ấm.
- Sử dụng nước giấm vừa pha để súc miệng.
- Mỗi lần súc miệng khoảng 15 giây và mẹ bầu nên ngửa cổ khi súc miệng để giấm táo vào sâu được trong cổ họng.
- Súc miệng lại bằng nước lọc ấm.
- Thực hiện cách này 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối sẽ cải thiện được cảm giảm đau họng.
☛ Xem thêm: Cách trị đau họng, rát cổ hiệu quả an toàn và nhanh chóng
Những lưu ý khi bà bầu bị đau họng
Tình trạng đau họng này không quá nguy hiểm nhưng bà bầu cũng nên cẩn trọng không để bệnh kéo dài vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý khi bà bầu bị đau họng:
Những điều bà bầu nên làm
- Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để cơ thể không bị thiếu nước.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ răng miệng, súc miệng bằng nước muối hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn gây hại.
- Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất, đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
- Ăn các loại thức ăn mềm, loãng, dễ nuốt để tránh gây kích thích niêm mạc họng.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.
- Bà bầu có thể uống một số loại trà thảo dược như: trà chanh, trà gừng, trà xanh,… để làm giảm cảm giác khóc chịu ở họng.
- Nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi trời tiết chuyển lạnh hoặc giao mùa.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong không khí để có đủ độ ẩm cần thiết trong không gian sống của mẹ bầu.
- Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, nhà cửa, đặc biệt là chăn, gas, gối để mẹ bầu tránh hít phải bụi bẩn.
Những điều bà bầu không nên làm
- Tuyệt đối không nên uống nước lạnh, nước đá và các loại nước có gas bởi sẽ làm cho cổ họng bị kích thích.
- Không nên ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, những thực phẩm chứa phẩm màu và chất bảo quản.
- Không tắm khuya sau 9 giờ tối.
- Tránh nói nhiều, nói to, hét lớn vì có thể làm tình trạng đau họng nặng thêm.
- Không dùng chung đồ cá nhân với những người đang bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
- Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bà bầu biết thêm những cách chữa đau họng tại nhà an toàn và dễ thực hiện. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để tình trạng đau họng nhanh khỏi và không tái phát. Thế nhưng để an toàn hơn, bà bầu cũng nên đến bệnh viện để thăm khám nếu thấy xuất hiện những triệu chứng khác thường, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thai nhi.