Đau họng là một biểu hiện bất thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy khi bị đau rát họng bạn cần nắm được những thông tin gì để trị đau họng nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về đau họng, giúp bạn có thể bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và người thân. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Đau họng là gì?
Cổ họng là một cơ quan quan trọng nằm ngay dưới khoang mũi, phía trên thực quản, dây thanh âm và phía sau khoang miệng. Họng vừa là cơ quan thuộc hệ hô hấp, vừa là một bộ phận liên quan đến hệ tiêu hóa, chính vì thế họng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong quá trình ăn uống, hít thở, phát âm.
Đau họng là cảm giác đau, nóng, rát, vướng víu bên trong cổ họng trong quá trình ăn uống và phát âm, gây cho người bệnh không ít khó chịu. Khi bị đau họng vùng niêm mạc miệng họng sẽ có biểu hiện sưng đỏ hơn bình thường, các mạch máu nổi rõ, niêm mạc họng có thể có các vết trợt loét, ngoài ra có thể có hiện tượng tăng tiết dịch, hình thành nhiều đờm nhầy bám trên thành họng.
Người lớn thường dễ dàng tự phát hiện khi có biểu hiện đau họng, tuy nhiên trẻ nhỏ thường khó phát hiện khi bị đau họng, đặc biệt khi trẻ chưa biết nói. Bố mẹ có thể phát hiện bằng các biểu hiện như trẻ biếng ăn, quấy khóc, sốt nhẹ, ho đờm, chảy mũi, ngủ ngáy, hơi thở hôi.
Đau họng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào: trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già. Tuy nhiên những đối tượng sau thường có nhiều nguy cơ bị đau họng hơn cả, cụ thể là:
- Người có sức đề kháng yếu.
- Người thường xuyên hút thuốc, làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí.
- Người có nghề nghiệp phải sử dụng cổ họng nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,…
- Người bị các bệnh: viêm amidan mạn tính, viêm mũi mạn tính, viêm xoang mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản,…
Nguyên nhân cơ bản gây đau rát họng
Có nhiều nguyên nhân gây đau rát họng, trong chủ yếu là các nguyên nhân cơ bản sau:
- Virus, vi khuẩn: nguyên nhân thường gặp gây đau rát cổ họng là do virus và vi khuẩn. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng gây ra phản ứng viêm khiến niêm mạc bị sưng, tăng tiết dịch và đau rát. Các loại vi sinh vật gây bệnh thường gặp như: virus cúm, á cúm, virus hợp bào hô hấp RSV, COVID-19, vi khuẩn liên cầu, phế cầu, HI,…
- Kích thích dị ứng: với những người có cơ địa dị ứng, khi niêm mạc họng tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bông vải, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc,… niêm mạc họng có thể bị kích thích dẫn tới đau rát.
- Hút thuốc lá: đau họng thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, do trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại như nicotin có thể làm thay đổi cấu trúc tế bào, đồng thời nhiệt nóng khi hút thuốc có thể gây tổn thương, bỏng rát niêm mạc họng dẫn tới đau họng.
- Sử dụng giọng nói quá mức: khi bạn la hét, nói quá nhiều, quá lâu khiến đây thanh âm phải hoạt động quá mức, các cơ vùng cổ họng phải căng giãn liên tục đồng thời niêm mạc họng bị khô dẫn tới tình trạng đau rát họng.
- Ngoài ra các thói quen ăn uống đồ cay nóng, thói quen sử dụng đồ lạnh cũng tạo điều kiện để đau rát họng xuất hiện thường xuyên.
Đau họng là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau họng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, đối với mỗi bệnh lý ngoài đau rát họng, người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau, cụ thể là:
Viêm họng
Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm, sưng, phù nề tăng tiết dịch do sự tấn công của virus, vi khuẩn. Các tác nhân gây bệnh thường gặp như: virus cúm, á cúm, virus hợp bào hô hấp, vi khuẩn liên cầu, phế cầu, HI,… Trong đó, viêm họng do vi khuẩn thường có triệu chứng rầm rộ hơn virus, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan nhiễm khuẩn nếu không được điều trị đúng cách.
Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm họng là:
- Đau rát cổ họng, đặc biệt khi ăn uống, nuốt nước bọt
- Niêm mạc họng sưng đỏ khiến người bệnh có cảm giác nuốt vướng.
- Amidan có thể sưng to.
- Người bệnh thường sốt, mệt mỏi, nhức đầu, trẻ nhỏ có thể sốt cao.
- Có thể kèm theo khàn tiếng, nghẹt mũi, ho có đờm.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus rất phổ biến, đay cũng là bệnh lý gây đau rát họng thường gặp ở nhiều người. Người có sức đề kháng yếu thường dễ bị nhiễm lạnh trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệp như dính mưa, gió mùa,… Triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện sau 2-3 ngày từ khi bạn tiếp xúc với mầm bệnh, các triệu chứng thường gặp của bệnh như:
- Đau rát cổ họng.
- Chảy mũi, nghẹt mũi, dịch mũi thường trong suốt, nếu có bội nhiễm vi khuẩn có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng.
- Ho khan, hắt hơi, xổ mũi.
- Sốt, mệt mỏi, đau đầu.
Cảm lạnh do nhiễm hàn thường không lây, tuy nhiên nếu nguyên nhân cảm lạnh do virus như cúm, á cúm,… bệnh có thể lây qua giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện.
Covid-19
COVID-19 là tên gọi của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus corona gây ra, đây là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm vơi nhiều mức độ biểu hiện, có thể gây suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong cho người bệnh. Virus corona đã được phát hiện từ năm 2019 và nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới.
Các triệu chứng COVID-19 xuất hiện sau khi người bệnh nhiễm virus 2-14 ngày, với các triệu chứng như:
- Đau rát cổ họng
- Sốt, ho khan, sổ mũi.
- Người mệt mỏi.
- Mất vị giác hoặc khứu giác.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh rất đa dạng, có nhiều người bệnh không xuất hiện triệu chứng gì khi nhiễm virus, tuy nhiên có nhiều người bệnh có biểu hiện rất nặng như viêm phổi, suy hô hấp cấp thậm trí tử vong.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý tiêu hóa, đặc trưng bởi tình trạng có luồng hơi, dịch bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản và miệng họng. Dịch dạ dày có tính axit, độ pH thấp nên có khả năng làm tổn thương niêm mạc họng, tạo ra các vết trợt gây đau rát và tạo điều kiện có vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng hạt.
Tình trạng viêm họng mạn tính, đau rát họng thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày nhiều năm không điều trị. Không chỉ ảnh hưởng đến họng, bệnh còn có nguy cơ gây mòn men răng, gây loét thực quản, burret thực quản, thậm trí là ung thư thực quản.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bạn có thể dễ dàng phát hiện từ giai đoạn sớm như ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng thượng bị đặc biệt khi quá đói hoặc khi ăn nhiều đồ cay nóng.
Ung thư vòm họng
Thường xuyên bị đau họng cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý ung thư biểu mô vòm họng. Đây là một bệnh lý ác tính, khó có thể phát hiện ở giai đoạn sớm do triệu chứng bệnh thường nghèo nàn, khi ung thư đã phát triển đến giai đoạn nhất định thì các triệu chứng thường giống với nhiều bệnh lý tai mũi họng khác nên người bệnh thường không để tâm khiến bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Để phát hiện sớm bệnh, bạn có thể chú ý các triệu chứng sau:
- Đau rát vùng họng, có thể khạc ra đờm lẫn máu.
- Nghẹt mũi, chảy máu mũi.
- Ù tai, giảm thính lực, nhiễm trùng tai thường xuyên.
- Nổi hạch vùng cổ.
☛ Tham khảo thêm tại: 7 nguyên nhân gây đau rát cổ họng
Đau họng kéo dài có sao không?
Trong trường hợp, đau rát cổ họng là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, cảm lạnh,… với người có sức đề kháng tốt bệnh có thể khỏi nhanh sau 7-10 ngày mà không để lại di chứng.
Tuy nhiên, bạn đừng nên vì thế mà trở nên chủ quản khi bị đau rát cổ họng, đặc biệt khi đối tượng là trẻ nhỏ, do đau rát cổ họng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến các cơ quan bộ phận khác, cụ thể như sau:
Nhiễm trùng lan rộng
Theo giải phẫu, tai mũi họng là một hệ cấu trúc nối thông với nhau, khi nhiễm khuẩn tại vùng họng không được điều trị triệt để, vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan ra các vùng xung quanh để gây bệnh như gây viêm tai giữa, gây viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.
Đặc biệt nguy hiểm hơn với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch, và cấu trúc giải phẫu cơ quan của trẻ chưa phát triển toàn diện, nên việc lây lan nhiễm khuẩn càng xảy ra nhanh hơn.
Không chỉ thế việc đau họng kéo dài, tái diễn thường xuyên thường là dấu hiệu của các bệnh lý mạn tính như viêm xoang mạn tính, viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản,… nếu bệnh không được điều trị có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng thở, phát âm, nghe, ngửi của hệ thống tai mũi họng.
Các phản ứng viêm nguy hiểm
Đau rát cổ họng do viêm họng, đặc biệt khi nguyên nhân gây viêm họng là vi khuẩn liên cầu A tan máu type beta, đây là loại vi khuẩn gây viêm họng thường gặp ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới nhiều phản ứng viêm nguy hiểm như:
- Tinh hồng nhiệt: chủng vi khuẩn Streptococcus A tan huyết β sản xuất ngoại độc tố gây ra phản ứng viêm tại amidan, da và cơ quan sinh dục. Bệnh đặc trưng bởi các nốt phát ban trên da, niêm mạc do nhiễm độc.
- Viêm cầu thận hậu liên cầu: có thể xảy ra sau nhiễm liên cầu gây viêm họng 1- 3 tuần. Các triệu chứng thường gặp gồm: phù, đái ít, đau vùng thắt lưng, hố thận. Bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng như suy thận cấp. phù phổi cấp, suy tim trái, hội chứng thận hư,…
- Thấp tim: là tình trạng viêm ảnh hưởng đến khớp, hệ thần kinh, đặc biệt gây tổn thương lâu dài ở tim (nhất là các van tim). Bệnh gây ra bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể sau 2 – 4 tuần bị viêm họng do liên cầu khuẩn A tan huyết type beta.
☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân gây đau họng kéo dài
Bị đau họng khi nào cần đi khám?
Để bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và hạn chế các trường hợp nguy hiểm xảy ra, khi bị đau họng bạn cần đi khám trong các trường hợp sau:
- Đau họng kéo dài trên 10 ngày điều trị tại nhà không có kết quả.
- Đau họng có kèm theo nuốt đau, đau tai, chảy dịch tai, ho đờm xanh vàng, hoặc ra máu.
- Đau rát cổ họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
- Người đau rát cổ họng có yếu tố dịch tễ liên quan tới Covid 19 nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn.
- Trẻ nhỏ khi bị đau họng kèm sốt, bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám.
Việc khám đau rát họng thường không quá phức tạp, gồm 2 bước sau:
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng mà bạn gặp phải, sau đó quan sát vùng tai mũi họng của bạn để phát hiện các bất thường ở niêm mạc.
- Nội soi tai mũi họng: là một phần không thể thiếu của quá trình khám đau họng, nội soi sử dụng một ống nhỏ dài có gắn camera đưa sâu vào trong họng, tai và mũi của người bệnh nhằm giúp bác sĩ quan sát được sâu bên trong tai mũi họng và phát hiện các bất thường.
- Ngoài ra trong một số trường hợp, người bệnh có thể được làm các xét nghiệm Covid, xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh để chẩn đoán nguyên nhân.
Tùy vào các hình ảnh tổn thương thu được qua nội soi mà bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân bệnh lý gây đau rát cổ họng.
Cách điều trị đau rát cổ họng hiệu quả nhất
Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau rát cổ họng hiệu quả hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Các mẹo dân gian giảm đau họng nhanh chóng
Khi bị đau rát cổ họng làm phiền, để giúp cổ họng được thoải mái hơn bạn có thể áp dụng ngay các mẹo dân gian giảm đau rát cổ họng. Các mẹo này thường sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, rất an toàn, dễ kiếm và dễ thực hiện.
Một số mẹo giảm đau rát cổ họng nhanh chóng bạn có thể tham khảo như:
– Sử dụng chanh muối: Chanh và muối có khả năng sát khuẩn tốt, cung cấp nhiều vitamin C giúp hỗ trợ làm lành niêm mạc bị tổn thương, đồng thời chanh muối có vị chua mặn không gây kích ứng niêm mạc làm giảm đau rát họng nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chanh thái lát mỏng, trộn cùng một ít muối trắng.
- Ngậm lát chanh trong miệng khoảng 3 phút, nuốt nước chanh tiết ra.
- Mỗi lẫn dùng 3-4 lát chanh, ngày thực hiện 2 lần vào sáng và tối.
– Sử dụng gừng tươi: Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm ấm họng, loãng đờm, giảm đau rát, đồng thời trong gừng chứa hoạt chất Gingerol có khả năng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g gừng tươi, rửa sạch, đập dập.
- Hãm gừng cùng 150ml nước nóng trong 15 phút.
- Thêm vào trà gừng 1 thìa mật ong nguyên chất rồi uống khi còn ấm, sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.
– Súc miệng bằng giấm táo: Giấm táo chứa nhiều axit axetic có tác dụng làm sạch đờm, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong miệng họng. Đồng thời giấm táo có vị chua nhẹ không gây kích ứng niêm mạc giúp giảm đau rát cổ họng nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Pha 2 thìa cafe giấm táo cùng 150ml nước ấm.
- Sử dụng nước giấm táo để súc miệng, chú ý ngửa cổ để nước giấm táo có thể vào sâu trong cổ họng.
- Thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
– Sử dụng tỏi tươi: Tỏi có vị cay tính ấm giúp làm ấm cơ thể, tiêu phong tán độc giảm đau rát họng, đồng thời trong tỏi có chứa hoạt chất Acillin được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 củ tỏi, bóc vỏ, đập dập.
- Cho tỏi vào một lọ thủy tinh có nắp ngâm cùng 100ml mật ong nguyên chất.
- Sau 7 ngày ngâm có thể bắt đầu sử dụng, mỗi lẫn dùng lấy 1 thìa siro tỏi pha cùng 100ml nước ấm để uống, sử dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
– Trà hoa cúc: Không chỉ có tác dụng an thần, trà hoa cúc còn có khả năng làm giảm đau hong nhanh chóng do giúp thư giãn thần kinh, giảm dẫn truyền cảm giác đau, đồng thời có tác dụng giảm viêm sưng tốt.
Cách thực hiện:
- Hãm 4-5 bông hoa cúc khô loại dùng làm trà cùng với 150 ml nước nóng trong 15 phút.
- Có thể cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất để tăng tác dụng.
- Sử dụng ngày 2 lần và buổi sáng và tối.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách giảm rát họng nhanh chóng
– Xông hơi miệng họng: Xông hơi giúp đưa hơi nóng và các hạt nước nhỏ li ti vào sâu trong họng của người bệnh, nhờ tác dụng của nhiệt giúp thư giãn thần kinh, giảm đau, tăng tuân hoàn tại chỗ, đồng thời hơi mước giúp làm ẩm niêm mạc, làm tan đờm, và dịu đau rát rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nồi nước sôi đang bốc hơi, có thể dùng nước nấu sả, bưởi, chanh hoặc cho thêm tinh dầu bạc hà, khuynh điệp để tăng tác dụng.
- Người bệnh hướng mặt há miệng và phía nồi nước, nên chùm một chiếc khăn to qua đầu và bao quanh nồi nước để tập trung hơi nước.
- Xông hơi đến khi nước hết bốc hơi, thực hiện ngày 1 lần vào buổi sáng.
Sử dụng thuốc tây trị đau rát cổ họng
Trong nhiều trường hợp đau rát cổ họng việc sử dụng thuốc tây là cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp đau họng do nhiễm khuẩn. Thuốc tây thường có tác dụng dược tính đặc hiệu, giúp điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh, làm giảm nhanh các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, chính về thế sử dụng thuốc tây đúng cách giúp tiêu diệt ổ nhiễm khuẩn, tránh nhiễm khuẩn lan rộng.
Các loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc kháng sinh: có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, điều trị ổ nhiễm khuẩn và ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn lan ra các cơ quan khác, đặc biệt trong trường hợp viêm họng do nhiễm liên cầu A . Các thuốc kháng sinh thường được chỉ định như: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Clarithromyxin,…
- Thuốc chống viêm: có tác dụng ngăn cản phản ứng viêm, giảm sưng đau, giảm tiết đờm nhầy ở niêm mạc. Các thuốc thường dùng như: Ibuprofen, Alphachymotrypsine, Corticoid,…
☛ Tham khảo thêm: Các loại thuốc trị đau rát họng hiệu quả
Các phương pháp trị dứt điểm bệnh lý mạn tính gây đau họng kéo dài
Các trường hợp đau họng kéo dài, tái diễn thường xuyên thường là triệu chứng của các bệnh lý mạn tính, nếu bạn không điều trị dứt điểm bệnh lý nguyên nhân thì tình trạng đau họng sẽ không thể chấm dứt. Lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám, tìm nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Một số phương pháp điều trị các bệnh lý mạn tính gây viêm họng phổ biến hiện nay:
– Viêm VA mạn tính: bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay là nạo VA đặc biệt trong các trường hợp VA quá phát đã gây biến chứng. Hiện nay các phương pháp nạo VA dưới hướng dẫn của nội soi thường cho kết quả tốt, ít tái phát.
– Viêm amidan mạn tính: có chỉ định cắt amidan, hiện nay phương pháp này cho thấy kết quả tốt sau điều trị. Với các phương pháp cắt amidan hiện nay thường gây ít đau đớn và chảy máu nên bạn không cần quá lo lắng.
– Viêm thanh quản mạn tính: người bệnh cần hạn chế sử dụng giọng nói khi điều trị, các loại thuốc được chỉ định gồm chống viêm như corticoid, men tiêu viêm; kết hợp với điều trị các ổ viêm ở mũi họng, xoang hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản; phẫu thuật được chỉ định khi viêm thanh quản có hạt xơ dây thanh, khối u thanh quản.
– Viêm xoang mạn tính: điều trị bằng cách sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh từ 2 đến 3 tuần, kết hợp dùng các loại thuốc co mạch nhỏ mũi, rửa mũi, corticoid dạng xịt. Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc viêm mũi xoang mạn tính có thoái hóa polyp mũi xoang, các dị hình vách ngăn, dị hình cuốn mũi.
– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc ức chế bơm proton để giảm lượng axit dạ dày tạo ra như Lansoprazole, Pantoprazole, Omeprazole, Esomeprazole.
Làm thế nào để phòng đau rát họng?
Đau họng hoàn toàn có thể ngăn chặn và phòng ngừa nếu bạn lưu ý các vấn đề sau:
- Vệ sinh miệng họng thường xuyên: súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối là cách hiệu quả để làm sạch vùng họng, ngăn chặn nguy cơ đau họng.
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng cổ ngực khi thời tiết lạnh, gió mùa.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống lạnh, đồ ăn cay nóng.
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, giữ cho niêm mạc họng không bị khô.
- Bảo vệ cổ họng hạn chế la hét, nói liên tục, nên giữ cho cổ họng được nghỉ ngơi điều độ.
- Vệ sinh nhà cửa, tránh bụi bẩm nấm mốc.
Xịt họng AFree – giải pháp giúp trị đau họng nhanh chóng
Kết hợp với các phương pháp đã nêu trên,một sản phẩm trị đau rát cổ họng lâu ngày hiệu quả được rất nhiều người tin tưởng đó chính là xịt họng AFree. Sản phẩm là sự kết hợp của Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ chống oxy hóa, sát khuẩn trong đó có virus COVID-19, giúp kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa các loại bệnh đường hô hấp.
Ưu điểm nổi bật của AFree đó là có thiết kế vòi xịt dài, nên có thể xịt nhanh và sâu vào cổ họng giúp giảm đau rát ngay tức thì. Không chỉ vậy, ngay cả khi đường hô hấp của bạn khỏe mạnh bạn cũng có thể sử dụng AFree như một dung dịch vệ sinh miệng họng hàng ngày giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý đường hô hấp.
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.