Trong những bệnh đường hô hấp đến từ nguyên nhân vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh sử dụng. Dưới đây là các loại thuốc kháng sinh đường hô hấp cho trẻ em thường được dùng để kiểm soát và giảm nhanh các triệu chứng bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục lục
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ là gì?
Hệ hô hấp của con người gồm mũi, hầu họng, xoang, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Các bộ phận này thực hiện nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài vào cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm rồi đưa đến phổi để trao đổi khí.
Khi tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh, đường hô hấp có thể bị nhiễm trùng ở một hoặc nhiều bộ phận gọi là viêm đường hô hấp. Viêm đường hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, người già và người bị suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh được chia làm viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới, có thể kể đến như:
- Bệnh viêm đường hô hấp trên: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng…
- Bệnh viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…
Các loại kháng sinh đường hô hấp cho trẻ em thường gặp
Trong trường hợp viêm đường hô hấp do vi khuẩn ở trẻ em, các bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh sau đây:
Amoxicilin
Dược lý và cơ chế tác dụng: Amoxicilin là aminopenicilin thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn nhờ khả năng gắn vào một hoặc nhiều protein của vi khuẩn, từ đó ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan là một thành phần quan trọng của thành tế bào. Sau đó, vi khuẩn sẽ tự phân hủy do các enzym tự hủy ở thành tế bào như autolysin và murein hydrolase.
Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm tai giữa
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu, phế cầu, tụ cầu không tiết penicilinase và H. influenzae
- Các bệnh nhiễm khuẩn đường mật, da, đường tiết niệu, viêm dạ dày – ruột…
Liều lượng và cách dùng:
Amoxicilin được dùng đường uống và đường tiêm, tùy theo tình trạng sức khỏe, cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà liều dùng và thời gian sử dụng thuốc khác nhau.
Với trẻ em bị nhiễm vi khuẩn nhạy cảm ở tai, mũi, họng:
- Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: dùng 20mg/kg/ngày cách 8 giờ/lần hoặc 25 mg/kg/ngày cách 12 giờ/lần.
- Nhiễm khuẩn nặng: dùng 40mg/kg/ngày cách 8 giờ/lần hoặc 45 mg/kg/ngày cách 8 giờ/lần.
Chống chỉ định: Không dùng Amoxicilin cho người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào.
Tác dụng không mong muốn (ADR): Phát ban, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.
Penicilin V
Dược lý và cơ chế tác dụng: Penicilin V (hay Phenoxymethylpenicilin) là một kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam. Thuốc có tác dụng tốt trên các cầu khuẩn Gram dương thường gặp như liên cầu tan huyết nhóm beta, các liên cầu viridans và phế cầu. Penicilin V giảm hấp thu khi dùng cùng thức ăn hoặc sau bữa ăn, do đó nên dùng thuốc 30 phút trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Chỉ định:
Điều trị và phòng các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt là Streptococcus, nhưng chỉ dùng trong nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình như:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa
- Nhiễm khuẩn ở miệng và họng
- Phòng và điều trị nhiễm khuẩn da, mô mềm, thấp khớp…
Liều lượng và cách dùng: Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, dùng 25 – 50 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần. Thời gian điều trị thường kéo dài 10 ngày.
Chống chỉ định: Không dùng cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm với penicilin.
Tác dụng không mong muốn (ADR): Tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, nổi mề đay, sốc phản vệ.
Cefuroxim
Dược lý và cơ chế tác dụng: Cefuroxim là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 2. Thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn trong giai đoạn phát triển và phân chia bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào. Tác dụng diệt khuẩn của Cefuroxim phụ thuộc vào thời gian, do đó khi điều trị cần tối ưu hóa khoảng thời gian phơi nhiễm của vi khuẩn với thuốc.
Chỉ định: Cefuroxim được sử dụng đường uống và tiêm.
Thuốc uống có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa do vi khuẩn nhạy cảm gây ra gồm: viêm tai giữa, viêm xoang tái phát, viêm amidan, viêm họng tái phát, viêm phế quản mạn tính hoặc viêm phế quản cấp có bội nhiễm, viêm phổi cộng đồng.
Thuốc tiêm được dùng để điều trị nhiễm khuẩn thể nặng đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da, mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp, tiết niệu – sinh dục…
Liều lượng và cách dùng: Thời gian điều trị trung bình của Cefuroxim thường kéo dài 10 ngày. Liều lượng tùy theo độ tuổi của trẻ và tình trạng bệnh.
Chống chỉ định: Trẻ em có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.
Tác dụng không mong muốn (ADR): Đau rát tại nơi tiêm, ban da dạng sần, tiêu chảy, phản ứng phản vệ.
Azithromycin
Dược lý và cơ chế tác dụng: Azithromycin là kháng sinh nhóm macrolid có tính chất kìm khuẩn. Ở nồng độ cao, thuốc có thể diệt khuẩn một số chủng chọn lọc. Azithromycin ức chế tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách tác dụng vào các cấu trúc dưới phân tử của ribosom 50S.
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới do H. influenzae mức độ nhẹ và vừa gồm: viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm phổi mắc tại cộng đồng vừa và nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các bệnh nhiễm khuẩn da, tình dục, tiết niệu…
Liều lượng và cách dùng: Azithromycin được dùng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch.
- Với trẻ em viêm tai giữa cấp (> hoặc 6 tháng tuổi): ngày thứ nhất dùng 10 mg/kg/lần; tiếp theo từ ngày 2 đến ngày 5 dùng 5 mg/kg/1 lần.
- Với viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A) ở trẻ trên hoặc bằng 2 tuổi: dùng 12 mg/kg/ngày uống 1 liều duy nhất, uống trong 5 ngày.
- Với trẻ viêm phổi mắc tại cộng đồng trên hoặc bằng 6 tháng tuổi: dùng 10 mg/kg (tối đa 500 mg) uống 1 lần vào ngày thứ 1, tiếp theo là 5 mg/kg/lần (tối đa 250 mg/ngày) cho vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5
Chống chỉ định: Không sử dụng cho người bệnh quá mẫn cảm Azithromycin hoặc bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid.
Tác dụng không mong muốn (ADR): Nôn, ỉa chảy, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, phát ban.
Clarithromycin
Dược lý và cơ chế tác dụng: Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn đối với vi khuẩn Gram dương và một số vi khuẩn Gram âm. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn ở liều cao hoặc đối với chủng rất nhạy cảm.
Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm phổi cộng đồng.
Liều lượng và cách dùng: Clarithromycin được dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà thời gian dùng thuốc kéo dài 7 – 14 ngày. Với trẻ em từ sáu tháng tuổi trở nên: Uống 7,5 mg/kg/lần, cách 12 giờ một lần (tối đa 500 mg/lần)
Chống chỉ định: Không dùng cho người dị ứng với macrolid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn (ADR): Buồn nôn, nôn, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, mày đay, đau đầu.
Clindamycin
Dược lý và cơ chế tác dụng: Clindamycin là kháng sinh thuốc nhóm lincosamid được bán tổng hợp. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tùy theo nồng độ thuốc đạt được ở vị trí nhiễm khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn.
Chỉ định: Clindamycin được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm trong những trường hợp gồm: Tai mũi họng do S.pneumoniae kháng penicilin, viêm phế quản phổi. Các nhiễm khuẩn da, sinh dục, nhiễm khuẩn huyết…
Liều lượng và cách dùng: Kháng sinh Clindamycin có thể uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, bôi trực tiếp hoặc đặt âm đạo. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của trẻ, thông thường kéo dài 6 – 10 ngày.
Chống chỉ định: Người bệnh mẫn cảm với Clindamycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Tác dụng không mong muốn (ADR): Rối loạn tiêu hóa, mày đay, ngứa.
Levofloxacin
Dược lý và cơ chế tác dụng: Levofloxacin là kháng sinh tổng hợp phổ rộng thuộc nhóm quinolin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym opoisomerase II (DNA-gyrase) và/hoặc topoisomerase IV là những enzym thiết yếu tham gia xúc tác quá trình sao chép, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.
Chỉ định:
- Viêm xoang cấp
- Đợt cấp viêm phế quản mạn
- Viêm phổi cộng đồng
- Các bệnh nhiễm khuẩn da, đường tiết niệu, đường mật, ruột khác…
Liều lượng và cách dùng: Liều thường dùng của levofloxacin áp dụng cho cả đường uống và đường tĩnh mạch khoảng từ 250 – 500 mg, ngày 1 – 2 lần trong 7 đến 14 ngày tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và tác nhân gây bệnh.
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: dùng 500 mg, 1 lần/ngày trong 7 ngày.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: dùng 500 mg, 1 – 2 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.
- Viêm xoang hàm trên cấp tính: dùng 500 mg, 1 lần/ngày trong 10 – 14 ngày.
Chống chỉ định: Người có tiền sử quá mẫn với levofloxacin hoặc với các quinolon khác.
Tác dụng không mong muốn (ADR): Buồn nôn, đau bụng, táo bón, mất ngủ, đau đầu, ngứa.
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả
Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn
Các bệnh lý đường hô hấp có thể đến từ nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm… Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn. Do vậy, khi trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, các bạn không nên quá vội vàng sử dụng thuốc kháng sinh mà hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám, làm một số xét nghiệm lâm sàng, từ đó xác định chính xác nguyên nhân, loại vi khuẩn mắc phải và có phương án điều trị phù hợp.
Lựa chọn loại kháng sinh phù hợp
Việc lựa chọn kháng sinh phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố như vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, cơ địa của trẻ. Do đó, trẻ em mắc bệnh đường hô hấp cần được thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Phối hợp thuốc kháng sinh hợp lý
Bên cạnh việc sử dụng đơn lẻ các loại thuốc kháng sinh, các bác sĩ có thể phối hợp nhiều loại thuốc để tăng phổ tác dụng, tăng hiệu quả và giảm khả năng kháng thuốc. Việc phối hợp kháng sinh cần có sự cố vấn của dược sĩ lâm sàng hoặc bác sĩ chuyên khoa để tránh tương tác thuốc gây tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc kháng sinh đủ liều, đủ thời gian
Tùy vào tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng mà mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian dùng kháng sinh khác nhau. Thông thường kéo dài 7 – 10 ngày với nhiễm khuẩn nhẹ và kéo dài hơn với nhiễm khuẩn nặng. Trong quá trình sử dụng, các bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc.
Lời khuyên để trẻ em mắc bệnh đường hô hấp nhanh khỏi
Khi trẻ bị các bệnh đường hô hấp, bạn hãy lưu ý một vài điều sau đây để sức khỏe của trẻ nhanh hồi phục:
Về cách sử dụng thuốc kháng sinh
- Không được tự ý ngừng thuốc kháng sinh khi các triệu chứng thuyên giảm vì có thể gây tình trạng kháng kháng sinh.
- Thận trọng với những loại kháng sinh có độc tính cao như: Aminoglycoside, Chloramphenicol, Quinolone… vì có thể gây tác dụng phụ trên gan, thận.
- Trong quá trình điều trị, nếu trẻ có triệu chứng bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Về cách phòng bệnh và chăm sóc trẻ
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để chủ động tăng cường sức đề kháng.
- Giữ ấm cổ khi trẻ ngủ, khi đi ra ngoài, tiếp xúc với không khí lạnh.
- Dọn dẹp nhà cửa để không gian sống luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Cần vệ sinh mũi họng hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm chuyên dụng.
- Thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia từ khi trẻ mới sinh.
- Thường xuyên sát khuẩn, rửa tay cho trẻ bằng xà phòng.
- Luôn trang bị khẩu trang khi cho trẻ ra đường.
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh và tránh để trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh đường hô hấp.
☛ Tham khảo thêm tại: 10 Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em?
Dung dịch xịt họng AFree – Phòng tránh bệnh đường hô hấp
Vệ sinh mũi họng cho trẻ là biện pháp giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh đường hô hấp hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, các bạn hãy tham khảo Dung dịch xịt họng AFree, một sản phẩm của Công ty Dược phẩm Thái Minh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, ngăn chặn và phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp hoặc các bệnh nhiễm trùng máu.
Với thành phần chính là Kẽm (ZnI2) và DMSO (Dimethyl sulfixide) ở dạng bào chế thích hợp, xịt họng AFree mang lại những tác dụng nổi bật như:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus
- Giúp giảm ho, sưng viêm, nhiệt miệng, đau rát họng
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn
Cách sử dụng xịt họng AFree rất đơn giản, bạn chỉ cần xịt 4 – 6 lần vào khu vực miệng, họng, mỗi lần 4 – 5 nhịp. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể xịt tới 15 lần/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha dung dịch thuốc với nước theo tỉ lệ 1:15 rồi dùng dung dịch này cho trẻ súc miệng mỗi ngày 3 lần.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên toàn quốc
Bài viết trên đây là thông tin về các thuốc kháng sinh đường hô hấp cho trẻ em để bạn đọc có thể tham khảo và hiểu rõ hơn. Các loại thuốc này là thuốc kê đơn, do đó các bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh tối đa những tác dụng không mong muốn.