Đa phần chúng ta đều từng trải qua cảm giác đau rát họng khàn tiếng. Đây là một tình trạng phổ biến liên quan tới hệ hô hấp, có thể là biểu hiện của cảm lạnh, cảm cúm thông thường nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý ác tính. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau rát họng khàn tiếng là gì? Bạn cần làm gì để cải thiện điều đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn có câu trả lời cho những thắc mắc trên.
Mục lục
- 1. Đau rát họng khàn tiếng là hiện tượng gì?
- 2. Nguyên nhân gây đau rát họng khàn tiếng
- 3. Đau rát họng khàn tiếng có nguy hiểm không?
- 4. Cách điều trị và giảm đau rát họng khàn tiếng hiệu quả
- 5. Cách phòng tránh tái phát đau rát họng khàn tiếng
- 6. Xịt họng AFree – Giải pháp cho đau rát họng khàn tiếng
- 7. Khi nào bệnh nhân cần đi khám bác sĩ?
Đau rát họng khàn tiếng là hiện tượng gì?
Đau rát họng khàn tiếng là tình trạng đau rát ở phần cổ họng kèm theo việc khó phát ra âm thanh khi nói. Giọng nói của người bệnh yếu, khàn khàn, cao độ hoặc giọng nói có thể thay đổi. Cảm giác đau rát họng khàn tiếng có thể tăng khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt, khi trò chuyện, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau rát cổ họng là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả
Nguyên nhân gây đau rát họng khàn tiếng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau rát họng khàn tiếng, điển hình như:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng đau rát họng khàn tiếng. Đặc biệt, tình trạng stress kéo dài, ngủ không đủ giấc hay chế độ ăn thiếu chất, ít vận động, …đều là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, gây nên các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cúm thông thường, viêm họng, viêm thanh quản, …
Cảm lạnh
Cảm lạnh thường do các loại virus thuộc chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus gây ra, cơ thể không có miễn dịch với bệnh cảm, tức là người mắc bệnh rồi vẫn có thể mắc lại. Người nhiễm cảm lạnh thường có những triệu chứng tiêu biểu như đau rát họng khàn tiếng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho. Phần lớn các trường hợp thì người bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày và không gây biến chứng.
Cúm
Virus là nguyên nhân gây ra bệnh cúm trong đó virus cúm A và virus cúm B là hai chủng gây bệnh thường gặp nhất. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh vì nhiệt độ thấp giúp virus cúm tồn tại, lây lan dễ dàng hơn. Cúm rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh tuy nhiên triệu chứng của bệnh cúm thường nghiêm trọng và rầm rộ hơn như là: đau rát họng khàn tiếng, đau nhức mình mẩy, đau ở hốc mắt, sốt, liên tục hắt xì, … Thông thường, người bệnh khi mắc cúm có thể khỏi sau 4-7 ngày nhưng cảm giác mệt mỏi có thể vẫn kéo dài.
Viêm họng cấp
Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm ở phía trong cổ họng do vi khuẩn hay virus. Trong đó, viêm họng cấp do virus thường biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức kèm theo ớn lạnh toàn thân. Trường hợp khi viêm họng cấp do vi khuẩn người bệnh gặp các triệu chứng nặng nề hơn như môi khô, sốt cao, viêm tấy hạch vùng cổ, … Ngoài ra, các triệu chứng khác thường gặp ở bệnh viêm họng cấp điển hình như đau rát họng khàn tiếng, ho khan, sốt cao 39-40 độ C, …
Viêm thanh quản
Đau rát họng khàn tiếng là một dấu hiệu điển hình của tình trạng viêm thanh quản. Viêm thanh quản thường khởi phát sau viêm mũi, viêm họng xuất tiết hoặc khi thời tiết thay đổi mà cơ thể không kịp thích nghi. Vậy nên, đối tượng dễ mắc bệnh thường là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém.
Dị ứng
Dị ứng theo mùa hoặc dị ứng với lông thú cưng, nấm mốc, bụi và phấn hoa, cũng có thể gây đau rát họng khàn tiếng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một chứng rối loạn hệ tiêu hóa, trong đó axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Người bệnh ngoài bị đau rát họng khàn tiếng thì có thể tồn tại các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn, …
Các khối u
Các khối u ở cổ họng, lưỡi hoặc thanh quản có thể gây đau rát họng khàn tiếng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng khác đi kèm như khó nuốt, thở ồn ào, cổ có nổi hạch, khạc đờm có máu.
Hít phải các chất độc hại
Các chất khí độc hại như SO2, NO2, CO và các loại bụi, bụi mịn, bụi siêu mịn từ môi trường ô nhiễm rất dễ gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc hô hấp. Sinh sống lâu dài trong bầu không khí như vậy làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các yếu tố bảo vệ hệ hô hấp đều suy yếu đồng thời chức năng miễn dịch có thể bị ảnh hưởng khiến cơ thể khó khăn hơn trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng như: cúm, viêm họng cấp, viêm phổi, …
Các yếu tố rủi ro
Mặc dù ai cũng có thể bị đau rát họng khàn tiếng, nhưng một số yếu tố khiến bạn dễ mắc bệnh hơn, bao gồm:
- Tiếp xúc với khói thuốc lá: ngay cả khi bạn không hút thuốc mà chỉ hít phải khói thuốc thụ động thì khả năng hít phải các chất độc hại thậm chí còn nhiều gấp 3 đến 4 lần so với người trực tiếp hút thuốc lá.
- Tiền sử mắc các bệnh hô hấp mạn tính kéo dài như: viêm xoang, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, …
- Yếu tố nghề nghiệp: người thường xuyên giao tiếp trong một thời gian dài không nghỉ như ca sĩ, giáo viên, nhân viên bán hàng, phát thanh viên… dễ gặp phải tình trạng căng cơ cổ họng quá mức, dẫn đến tăng nguy cơ gặp các vấn đề hô hấp nói chung và họng nói riêng.
- Thay đổi của thời tiết: đặc biệt là khi chuyển sang lạnh hay xuất hiện các hiện tượng bất thường của thời tiết như giông lốc, bão, …
- Thói quen sinh hoạt không tốt: thói quen uống nước và ăn đồ lạnh, la hét quá mức, nói chuyện nhiều trong một thời gian dài hay thường xuyên ăn đồ ăn cay dễ tác động xấu hoặc thậm chí gây tổn thương cổ họng vĩnh viễn.
- Người có bệnh lý tại thanh quản như: hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh…
- Khả năng miễn dịch suy yếu: các nguyên nhân phổ biến làm giảm miễn dịch bao gồm HIV, tiểu đường, điều trị bằng steroid hoặc thuốc hóa trị, căng thẳng, mệt mỏi và chế độ ăn uống thiếu chất.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: 7 nguyên nhân gây đau rát cổ họng. Bạn chớ xem thường!
Đau rát họng khàn tiếng có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau rát họng khàn tiếng thì mức độ nguy hiểm của bệnh cũng khác nhau. Trong những trường hợp, đau rát họng khàn tiếng do nhiễm trùng đường hô hấp hay dị ứng, hít phải các chất gây kích ứng thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau rát họng khàn tiếng kéo dài sẽ gây nhiều khó chịu cho người bệnh như: luôn cảm thấy vướng víu trong cổ họng, hôi miệng, thường xuyên hụt hơi, mệt khi trò chuyện, giao tiếp.
Ngoài ra, tình trạng đau rát họng khàn tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp… Mặc dù các nguyên nhân này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng việc điều trị lại rất khó khăn, phức tạp. Đặc biệt nếu đau rát họng khàn tiếng xuất phát từ bệnh lý ung thư thì khi điều trị bệnh nhân bắt buộc phải tuân theo phác đồ của bác sĩ cùng với các phương pháp can thiệp ngoại khoa như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Cách điều trị và giảm đau rát họng khàn tiếng hiệu quả
Để quá trình điều trị đau rát họng khàn tiếng có hiệu quả tốt nhất thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh là do đâu để từ đó có phương pháp hỗ trợ và điều trị thích hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chứng đau rát họng khàn tiếng bạn mà đang gặp phải, một số phương pháp thích hợp có thể được đề xuất, cụ thể như sau:
Phương pháp giúp giảm nhanh tình trạng đau rát họng khàn tiếng
Khi bị đau rát họng khàn tiếng, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản ngay tại nhà giúp cải thiện tình trạng đồng thời hỗ trợ điều trị:
Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan và làm dịu các mô vùng họng bị viêm, làm giảm lại cảm giác đau rát họng khàn tiếng giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một muỗng cà phê muối pha với khoảng 250ml nước ấm.
- Trong quá trình pha, khuấy đều liên tục để đảm bảo cho muối tan hoàn toàn trong nước thành dung dịch đồng nhất.
- Nhấp một ngụm nước muối và giữ trong miệng khoảng 30s sau đó mới nhổ ra. Có thể làm tương tự như vậy vài lần rồi sau đó mới đến súc họng, ngửa cổ ra sau sao cho nước muối có thể xuống vị trí sâu nhất vùng cổ họng. Súc họng vài lần như thao tác trên với nước muối mới.
- Khi bạn cảm thấy cổ họng dễ chịu hơn trước thì súc miệng với nước sạch để hết vị mặn.
- Thực hiện súc họng bằng nước muối ấm 2-3 lần/ ngày để cải thiện đau rát họng khàn tiếng hiệu quả.
Lưu ý: Bạn cần phải khử trùng những dụng cụ pha nước muối. Nước muối được pha ở tỷ lệ thích hợp, thường xuyên súc họng nồng độ muối quá cao không tăng thêm tính sát khuẩn mà trái lại làm tổn thương niêm mạc họng, bệnh nhân thấy đau rát họng khàn tiếng nặng hơn trước khi sử dụng nước muối.
Uống nhiều nước
Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước niêm mạc đường hô hấp sẽ bị khô, khiến tình trạng đau rát họng khàn tiếng càng trở lên dữ dội hơn. Vậy nên, bệnh nhân cần uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, đảm bảo độ ẩm phù hợp cho niêm mạc họng, làm dịu cảm giác đau rát họng khàn tiếng.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 13 cách giảm rát họng nhanh chóng, không cần dùng thuốc!
Dùng máy giữ ẩm
Thời tiết hanh khô hoặc sử dụng điều hòa liên tục nhiều giờ đều là điều kiện thuận lợi khiến nhiều người gặp tình trạng đau rát họng khàn tiếng, đồng thời niêm mạc họng thiếu độ ẩm cũng sẽ làm tăng cảm giác đau rát. Vậy nên, hít thở không khí có độ ẩm thích hợp là một cách tuy đơn giản nhưng nhanh chóng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể tăng độ ẩm của không khí bằng các loại máy phun sương, máy tạo độ ẩm.
Lưu ý: không để nước đọng trong máy, thay nước sạch hằng ngày và vệ sinh máy theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hạn chế các yếu tố gây kích ứng
Kích ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau rát họng khàn tiếng, đặc biệt là hiện nay khi tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Vậy nên, để khắc phục tình trạng và tăng hiệu quả điều trị bệnh thì bệnh nhân cần giữ môi trường sống thông thoáng, tránh bụi, nấm mốc, phấn hoa và các yếu tố dễ gây dị ứng khác để tránh kích ứng niêm mạc đường hô hấp.
Một số bài thuốc dân gian khắc phục đau rát họng khàn tiếng
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng đau rát họng khàn tiếng vô cùng hiệu quả. Những bài thuốc này thường sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng sát khuẩn chống viêm, an toàn, tác dụng giảm đau rát họng khàn tiếng nhanh chóng.
Bài thuốc từ mật ong
Mật ong có có tính kháng khuẩn, kháng viêm, chữa lành vết thương hiệu quả, làm dịu nhanh chóng cảm giác đau rát họng khàn tiếng. Hơn nữa, mật ong thơm ngọt, dễ ăn với cả người lớn và trẻ em. Người bệnh có thể hòa với nước ấm để uống trực tiếp hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để làm tăng tác dụng hơn. Một số bài thuốc dân gian kết hợp với mật ong được sử dụng rộng rãi như:
Mật ong ngâm gừng
Để cải thiện tình trạng thì ta có thể kết hợp mật ong cùng với gừng, thực hiện như sau:
- Chuẩn bị gừng tươi, rửa sạch rồi thái lát, phơi se mặt
- Cho gừng vào hũ, đổ mật ong cho ngập, lắc nhẹ hũ cho đều.
- Để hũ ở nơi thoáng mát, khô ráo trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng.
Mật ong chưng với quất
Ngoài mật ong ngâm gừng thì quất chưng mật ong cũng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Trong quất có chứa nhiều vitamin C, giúp cơ thể năng cao sức của hệ miễn dịch.
Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Rửa sạch sau đó cắt đôi khoảng 3-4 quả quất
- Quất được trộn đều với 2 – 3 thìa mật ong, sau đó đem chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát hoặc cất trong tủ lạnh
- Sử dụng nước quất chưng mật ong hòa với nước ấm để uống.
Ngoài ra còn có nhiều bài thuốc khác như ngâm mật ong với tỏi, mật ong với chanh đào hay mật ong với giấm táo đều rất nhanh chóng, tiện dụng và hiệu quả.
Bài thuốc với cam thảo
Theo Đông Y, cam thảo có vị ngọt thanh, giải độc, tiêu đờm, kháng khuẩn tốt, làm dịu nhanh các cảm giác khó chịu ở cổ họng.
Cách sử dụng cam thảo rất đơn giản: có thể ngậm trực tiếp các lát cam thảo thái mỏng hoặc uống nước cam thảo để uống hàng ngày nhằm làm dịu đau rát họng khàn tiếng.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 8 cách trị đau họng tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất!
Điều trị đau rát họng khàn tiếng bằng thuốc Tây y
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh cụ thể và tình trạng tiến triển của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị đau rát họng khàn tiếng:
Thuốc kháng sinh: được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị đau rát họng khàn tiếng kéo dài do nhiễm vi khuẩn hoặc dùng điều trị dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định như Cephalexin, Amoxicillin, Cefadroxil, …
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): nhóm thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Một số dược chất phổ biến thường được chỉ định như: diclofenac, ibuprofen, meloxicam.
NSAIDs là nhóm thuốc không kê đơn, bệnh nhân có thể mua tại các quầy thuốc theo sự tư vấn của dược sĩ. Bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến cố bất lợi như xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, bệnh lý tim mạch và gây độc cho thận.
Thuốc chống viêm corticoid: đây là loại thuốc chống viêm rất mạnh chỉ được chỉ định trong những trường hợp có yếu tố viêm hoặc dị ứng nặng. Một số dược chất phổ biến thường được bác sĩ kê đơn như: hydrocortisone, dexamethason, methylprednisolone, …
Tác dụng phụ của thuốc còn tùy thuộc theo liều lượng, thời gian điều trị và dược chất. Khi sử dụng ngắn ngày (7-14 ngày) người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như nóng nảy, kém chú ý, chấm xuất huyết, mụn trứng cá, tăng huyết áp, …
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản: các thuốc giảm sản xuất acid dạ dày không kê đơn như: cimetidin, famotidin, omeprazol, … Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón, đau đầu, khó chịu ở bụng, …
Cách phòng tránh tái phát đau rát họng khàn tiếng
Để hỗ trợ quá trình điều trị giúp người bệnh mau khỏi đồng thời phòng ngừa tái phát đau rát họng khàn tiếng, bạn nên rèn luyện một số thói quen sinh hoạt tốt như:
- Uống đủ nước
- Chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt là bổ sung vitamin C có nhiều trong một số hoa quả như cam, đu đủ có vai trò nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng đúng cách.
- Không hút thuốc lá, tránh những nơi phải tiếp xúc với khói thuốc.
- Tránh nói chuyện, la hét hay hát quá to và quá lâu.
- Luôn giữ cổ họng ấm, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, hanh và khô.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng
- Làm sạch, khử trùng bề mặt hay tiếp xúc
Xịt họng AFree – Giải pháp cho đau rát họng khàn tiếng
Nếu bạn đang thắc mắc liệu có giải pháp nào vừa có tác dụng phòng ngừa đau rát họng khàn tiếng, vừa có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả thì xịt họng AFree chính xác là sản phẩm bạn đang tìm kiếm.
Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ đề tài nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu y khoa Invenmed, Hoa Kỳ và công thức của xịt họng AFree được bảo hộ độc quyền ở Nhật với số hồ sơ 2020-064573. Hiện nay, sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam do tập đoàn dược phẩm Thái Minh sản xuất và phân phối.
Xịt họng AFree là sự kết hợp giữa Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ chống oxy hóa, sát khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa các loại bệnh đường hô hấp:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây bệnh
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu đi các triệu chứng viêm và đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho lâu ngày ở cả trẻ em và người lớn.
Thiết kế dạng xịt của AFree giúp sản phẩm có thể dễ dàng đi sâu đến các vị trí trong tổn thương trong đường hô hấp với liều lượng chính xác đem lại hiệu quả tối đa.
Khi nào bệnh nhân cần đi khám bác sĩ?
Đau rát họng khàn tiếng do một số nguyên nhân như môi trường, thói quen sinh hoạt, cảm lạnh thông thường, cúm, dị ứng … thì bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu người bệnh nghỉ ngơi, áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc Tây.
Ngược lại, đau rát họng khàn tiếng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nặng, ác tính như ung thư tuyến giáp, ung thu thanh quản, … Bạn nên tới cơ sở y tế để kiểm tra nếu đau rát họng khàn tiếng kéo dài kèm theo một trong những triệu chứng sau:
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Khàn giọng xuất hiện khi chảy nước dãi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ
- Thời gian bệnh kéo dài hơn 1 tuần ở trẻ em hoặc 2 -3 tuần ở người lớn
Dựa trên những gì bạn đã mô tả về triệu chứng, thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm hoặc kỹ thuật khác nếu cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị kịp thời và phù hợp nhất.
Lời kết
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.