Đau cổ họng là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh đường hô hấp. Đặc biệt là những lúc giao mùa, biểu hiện này xuất hiện phổ biến hơn. Vậy nguyên nhân gây ra đau cổ họng bên phải là gì? Bệnh này có nguy hiểm không? Các cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây, Afree sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề về đau cổ họng bên phải.
Mục lục
- 1. Các dấu hiệu của đau cổ họng bên phải
- 2. Đau họng phía bên phải cảnh báo bệnh gì?
- 3. Đau cổ họng bên phải có nguy hiểm không?
- 4. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- 5. Các cách điều trị viêm cổ họng bên phải
- 6. Lưu ý dành cho bệnh nhân bị viêm cổ họng bên phải
- 7. Xịt họng AFree – Giải pháp hàng đầu cho người bị đau cổ họng bên phải
Các dấu hiệu của đau cổ họng bên phải
Đau cổ họng bên phải là cảm giác ngứa, đau rát, khó chịu ở cổ họng phía bên phải. Các dấu hiệu này sẽ dễ phát hiện hơn khi bạn nuốt thức ăn, nước uống hoặc nói chuyện. Các triệu chứng thường gặp đi kèm với đau cổ họng bên phải như:
- Ho khan, ho có đờm do phản xạ của thành họng.
- Sốt cao, chán ăn, mệt mỏi.
- Đau nhức toàn thân, đau đầu, gây khó chịu cho người bệnh.
- Ngạt mũi, thở khò khè.
- Hắt hơi, đôi khi chảy nước mũi. Bình thường, dịch mũi trong, loãng. Trường hợp có nhiễm khuẩn, dịch nhầy có màu xanh hoặc vàng.
Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng hết.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 6 biểu hiện đau rát cổ họng thường gặp và lưu ý
Đau họng phía bên phải cảnh báo bệnh gì?
Đau họng phía bên phải là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Dưới đây là các bệnh thường có triệu chứng này:
Viêm họng
Viêm họng là bệnh thường xuyên mắc phải mỗi khi bị nhiễm lạnh hoặc bị virus, vi khuẩn. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch, cổ họng sẽ dễ bị tổn thương hơn.
Viêm họng tuy gây nhiều khó chịu cho người bệnh nhưng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Các triệu chứng điển hình khi có viêm họng như: đau rát cổ họng, đau họng khi nuốt, khó nuốt, ho, khàn tiếng, mất tiếng, sốt…

Viêm amidan
Amidan nằm ở phía sau cổ họng và có công dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, amidan còn có khả năng tiết ra một số kháng thể giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Viêm amidan là tình trạng khi vi khuẩn tấn công với số lượng lớn khiến amidan không thể ngăn lại được, gây ra nhiễm trùng, viêm cấp tính amidan.
Các nguyên nhân có thể gây ra viêm amidan như: nhiễm virus, thời tiết thay đổi, môi trường sống nhiều khói bụi, vệ sinh cá nhân kém, ăn uống nhiều đồ không hợp vệ sinh, sử dụng đồ lạnh thường xuyên…
Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm amidan là: Amidan sưng và sung huyết, nuốt có cảm giác vướng ở cổ họng, tiết nhiều dịch, đau họng bên phải, nuốt có cảm giác vướng ở cổ họng, ho khan từng cơn…
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị sưng viêm. Nguyên nhân có thể gây ra bệnh này là: người bệnh la hét, nói, ca hát quá nhiều hoặc bị virus, vi khuẩn xâm nhập khiến dây thanh quản bị thích thích.
Dây thanh quản có chức năng tạo ra âm thanh. Vậy nên, khi bị viêm, các triệu chứng thường gặp của bệnh là: đau rát cổ họng, giọng nói khàn đi, thậm chí mất tiếng. Nếu dây thanh quản bị kích thích nhiều hơn ở bên phải, người bệnh sẽ có biểu hiện là đau cổ họng bên phải.

Cổ họng bị tổn thương
Cổ họng bị tổn thương cũng là 1 trong những nguyên nhân gây đau cổ họng bên phải. Các tổn thương có thể xảy ra khi ăn nhầm phải thực phẩm có góc cạnh sắc nhọn, dị vật bị mắc vướng ở cổ họng, ăn phải đồ ăn quá nóng gây bỏng cổ họng…
Trường hợp bị mắc dị vật ở cổ họng, các triệu chứng có thể đi kèm theo như: khó thở, nghẹn ở cổ họng, nuốt bị vướng… Người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ lấy dị vật đó ra, không nên tự lấy ra ở nhà vì có thể làm cho dị vật ấy mắc vào sâu hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản và hầu họng, gây tổn thương niêm mạc thực quản. Bệnh này thường xảy ra khi người bệnh nằm ngay sau khi ăn, nằm nghiêng, ăn nhiều đồ cay nóng…
Người bệnh bị đau cổ họng bên phải có thể do thường xuyên nằm nghiêng về phía bên phải, khiến acid trào ngược lên và gây tổn thương niêm mạc cổ họng bên phải.
Các triệu chứng thường đi kèm với trào ngược dạ dày thực quản như: Đau, rát, nóng cổ họng, buồn nôn, ho khan, khàn tiếng, thường xuyên ợ hơi, ợ chua…

Áp-xe quanh amidan
Áp xe được thường hình thành sau khi có viêm nhiễm amidan do vi khuẩn gây ra. Áp xe xảy ra chủ yếu do viêm amidan không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm.
Bệnh này có thể gây đau dữ dội một bên cổ họng. Các triệu chứng thường xảy ra khi có áp xe amidan là: sốt, khó nuốt, sưng hạch bạch huyết, chảy nước mũi, đôi khi khó thở… Vì vậy, bệnh nhân bị mắc bệnh này cần được chăm sóc y tế kịp thời.
Ung thư
Ung thư cũng là nguyên nhân gây ra đau cổ họng bên phải. Các bệnh ung thư thường gặp liên quan đến đường hô hấp như: Ung thư vòm họng, ung thư thành bên họng, ung thư hạ giọng thanh quản…
Ở giai đoạn đầu ung thư, các triệu chứng có thể chưa biểu hiện rõ ràng, đôi khi chỉ đau nhẹ một bên họng và không nổi hạch. Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng biểu hiện mãnh liệt hơn, bao gồm: chảy máu cam, đau đầu, chóng mặt đau họng nặng hơn, xuất hiện máu trong nước bọt, khàn tiếng kéo dài…
Bạn có thể tham khảo thêm video dưới đây về biết rõ hơn về bệnh ung thư vòm hòng:
Đau cổ họng bên phải có nguy hiểm không?
Đau cổ họng bên phải gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, tình trạng này nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi hết sẽ không gây nguy hiểm.
Nếu bệnh để kéo dài có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm tai giữa, nổi hạch viêm ở cổ, hẹp thực quản, thậm chí là ung thư vòm họng.
Đau cổ họng bên phải nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi hết sẽ không gây nguy hiểm
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Thông thường, đau cổ họng là biểu hiện của các bệnh đường hô hấp trên. Vì vậy, người bệnh có thể tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong khoảng 7 ngày. Nếu sau 7 ngày, triệu chứng này không thuyên giảm mà tiến triển nặng thêm, bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Đặc biệt, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ nếu thấy đau cổ họng kèm theo các triệu chứng sau:
- Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ho khan.
- Chảy máu cam, đau đầu.
- Xuất hiện máu trong nước bọt.
- Khàn tiếng trong một thời gian dài và không cải thiện.
- Sốt cao.
- Khó thở kéo dài.
- Cảm thấy đau họng dữ dội.
Các cách điều trị viêm cổ họng bên phải
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để giúp cải thiện bệnh tốt hơn.
Súc miệng bằng nước muối
Muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm sạch khoang miệng. Không những thế, nước muối còn có khả năng làm loãng dịch nhày, giúp cổ họng được thông thoáng hơn.

Sử dụng tỏi
Tỏi có chứa một lượng lớn Allicin – hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Vì vậy, tỏi thường được sử dụng trong điều trị viêm họng.
Cách thực hiện: Lấy 1 thìa tinh dầu tỏi và ngậm trong 5-10 phút hoặc ăn trực tiếp 1 tép tỏi sống mỗi khi thấy đau họng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bật mí cách làm hết đau rát cổ họng đơn giản và hiệu quả nhất!
Sử dụng mật ong
Mật ong có chứa nhiều hoạt chất giúp bổ phế, chống oxy hóa, sát khuẩn, kháng viêm, giảm ho. Do đó, mật ong thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau họng. Vậy nên, khi uống một cốc mật ong ấm sẽ giúp người bệnh nhuận họng, giảm đau họng nhanh chóng.
Cách thực hiện: Lấy 3 thìa mật ong cho vào một cốc nước ấm vừa đủ. Bạn nên uống 1 cốc vào buổi sáng khi vừa thức dậy có tác dụng cải thiện đau họng, giảm cân, làm cho da dẻ ngày càng tươi trẻ.

Sử dụng rễ Cam thảo
Theo Y học cổ truyền, cam thảo có chứa hoạt chất acid glycyrrhizic – có tác dụng tăng sản sinh tiết dịch ở phế quản. Do đó, nó giúp làm loãng và loại bỏ dịch nhầy ở cổ họng, cải thiện sự thông khí của đường hô hấp.
Bên cạnh đó, cam thảo còn có khả năng ức chế sự phát triển của virus, nấm và một số loại vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp. Vì vậy, bạn cũng có thể dùng cam thảo để cải thiện các triệu chứng của đau họng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Nhai trực tiếp rễ cam thảo, nuốt nước và bỏ bã. Bạn nên thực hiện 2-3 lần một ngày để bệnh được cải thiện rõ rệt hơn.
- Cách 2: Lấy khoảng 5g rễ cam thảo hãm với 250ml nước sôi trong 15-20 phút. Sau đó, bạn hãy uống từng ngụm nhỏ để các hoạt chất dễ thấm sâu vào cổ họng hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: [TÌM HIỂU NGAY] Cách trị rát họng nhanh nhất không thể bỏ qua!
Uống trà gừng
Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống. Không chỉ vậy, gừng khi pha vào nước ấm sẽ làm tăng công dụng điều trị đau họng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Giã nhỏ gừng, vắt lấy nước cốt. Kết hợp nước cốt gừng vơi mật ong theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, hòa hỗn hợp trên vào nước ấm, uống từng ngụm nhỏ.
- Cách 2: Lấy vài lát gừng tươi hãm với nước nóng trong 10 phút, có thể bỏ thêm 1 chút muối để tăng tác dụng sát khuẩn, uống từng ngụm nhỏ để các hoạt chất được thấm sâu vào cổ họng, tăng tác dụng điều trị.

Các thuốc Tây y
Nếu đau họng không cải thiện mặc dù đã thực hiện các mẹo trên, bạn có thể tham khảo một số thuốc sau để điều trị triệu chứng của bệnh:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Amoxicilin, Arythromycin, Cephalexin… Đây là nhóm thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Nhóm thuốc kháng viêm: Dexmethason, Betamethason… Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh trong việc giảm đau, kháng viêm, giảm sưng và làm dịu nhanh chóng các cơn đau rát cổ họng.
- Nhóm thuốc hạ sốt: Paracetamol, Aspirin…. đều là những thuốc quen thuộc trong việc hạ sốt nhanh chóng.
Lưu ý dành cho bệnh nhân bị viêm cổ họng bên phải
Đau cổ họng một bên, việc sử dụng các biện pháp điều trị là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những vấn đề sau để tình trạng này không tái phát nhiều lần:
- Giữ ấm cổ họng, tránh nhiễm lạnh: Cổ họng là nơi rất nhạy cảm với thời tiết bên ngoài, đặc biệt là lúc trời lạnh. Nhiệt độ giảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau họng.
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày để ngăn cản sự xâm nhập và phát triển của virus, vi khuẩn.
- Ăn nhiều rau củ, bổ sung thêm vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao tăng khả năng miễn dịch.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra đường để tránh các tác nhân bên ngoài môi trường xâm nhập và gây đau họng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị đau rát họng nên uống gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?
Xịt họng AFree – Giải pháp hàng đầu cho người bị đau cổ họng bên phải
Trên thị trường ngày nay, các thực phẩm điều trị đau rát cổ họng rất phổ biến. Tuy nhiên, điều trị bệnh không là chưa đủ, sản phẩm còn phải có tính năng tiện dụng, giá thành hợp lý mới được ưa chuộng. Hiểu được những điều này, xịt họng AFree được cho ra đời để đáp ứng những vấn đề trên. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của những thành phần sau:
- Kẽm Iod (ZnI2): có vai trò tăng cường hệ thống miễn dịch, tạo hàng rào bảo vệ vững chắc, ngăn cản sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.
- Dimethy sulfoxide (DMSO): Tăng khả năng thấm của các hoạt chất qua màng sinh học, giúp tăng thời gian tác dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, hợp chất này còn có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng sưng đau cổ họng hiệu quả.
- Natri benzoat: Muối này có tác dụng làm tăng tiết dịch của đường hô hấp, tăng sức đề kháng vi các vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.

Lời kết
Đau cổ họng bên phải là triệu chứng thường gặp của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay, việc bảo vệ cổ họng là rất cần thiết. Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến đau cổ họng bên phải. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về triệu chứng và tìm được cách điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.