Ngứa mũi đau họng là các triệu chứng phổ biến thường gặp, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của bất kỳ ai mắc phải. Do đó, có rất nhiều người quan tâm đến cách điều trị, phòng tránh tình trạng này. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến ngứa mũi đau họng? Làm thế nào để chấm dứt chúng nhanh chóng? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Ngứa mũi đau họng là gì?
Ngứa mũi đau họng là cảm giác đau rát vùng họng, kích thích, ngứa vùng mũi. Đây là dấu hiệu cảnh báo vùng niêm mạc hô hấp của bạn bị tổn thương do tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có rất nhiều. Ngứa mũi kèm theo đau họng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
- Môi trường chứa nhiều yếu tố dị nguyên như khói bụi, phấn hoa… Các tác nhân này sau khi xâm nhập vào mũi, họng sẽ bám vào niêm mạc
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây còn là biểu hiện của một số bệnh lý hô hấp mà bạn không nên chủ quan.
Một số triệu chứng có thể gặp cùng khi bị ngứa mũi đau họng:
- Ho khan hoặc ho có đờm
- Có cảm giác vướng ở mũi, cổ họng, nặng ở ngực
- Có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy người ớn lạnh
- Sổ mũi, khó thở nhẹ.
Ngứa mũi đau họng cảnh báo bệnh gì?
Triệu chứng ngứa mũi, ho có thể là tín hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể, điển hình là:
Viêm mũi dị ứng
Đây là bệnh lý gây tình trạng ngứa mũi đau họng khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, ngay cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai… Nguyên nhân chính của bệnh là do cơ chế dị ứng theo cơ địa từng người khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông chó mèo,…
Viêm mũi dị ứng kéo dài lâu ngày, không khỏi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như: hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, ho dai dẳng, đau nhức đầu,…
Hen suyễn
Hen là bệnh viêm mạn tính đường thở, làm tăng quá mức hoạt động thở. Cơn hen thường khởi phát khi thời tiết thay đổi hay tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Ban đầu cơn hen có thể chưa rõ ràng với các triệu chứng như ho, ngứa mũi, thở rít. Các triệu chứng xuất hiện rõ và xấu đi khi thời tiết thay đổi, tiếp xúc với yếu tố khởi phát đồng thời xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tức ngực…
Hen suyễn kéo dài làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, ứ dịch.. gây tắc nghẽn đường thở, gây nguy hiểm tính mạng. Do đó khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị hen suyễn, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.
Viêm xoang
Đau họng, ngứa mũi có thể là triệu chứng của bệnh viêm xoang. Bệnh viêm xoang là tình trạng xoang mũi bị viêm, sưng, gây tắc nghẽn lỗ thông xoang. Tình trạng này khiến dịch nhầy ứ đọng tại xoang mũi, hình thành mủ trong xoang.
Viêm xoang gồm viêm xoang cấp tính và mãn tính. Viêm xoang cấp tính xuất hiện trong thời gian ngắn. Trong khi đó, triệu chứng của viêm xoang mãn tính kéo dài hơn, có thể trên 12 tuần. Triệu chứng viêm xoang điển hình như: cảm giác đau nhức vùng mặt, nghẹt mũi, ho, hơi thở có mùi,..
Viêm họng
Họng ở phía sau khoang miệng, nằm trên thực quản và thanh quản. Họng được cấu tạo và chức năng để giữ các chất kích thích như vi khuẩn, virus,… Và đây cũng chính là các tác nhân này có thể dẫn đến viêm họng.
Viêm họng là căn bệnh phổ biến nhất là với trẻ em và thanh thiếu niên. Có nhiều triệu chứng viêm họng có thể kể đến như: sổ mũi, mũi bị kích ứng ngứa, ho nhiều, đau đầu, sốt nhẹ,..
Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh về đường hô hấp do virus gây ra. Cảm lạnh sẽ tác động đến các cơ quan như xoang, mũi hoặc họng đi kèm theo các triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện khoảng 2 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh và có thể tự khỏi sau một tuần. Các triệu chứng gặp nhiều nhất gồm: sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, nhức đầu, sốt,…
Dị vật đường thở
Ngoài ra, một nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa mũi đau họng rất hay gặp đó là do dị vật. Chúng bám vào lớp niêm mạc khiến mũi, họng cảm giác ngứa, vướng víu đồng thời giảm thông khí. Nếu không loại bỏ nhanh chóng dị vật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạnh của người bệnh.
☛ Có thể bạn muốn biết: Bị đau rát họng nguyên nhân do đâu?
Ngứa mũi đau họng kéo dài có nguy hiểm không?
Ngứa mũi đau họng là các triệu chứng hô hấp thông thường và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, như thông tin được chia sẻ ở trên, ngứa mũi đau họng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi tình trạng này kéo dài, không có cách chữa trị sớm thì sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi bị ngứa mũi đau họng, bạn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trên một tuần, bạn nên đến gặp các bác sĩ để thăm khám. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng đi kèm như:
- Khó thở, thở khò khè
- Đau dữ dội, gặp khó khăn khi ăn, nói
- Sốt cao
- Ho có đờm màu vàng, vàng lục hoặc xanh
Cách điều trị ngứa mũi đau họng hiệu quả
Ngứa mũi đau họng không chỉ gây khó chịu mà còn cản trở sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc điều trị phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cuộc sống bình thường hơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hợp lý bạn có thể áp dụng để bệnh chóng khỏi.
Điều trị bằng các bài thuốc dân gian tại nhà
Điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng do thành phần tự nhiên không gây hại đồng thời phương pháp này cũng khá dễ thực hiện. Một số bài thuốc dân gian sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm bạn có thể thử như:
➤ Xông hơi vùng mũi họng:
- Đây là bài thuốc lâu đời giúp giãn mạch, thông thoáng cũng như giảm cảm giác kích thích đường hô hấp.
- Có thể xông hơi bằng nước ấm và tinh dầu tràm, chanh, sả… sẽ tăng hiệu quả điều trị.
➤ Súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý:
- Nước muối sinh lý là sản phẩm đã được đóng sẵn, vô cùng tiện ích và dễ mua, giá cả hợp lý. Thành phần là muối NaCl nồng độ 0,9%, là dung dịch đẳng trương rất an toàn với cơ thể.
- Nước muối sinh lý giúp diệt khuẩn, làm sạch và rửa trôi dịch nhầy, bụi bẩn có trong mũi và họng từ đó giúp đường hô hấp đỡ tổn thương, giảm ngứa và khó chịu.
➤ Uống chanh/quất với mật ong:
- Sử dụng mật ong, chanh là sự kết hợp hoàn hảo trong việc giảm thiểu đau họng.
- Mật ong có chứa các chất kháng khuẩn, bảo vệ cơ thể, trong khi đó chanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin C tăng cường khả năng miễn dịch.
- Mỗi buổi sáng bạn cần hoà tan 1 thìa mật ong với 500ml nước ấm, thêm vài lát chanh tươi sau đó uống, bạn cảm nhận rõ cổ họng mình sẽ dịu lại, không còn cảm giác ngứa rát.
➤ Uống trà gừng:
- Gừng là một gia vị vô cùng quen thuộc với mọi người và có rất nhiều công dụng. Gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
- Dùng gừng tươi đun với nước, sử dụng phần cốt thu được sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng trên rất hiệu quản.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách trị đau họng tại nhà
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thảo dược tại nhà là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị đáng kể. Tuy nhiên khi bạn mắc các bệnh lý hô hấp bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên thì sử dụng thuốc để điều trị là cần thiết. Tùy vào mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau như:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng thì người bệnh được kê kháng sinh để điều trị. Các kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay là amoxicillin, penicillin,…
- Nhóm thuốc kháng viêm: Thuốc được kê để làm giảm bớt các triệu chứng viêm. Bệnh nhân được chỉ định dùng các thuốc kháng viêm như Ibuprofen, Diclophenac, Betamethason,…
- Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Đây là nhóm thuốc điều trị triệu chứng thường được dùng kèm. Hiện nay, các thuốc như Ibuprofen, Paracetamol,.. có công dụng giúp người bệnh hạ thân nhiệt, giảm đau rát họng, tức ngực do khó thở, giảm căng thẳng, mệt mỏi do bệnh gây ra.
- Nhóm thuốc chống dị ứng: Các bác sĩ có thể kê toa thuốc dị ứng hoặc xịt mũi có chứa chất kháng Histamin. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm: Diphenhydramine, Corticosteroid, Cetirizine, Natri Cromolyn,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị đau rát họng hiệu quả
Một số lưu ý khi bị ngứa mũi đau họng
Khi mắc đau họng, ngứa mũi bạn cần chú ý một số việc sau để ngăn ngừa bệnh tiến triển và điều trị hiệu quả hơn:
- Uống nhiều nước tránh niêm mạc bị thiếu nước làm tăng tình trạng ngứa, đau rát.
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động nặng, gắng sức
- Hạn chế xì mũi, ngoáy mũi, khạc đờm quá nhiều khiến niêm mạc bị tổn thương.
- Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh sử dụng các chất kích, có hại cho sức khoẻ.
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh không gian sống, hạn chế các tác nhân gây bệnh hoặc khiến bệnh chuyển nặng.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị đau rát họng nên uống gì?
Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ giảm ngứa mũi đau họng hiệu quả
Việc sử dụng các sản phẩm có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp một cách thường xuyên làm hạn chế đáng kể tình trạng ngứa mũi đau họng. Ngoài các chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm xịt họng AFree. Xịt họng AFree chính là sản phẩm mà bạn cần có trong gia đình. Thiết kế dạng xịt của AFree giúp sản phẩm có thể dễ dàng đi sâu đến các vị trí trong khoang mũi, họng với liều lượng chính xác đem lại hiệu quả tối đa.
Xịt họng AFree của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh sẽ giúp họng của bạn luôn được bảo vệ nhờ hai thành phần chính là ZnI2 và DMSO (Dimethyl sulfoxide). Chỉ với 3 bước đơn giản, dung dịch đã được đưa tới đích tác dụng để bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn.
- Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ, hướng đầu vòi phun sương vào sâu cổ họng, ấn nhẹ từ 2-3 nhịp.
Ngoài ra, sản phẩm xịt họng AFree còn có các tác dụng ưu việt có thể kể đến như:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, ngứa, đau rát họng
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn
Sử dụng sản phẩm xịt họng AFree ngày 4-6 lần, mỗi lần 2-3 nhịp vào họng. Tác dụng đem lại của xịt họng AFree rất nhanh chóng, chỉ trong khoảng 1 đến 2 ngày sử dụng, bạn đã giải quyết được vấn đề về hô hấp. Bên cạnh đó bạn cũng có thể pha dung dịch với nước để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần để phòng ngừa triệu chứng ngứa họng, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng