Bạn đang khổ sở vì phải chịu đựng các cơn đau rát vòm họng trên mà chưa biết giải quyết như thế nào? Liệu đây chỉ là một triệu chứng đơn giản, hay là báo hiệu cho bệnh lý nguy hiểm nào khác? Bài viết sau đây xin cung cấp tới bạn đọc các thông tin cần thiết về đau họng trên, để có cách xử trí phù hợp nếu gặp phải tình trạng này!
Mục lục
- Đau vòm họng trên là gì?
- Nguyên nhân gây đau vòm họng trên
- Các triệu chứng khi bị đau vòm họng trên
- Đau vòm họng trên hay gặp khi nào?
- Đau vòm họng trên có nguy hiểm không?
- Đau vòm họng trên khi nào cần gặp Bác sĩ?
- Phương pháp chẩn đoán khi bị đau vòm họng trên
- Các phương pháp điều trị khi bị đau vòm họng trên
- Các biện pháp phòng ngừa đau vòm họng trên
Đau vòm họng trên là gì?
Đau rát vòm họng trên rất phổ biến, là biểu hiện của việc cổ họng bị tổn thương xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Lúc này, cổ họng thường bị sưng tấy dẫn đến đau rát, khó nuốt.
Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn là dấu hiệu bạn đang gặp phải các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa như viêm họng, viêm xoang…
Để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để xác định đúng nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
☛ Tìm hiểu thêm: Đau rát vòm họng có nguy hiểm không? Cách khắc phục
Nguyên nhân gây đau vòm họng trên
Đau rát vòm họng trên do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc do bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tiếp xúc với không khí độc hại, khói bụi… Nếu đau rát vòm họng trên kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng khác thì rất có thể bạn đã gặp phải một trong những vấn đề sau đây:
Viêm amidan
Viêm amidan là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đau họng trên. Đây là tình trạng amidan – hạch bạch huyết phía sau cổ họng – bị viêm nhiễm. Hầu hết các trường hợp viêm amidan là do virus. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể dẫn tới bệnh lý này.
Khi bị bệnh, bạn sẽ thấy amidan sưng đỏ, kèm theo đau rát họng, khó nuốt và nổi hạch mềm ở hai bên cổ. Phẫu thuật cắt amidan là một thủ thuật thông thường để điều trị bệnh, nếu viêm nhiễm xảy ra thường xuyên, không đáp ứng với phương pháp điều trị khác hoặc gây biến chứng nghiêm trọng.
Viêm họng cấp
Đây là bệnh viêm đường hô hấp có thể gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là trẻ em do sức đề kháng yếu hơn. Viêm họng cấp thường bắt nguồn bởi virus như virus cúm, sởi, số ít trường hợp là do vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp gây viêm họng là liên cầu tan huyết nhóm A Streptococcus.
Đau rát họng là biểu hiện phổ biến nhất khi bị bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như đau hạch góc hàm, ho, sốt, mệt mỏi, chảy nước mũi… Ban đầu, dịch mũi thường trong do nhiễm virus. Sau đó, dịch có thể chuyển sang dạng đặc, màu xanh hoặc vàng – báo hiệu tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.
Viêm xoang
Viêm xoang thường do virus, đôi khi do vi khuẩn hoặc nấm, gây nhiễm trùng, sưng viêm xoang, hốc mũi. Dịch từ các xoang bị nhiễm trùng có thể chảy xuống họng và gây kích ứng bộ phận này. Lúc đầu, bạn có thể chỉ cảm thấy ngứa họng. Sau đó, nếu bệnh kéo dài, tổn thương sẽ trầm trọng hơn, khiến họng trở nên đau rát.
Người bị viêm xoang cũng có một số triệu chứng đặc trưng khác như đau đầu, đau vùng mặt, chảy nước mũi đục, xanh hoặc vàng… Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phế quản cấp tính.
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Đây là tình trạng tuyến nước bọt mang tai bị viêm do virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng một số thuốc… Khi đó, tuyến dẫn nước bọt vào khoang miệng cũng có thể bị viêm theo và gây ra đau họng trên.
Khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai, bạn thường thấy dấu hiệu cổ hoặc mặt bị sưng, miệng có mùi hôi, đau và khó chịu. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể đi kèm như sốt cao, khó thở, khó nuốt…
Trào ngược dạ dày thực quản
Bình thường, khi ăn, cơ vòng thực quản dưới mở ra để thức ăn từ thực quản xuống dạ dày, sau đó tự động đóng kín nhằm ngăn thức ăn và dịch vị đi ngược trở lại. Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu hoặc do quá tải trong dạ dày sẽ khiến dịch vị trào lên thực quản.
Acid dịch vị có thể làm tổn thương thực quản và cổ họng, gây triệu chứng đau rát họng trên. Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt kém khoa học, lạm dụng chất kích thích hoặc do stress kéo dài…
Ung thư vòm họng
Trong một số ít trường hợp, đau họng trên có thể do ung thư vòm họng gây ra. Đây là một bệnh ác tính nguy hiểm và thường chỉ biểu hiện triệu chứng khi bệnh nhân đã vào giai đoạn cuối.
Dấu hiệu của ung thư vòm họng bao gồm: xuất hiện khối u ở cổ, đau đầu, đau họng, nghẹt mũi, giảm thính lực… Trong các bệnh lý nhiễm trùng, triệu chứng thường cải thiện và biến mất trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, đối với ung thư vòm họng, cơn đau sẽ tiếp tục kéo dài dai dẳng, khiến bạn vô cùng khó chịu.
Các triệu chứng khi bị đau vòm họng trên
Triệu chứng của đau họng trên sẽ khác nhau tùy thuộc từng nguyên nhân. Các dấu hiệu và triệu chứng bạn có thể gặp khi bị đau họng trên bao gồm:
- Đau, ngứa hoặc rát cổ họng, vòm họng.
- Đau nặng hơn khi nuốt hoặc nói.
- Khó nuốt, nuốt vướng.
- Cổ họng và amidan bị sưng đỏ.
- Các mảng trắng hoặc mủ hình thành trên amidan.
- Khan tiếng.
Ngoài ra, bạn thường có một số triệu chứng đi kèm khác như: sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, nhức mỏi cơ, buồn nôn hoặc nôn mửa.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tìm hiểu nhanh các triệu chứng đau rát họng thường gặp
Đau vòm họng trên hay gặp khi nào?
Đau họng trên có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến bạn hay mắc triệu chứng này hơn, bao gồm:
- Tuổi: Trẻ em từ 3-15 tuổi là đối tượng dễ bị các yếu tố như vi khuẩn, virus tấn công gây viêm họng, đau họng.
- Dị ứng: Người có cơ địa dị ứng, dị ứng theo mùa hoặc dị ứng liên tục với bụi, lông thú cưng sẽ có khả năng bị đau rát họng cao hơn.
- Tiếp xúc với chất gây kích ứng: Các loại khí đốt, khói thuốc lá hoặc hóa chất tẩy rửa trong nhà có thể khiến cổ họng bị kích ứng và đau rát. Việc hút thuốc thường xuyên còn làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, vòm họng.
- Hệ miễn dịch yếu: Sức đề kháng giảm là cơ hội để các loại vi sinh vật gây bệnh tấn công cơ thể. Nguyên nhân phổ biến làm giảm khả năng miễn dịch bao gồm HIV, tiểu đường, stress, chế độ ăn uống kém…
- Lây nhiễm: Vi khuẩn, virus có thể lây lan trong không khí và gây bệnh cho bạn, nếu bạn tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh.
Đau vòm họng trên có nguy hiểm không?
Tùy vào nguyên nhân và dấu hiệu đi kèm, đau vòm họng trên có thể không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và cản trở sinh hoạt hàng ngày.
Đau họng đa số là do nhiễm các loại virus và có thể khỏi trong vòng 3-10 ngày. Nếu bạn bị đau họng do vi khuẩn, các triệu chứng thường nặng và kéo dài hơn.
Đặc biệt, đau rát vòm họng trên còn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết để loại bỏ lo lắng và mầm bệnh ngay khi mới chớm xuất hiện.
Đau vòm họng trên khi nào cần gặp Bác sĩ?
Bạn cần liên hệ sớm với cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám, nếu gặp phải các dấu hiệu sau đây:
- Đau rát họng nghiêm trọng.
- Khó nuốt, nuốt vướng.
- Khó thở, tức ngực.
- Đau tai.
- Cứng cổ.
- Khạc ra đờm lẫn máu.
- Sốt cao trên 38 độ C.
Phương pháp chẩn đoán khi bị đau vòm họng trên
Để chẩn đoán bệnh, trước tiên, bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng gặp phải như: sốt, mức độ đau họng, ho, đau mỏi cơ… Sau đó, bác sĩ dùng đèn xem xét cổ họng, tai và hốc mũi, để phát hiện dấu hiệu bất thường như sưng, đỏ hoặc mủ, đốm trắng trên họng. Bạn cũng có thể được sờ hai bên cổ xem hạch có bị sưng không.
Thông thường, chỉ cần dựa vào triệu chứng cơ năng và thông tin thêm từ người bệnh, bác sĩ đã có thể xác định được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ về bệnh lý nguy hiểm hoặc triệu chứng phức tạp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất:
Lấy dịch họng
Nhiều trường hợp, đau họng trên gây ra bởi viêm họng do liên cầu. Lúc này, bạn có thể cần được lấy dịch họng đem nuôi cấy, xác định vi khuẩn gây bệnh.
Bác sĩ sẽ dùng gạc hoặc tăm bông vô trùng thoa lên phía sau cổ họng để lấy mẫu dịch hô hấp, gửi đến phòng xét nghiệm. Sau khoảng 1-2 ngày, kết quả nuôi cấy sẽ cho phép kết luận chính xác loại vi khuẩn và giúp đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Xét nghiệm công thức máu
Bạn cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm máu, khi nghi ngờ có nguyên nhân khác gây đau họng. Với viêm họng, lượng bạch cầu đa nhân trung tính thường tăng cao khi có bội nhiễm. Vì vậy, việc xác định công thức máu sẽ giúp kiểm tra xem bạn có đang bị nhiễm trùng không.
Các phương pháp điều trị khi bị đau vòm họng trên
Đau họng trên do khói bụi, nấm mốc… hoặc do nhiễm virus có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp do bệnh lý cần được điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng thêm.
Việc kết hợp các phương pháp điều trị và chăm sóc hợp lý sẽ giúp bạn sớm kiểm soát triệu chứng và lấy lại sức khỏe. Sau đây là một số biện pháp khắc phục đau họng trên mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chính xác các thuốc cần dùng. Sau đây là một số loại thuốc có thể được sử dụng:
– Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen… dùng để giảm đau họng và hạ sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên tham khảo tư vấn của nhân viên y tế để biết liều dùng và khoảng cách dùng thuốc hợp lý, tránh các tác dụng không mong muốn.
– Thuốc kháng sinh: Khi bạn bị đau họng trên do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh (Penicillin, Amoxicillin…). Lưu ý, thuốc kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn, không diệt được virus. Bạn cần dùng thuốc đủ số ngày theo chỉ định (thường 7-10 ngày). Việc dừng thuốc quá sớm có thể khiến các vi khuẩn còn sống sót nhân lên và gây bệnh trở lại.
– Thuốc giảm acid dạ dày: Thuốc giảm acid dạ dày có tác dụng giảm đau họng trên do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bao gồm: thuốc kháng acid (Aluminum hydroxide, Calcium carbonate…), thuốc kháng H2 (Cimetidin, Ranitidin…) hoặc thuốc ức chế bơm Proton (Omeprazol, Lansoprazol…).
– Corticosteroid: Các Corticosteroid (Prednisone, Dexamethasone…) giúp giảm viêm, sưng và đau họng nhanh chóng, nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng để tránh các tác động có hại của thuốc tới cơ thể.
– Thuốc xịt họng: Các thuốc xịt họng chứa chất sát trùng, gây tê như Phenol, hoặc tinh dầu làm mát như bạc hà, khuynh diệp có thể làm dịu cảm giác đau rát họng. Tuy nhiên, nhiều loại xịt họng hiện nay chứa kháng sinh hoặc Corticosteroid, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng và dùng thuốc sai cách.
Các phương pháp giảm đau vòm họng trên tại nhà
Hầu hết các trường hợp đau họng trên chỉ cần điều trị tại nhà. Sau đây là một số biện pháp hỗ trợ giảm đau họng bằng nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể tham khảo và áp dụng khi thấy xuất hiện triệu chứng:
Dùng mật ong
Theo nghiên cứu (1), mật ong có tác dụng chữa lành vết thương hiệu quả, nhờ khả năng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn… Do đó, việc sử dụng mật ong sẽ giúp xoa dịu cơn đau rát họng trên nhanh chóng hơn.
Bạn có thể pha mật ong vào nước ấm, các loại trà hoặc kết hợp với chanh hay gừng để uống. Lưu ý, các bé dưới 2 tuổi không nên sử dụng mật ong, vì có thể chứa bào tử gây ngộ độc cho trẻ.
Dùng nước muối
Việc súc miệng bằng nước muối ấm có tác dụng làm sạch khu vực miệng họng, loại bỏ dịch tiết nhiễm trùng và giảm bớt đau họng. Bạn có thể pha dung dịch nước muối súc miệng bằng cách hòa tan nửa thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm.
Nước muối sẽ làm giảm sưng và giữ cổ họng bạn được sạch sẽ. Người bệnh nên súc miệng thường xuyên, khoảng 3 giờ một lần.
Dùng bạc hà
Bạc hà không chỉ khiến hơi thở thơm mát, mà còn giúp giảm đau họng nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus và hỗ trợ lành vết thương. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà có thể làm loãng chất nhầy hô hấp và giảm ho, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn có thể giã lá bạc hà chắt lấy nước hoặc hãm với trà để uống hàng ngày. Cơn đau rát cổ họng sẽ dần dần biến mất.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Mẹo chữa cổ họng sưng đau rát nhanh chóng và hiệu quả
Dùng tỏi
Các hoạt chất trong tỏi, điển hình là Allicin, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Ngoài ra, tỏi còn giúp tăng cường miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh thông thường.
Để giảm bớt đau họng, bạn có thể ngậm một nhánh tỏi trong miệng khoảng 30 phút, hoặc dùng tỏi tươi chế biến các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều, khoảng 10g tỏi mỗi ngày là tốt nhất để đạt được công dụng trị bệnh.
Clip sau đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin chi tiết hơn về các cách giảm đau họng trên ngay tại nhà:
Các phương pháp khác
Để giảm đau họng nhanh hơn và tăng cường sức khỏe, bạn cũng nên thực hiện đồng thời một số phương pháp khác như sau:
- Nghỉ ngơi: Bạn nên ngủ đủ giấc và để cổ họng được thư giãn. Việc này giúp cơ thể có thời gian hồi phục và giảm bớt mệt mỏi.
- Uống nhiều nước: Người bệnh cần uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày, để làm ẩm miệng họng và ngăn ngừa hiện tượng mất nước.
- Tránh các chất gây kích ứng: Các chất tẩy rửa hoặc thuốc lá thường làm kích ứng cổ họng. Ngoài ra, thuốc lá còn gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, hãy hạn chế hút thuốc để bảo vệ bạn và cả những người xung quanh!
- Làm ẩm không khí: Không khí khô có thể làm nặng thêm tình trạng đau họng. Do đó, bạn nên sử dụng máy phun sương để làm ẩm không khí và nhớ đảm bảo vệ sinh sạch máy, tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
- Ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Người bệnh nên ăn phong phú các loại thức ăn như thịt, cá, trái cây, rau củ… để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể tập các bài tập nhẹ nhàng, giúp nâng cao miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật.
☛ Tham khảo thêm: Đau rát họng nên uống gì và kiêng gì cho nhanh khỏi
Các biện pháp phòng ngừa đau vòm họng trên
Lối sống phù hợp
Để phòng ngừa đau họng trên, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học và thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi tác động có hại từ môi trường xung quanh:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều các loại trái cây, rau củ.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Tránh tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh.
- Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
Giảm và phòng ngừa đau họng trên với xịt họng AFree
Xịt họng AFree là một sản phẩm tiện lợi và hiệu quả, giúp bạn vệ sinh miệng họng một cách sạch sẽ nhất. Việc vệ sinh miệng họng thường xuyên sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp.
Xịt họng được sản xuất theo công nghệ hiện đại, với thành phần kết hợp giữa Kẽm (Zn) và Dimethyl Sulfoxide (DMSO). Sản phẩm là giải pháp hiệu quả cho các vấn đề về đường hô hấp, đem lại nhiều công dụng vượt trội:
- Giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đau rát họng.
- Tác dụng thấy rõ chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
- Giúp phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra.
- Cách sử dụng đơn giản, dùng được cho cả trẻ em trên 3 tuổi.
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên toàn quốc
Hầu hết trường hợp đau họng trên đều không quá nghiêm trọng, nhưng đây cũng có thể là báo hiệu cho những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Do đó, bạn nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị hợp lý nhất. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cho mình các thông tin cần thiết để sớm khắc phục và lấy lại cho bản thân một sức khỏe tốt nhất!